Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách


6. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánhThành phố Hà Nội.


CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.1. CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

1.1.1. Khái niệm về việc làm

Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc (hay là việc làm, chỗ làm việc).

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 3

Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái niệm việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Trước đây người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làm ổn định. Với những quan niệm đó nên họ cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao động của họ được Nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, theo mức độ sử dụng thời gian, việc làm có hai loại:

+ Việc làm đầy đủ: với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân


và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ.

+ Thiếu việc làm: thiếu việc làm là tình trạng người lao động không sử dụng hết quĩ thời gian lao động của mình, thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu.

Theo Tổ chức Lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau:

-Thiếu việc làm vô hình: là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.

-Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội .

1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. Giải việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội .

Mục đích của giải quyết việc làm là nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Về mặt xã hội giải quyết việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển


kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút ...

Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là các thanh niên, là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi. Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, ổn định và nâng cao đời sống của người lao động. Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập. Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm việc không cao, ỷ lại ngại đi xa các thành phố, thị xã. Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn. Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn giải quyết việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động.

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người.

1.1.3. Đặc điểm cơ bản của chương trình cho vay giải quyết việc làm

Trong tiến trình CNH- HĐH để xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt, chúng ta phải biết huy động mọi nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, tiếp thu nền khoa học kỷ thuật tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, trong đó phát huy nguồn lực lao động dồi dào của đất nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình vay vốn GQVL thông qua NHCS:

- Tạo việc làm mới, tăng thời gian làm việc.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Ổn định xã hội.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

- Phát huy nguồn lực lao động to lớn của đất nước, góp phần phát triển kinh


tế của đất nước.

Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm:

- Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng quân nhân, hộ gia đình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ chức hội đoàn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm.

- Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (gọi chung là cơ sở SXKD), có dự án tạo chổ việc làm mới, thu hút thêm lao động.

Trong các đối tượng trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm được vay

vốn.


Nội dung sử dụng vốn vay:

- Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thủy hải sản; để

mở rộng và nâng cao năng lực SXKD;

- Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây con giống; các chi phí chăm sóc cây trồng, vật nuôi đến khi thu hoạch.

Điều kiện để được vay vốn:

* Đối với hộ gia đình:

- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới

- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận .

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

* Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Phải có dự án vay vốn khả thi phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút lao động vào là việc ổn định;

- Dự án phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận;

- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của


NHCSXH.

Phương thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn

Có hai phương thức cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Tương ứng với hai phương thức cho vay là hai quy trình thủ tục vay vốn.

1.1.4. Quy trình cho vay giải quyết việc làm

a. Đối với Phương thức cho vay ủy thác:

* Hồ sơ cho vay vốn bao gồm:

- Hồ sơ do người vay lập: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

- Hồ sơ do Tổ TK&VV lập:

+ Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH

+ Biên bản họp Tổ để bình xét cho vay

+ Biên bản họp Tổ

* Hồ sơ do NHCSXH nơi cho vay lập: Thông báo kết quả phê duyệt cho

vay


* Hồ sơ do NHCSXH nơi cho vay và người vay cùng lập: Sổ vay vốn


Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay theo phương thức cho vay ủy thác


Hộ vay vốn

(1)

(7)

Tổ TK&VV

(6)

(2)

(3)(5)

NHCSXH

UBND cấp xã

(8)


(4)


Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay, gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay


vốn, người vay phải ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có chữ ký của người vay.

Bước 2: Sau khi Tổ nhận giấy đề nghị vay vốn của người vay, Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, có sự tham gia chỉ đạo tổ chức Hội và sự giám sát của Trưởng thôn; sau khi tổ chức Hội thẩm định, Tổ TK&VV lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, đã được UBND xác nhận.

Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ TK&VV và có nhiệm vụ:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ.

- Trình Giám đốc ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt cho vay.

- Lập thông báo kết quả phê duyệt cho gửi UBND cấp xã và cùng hộ vay lập Sổ vay vốn (đối với hộ vay lần đầu).

Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội cấp xã.

Bước 6: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV và triển khai các công việc có liên quan, cụ thể:

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho người vay biết số tiền được vay và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch xã.

b. Đối với Phương thức cho vay trực tiếp

- Bộ hồ sơ cho vay:

* Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp

- Trường hợp người vay vốn là cá nhân hoặc Hộ gia đình thì Bộ hồ sơ cho


vay chỉ có Hồ sơ vay vốn

- Trường hợp khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thì bộ hồ sơ gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn

+ Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất.

+ Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ và các giấy tờ liên quan (nếu có).

* Hồ sơ do NHCSXH lập: Phiếu thẩm định, tái thẩm định (nếu có)

* Hồ sơ do người vay cùng NHCSXH lập: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn.

Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay theo phương thức cho vay trực tiếp


Người vay vốn

UBND cấp xã

(1)



(5)

(3)

Cơ quan phê duyệt

NHCSXH

(2)


(4)

Bước 1: Người vay lập dự án vay vốn M02 (cơ sở SXKD), giấy đề nghị vay vốn M01a (đối với người lao động) hoặc 01b (hộ gia đình) trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận và các giấy tờ liên quanNHCSXH.

Bước 2: Cán bộ tín dụng được phân công, tiếp nhận hồ sơ, trực tiếp thẩm định dự án và trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) tín dụng kiểm soát, trình Giám đốc

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí