Điều Kiện Thực Hiện Giải Pháp Hoàn Thiện Huy Động Vốn Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

mô tổng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động, phát triển DNNVV. Trong quá trình hoạt động, tùy thuộc đặc điểm và mục tiêu hoạt động SXKD của DN, mỗi DNNVV trên địa bàn Hà Nội có thể đa dạng hóa, lựa chọn và kết hợp đan xen các hình thức huy động vốn nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn để hoạt động, phát triển. Như vậy, các giải pháp hoàn thiện huy động vốn (tăng vốn chủ sở hữu, tăng nợ phải trả) có quan hệ chặt chẽ cùng thực hiện mục tiêu tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV, đồng thời khi DNNVV phát triển (tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… và các chỉ tiêu hiệu quả) sẽ tăng khả năng huy động vốn của DNNVV. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa huy động vốn và phát triển DNNVV nhằm cùng thực hiện mục tiêu huy động vốn để phát triển DNNVV.

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hiện nay, DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố lựa chọn “phát triển DNNVV là khâu đột phá”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội phụ thuộc tốc độ phát triển và đóng góp của các DN, trong đó DNNVV giữ vị trí quan trọng. Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất tác động đến phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Năng lực huy động vốn có vai trò quan trọng giúp mỗi DNNVV nắm bắt được cơ hội đầu tư thuận lợi để mở rộng SXKD, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển. Tuy nhiên hiện nay, nhiều DNNVV trên địa bàn Hà Nội đang thiếu vốn và gặp khó khăn trong huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn do thiếu tài sản thế chấp cũng như chứng minh năng lực và tính minh bạch hoạt động tài chính,.... Trong nền KTTT, các tổ chức cung ứng vốn là các DN tự chủ tài chính hoạt động theo Luật DN và được kiểm soát vĩ mô bởi các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó các tổ chức cung ứng vốn là chủ thể cung ứng dịch vụ (cho vay hoặc cho thuê) còn DNNVV là khách hàng (đi vay hoặc đi thuê). Trên thị trường, quan hệ cung - cầu vốn là cơ sở để xác định giá cả thị trường (hay lãi suất vốn vay) với mỗi


147

nguồn vốn. DN rất cần vay vốn và các tổ chức cung ứng vốn cũng rất cần DN để cho vay, song đối với các “nhà” cung ứng vốn, DNNVV vẫn là khách hàng có rủi ro cao, chưa đủ độ tin cậy khi cho vay. Những năm gần đây, DNNVV đã và đang dần trở thành đối tượng khách hàng quan trọng mà các tổ chức cung ứng vốn hướng tới. Cùng với thay đổi tư duy xác định DNNVV là đối tượng phục vụ của các tổ chức cung ứng vốn, Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đã thực thi nhiều chính sách khuyến khích các nguồn vốn “chảy” nhiều hơn vào DNNVV, giúp DNNVV tăng quy mô vốn để hoạt động và phát triển.

Vậy, nâng cao năng lực huy động vốn không chỉ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội có đủ vốn để phát triển, mà còn giúp các tổ chức cung ứng vốn phát triển ổn định, bởi trong nền KTTT, cung - cầu vốn có mối liên hệ chặt chẽ “cầu quyết định cung”, chỉ khi khách hàng phát triển ổn định, các chủ thể cung ứng dịch vụ mới duy trì được sự tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, các giải pháp huy động vốn để phát triển DNNVV chỉ có tính khả thi khi có các điều kiện thực hiện giải pháp từ các tổ chức cung ứng vốn và Chính phủ, thành phố Hà Nội. Cụ thể:

3.3.1. Đối với các tổ chức cung ứng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.1.1. Đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính.

Đối với các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, vốn huy động từ NHTM, TCTC chiếm trên 40% trong tổng nợ phải trả [Bảng 2.22], có vai trò quan trọng đối với phát triển DNNVV. Để DNNVV trên địa bàn Hà Nội huy động tăng nợ phải trả từ vay NHTM và TCTC, các NHTM và TCTC cần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Thứ nhất, NHTM, TCTC tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hoạt động cho vay đối với DNNVV. Chính sách hoạt động cho vay của NHTM, TCTC gồm: các nguyên tắc, điều kiện đối với hoạt động cho vay nhằm thu hút khách hàng đồng thời đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Chính sách này tuân thủ cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng và chú trọng đến chính sách khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay. Để có chính sách cho vay DNNVV phù hợp, các NHTM,TCTC cần:

- NHTM, TCTC chủ động phân tích, đánh giá mức sinh lời vốn vay của DNNVV để xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cả DN và NHTM, TCTC.

Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 23

Hiện nay, để duy trì hoạt động và phát triển, NHTM, TCTC rất cần DN chứ không chỉ DN cần ngân hàng. Các NHTM, TCTC cần chủ động mở rộng đối tượng khách hàng, hướng tới khách hàng DNNVV vì trên địa bàn Hà Nội, DNNVV hiện chiếm trên 97% tổng số DN đang hoạt động. Để duy trì hoạt động, có lãi và "phòng ngừa rủi ro tín dụng", NHTM, TCTC cần chủ động tiếp cận cho vay DNNVV trên cơ sở nắm chắc thông tin khách hàng về mức sinh lời vốn vay qua các chỉ tiêu tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của cả ngân hàng và DN.

- NHTM, TCTC nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn cho NHNN về lãi suất cho vay với khách hàng DNNVV để phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho cả DN và NHTM, TCTC. Trong nền KTTT, để duy trì hoạt động và phát triển, các NHTM, TCTC cùng cạnh tranh trong tìm kiếm “mở rộng” và “giữ chân” khách hàng nhằm tăng quy mô huy động và cho vay. Bởi vậy, trên cơ sở biên độ lãi suất quy đinh của NHNN, mỗi hệ thống NHTM tùy thuộc năng lực tài chính, chiến lược kinh doanh có thể thực thi chính sách lãi suất ưu đãi riêng nhằm thu hút, mở rộng, “giữ chân” khách hàng để vừa tăng quy mô huy động và cho vay, vừa chia sẻ khó khăn với DNNVV, hỗ trợ DN phát triển gắn bó lâu dài với NHTM, TCTC.

Thứ hai, NHTM, TCTC đẩy mạnh huy động để tăng thêm quy mô vốn.

- Để có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay, các NHTM và TCTC trên địa bàn Hà Nội cần kết hợp nhiều biện pháp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đồng bộ để thu hút các dòng tiền nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng thông qua việc sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt thích ứng với các kỳ hạn gửi, rút tiền, số lượng tiền gửi, đối tượng khách hàng từ đó tạo ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng, hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền vào NHTM, TCTC.

- Để duy trì và tăng quy mô vốn bền vững, NHTM và TCTC tích cực huy động vốn trung và dài hạn, huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời chú trọng điều kiện của NHNN để được tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của IMF, ADB có thời gian ân hạn dài để có đủ nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để thực hiện những biện pháp trên, các chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội có thể kết hợp với nhau trong một số hoạt động chung để tiết giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động như: hợp tác trong các chương trình quảng bá hoạt động, tiện ích của các dịch vụ ngân hàng, lợi ích của khách hàng khi giai dịch gửi tiền hay mua trái phiếu, kỳ phiếu.

Thứ ba, NHTM, TCTC cần đa dạng các hình thức cho vay, nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

- NHTM, TCTC cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV, đồng thời xây dựng chiến lược đối tác kinh doanh rõ ràng với DNNVV.

- Trên cơ sở chiến lược đã hoạch định, ngân hàng đưa ra kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, phân phối các dịch vụ, sản phẩm, phân đoạn thị trường để thu hút ngày càng nhiều khách hàng DNNVV.

- Các NHTM, TCTC xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng DNNVV, thành lập bộ phận tín dụng dành riêng cho DNNVV. Mặt khác, NHTM và TCTC tích cực nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của DNNVV sau khi đã giải ngân gắn với tăng cường quản lý rủi ro, quản lý nợ xấu để vừa giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của DNNVV.

Hiện nay và những năm tới, nhu cầu vay vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội rất lớn và đa dạng (88,1% số DNNVV có nhu cầu vay vốn [phụ lục 2]), nên đa dạng hóa hình thức cho vay là giải pháp có tính khả thi của NHTM, TCTC nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động thực tế của khách hàng DNNVV, như: cho vay theo từng dự án SXKD của DNNVV, cho vay theo chu kỳ sản xuất đối với từng ngành nghề, cho vay đổi mới trang thiết bị công nghệ, cho vay theo dòng tiền…

Thứ tư, NHTM, TCTC trên địa bàn Hà Nội chủ động thiết kế các khoản vay phù hợp với mỗi loại hình DNNVV, phát triển dịch vụ cho vay DNNVV “trọn gói”. Xuất phát từ đặc điểm nội tại của DNNVV trên địa bàn Hà Nội là DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, việc thiết kế và cung cấp các khoản tín dụng phù hợp với từng loại hình DN là một giải pháp hữu hiệu đáp ừng nhu cầu vốn cho phát triển DNNVV trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện giải pháp này, NHTM, TCTC cần:

- NHTM, TCTC có thể cung cấp khoản tín dụng có giá trị nhỏ cố định với quy trình và điều kiện cho vay đơn giản, chuẩn hoá ở mức tối đa cho đối tượng khách hàng DNNVV. Để xác định quy mô của khoản tín dụng nhỏ cố định này, NHTM, TCTC dựa trên cơ sở dữ liệu và số liệu thống kê về cách thức vay, quy mô các khoản tín dụng đã cho vay của DNNVV từ đó đưa ra quyết định về quy mô hạn mức tín dụng, quy trình cho vay đối với DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

- NHTM, TCTC xây dựng và chuẩn hóa quy trình tín dụng. Việc chuẩn hóa các điều kiện và quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả NHTM, TCTC và DNNVV trong tiếp cận các khoản vay đồng thời quảng bá sản phẩm cho vay được dễ dàng, thuận lợi hơn vì các quy trình tín dụng đã đơn giản hoá.

- NHTM, TCTC áp dụng dịch vụ cho vay trọn gói đối với khách hàng DNNVV. Thực hiện hoạt động tín dụng cho vay trọn gói DNNVV sẽ giảm chi phí dịch vụ cho NHTM, TCTC thông qua việc kết hợp các loại hình dịch vụ cụ thể trong hoạt động cho vay DNNVV thành một giải pháp hay dịch vụ “trọn gói”. Với DNNVV trên địa bàn Hà Nội, chi phí cho “cả gói” dịch vụ đi vay sẽ thấp hơn tổng chi phí của từng dịch vụ cộng lại nên tạo thuận lợi cho khách hàng DNNVV trong huy động vốn từ NHTM, TCTC. Dịch vụ cho vay “trọn gói” dành cho DNNVV với chi phí cạnh tranh không chỉ giúp DNNVV tiết kiệm thời gian và chi phí sử dụng vốn vay mà còn giúp NHTM, TCTC giảm chi phí cho vay, đồng thời vừa quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn, vừa hỗ trợ vốn kịp thời cho DNNVV hoạt động và phát triển.

Thứ năm, NHTM, TCTC trên địa bàn Hà Nội tích cực cải tiến thủ tục cho vay khách hàng DNNVV, nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện cho vay DNNVV.

- Trong cơ chế thị trường, các NHTM, TCTC cùng cạnh tranh trong việc tìm kiếm, mở rộng và “giữ chân” khách hàng nhằm duy trì hoạt động và phát triển. Thủ tục cho vay DNNVV của NHTM, TCTC cần theo hướng đơn giản, rõ ràng, phù hợp hơn để thu hút và “giữ chân” khách hàng. Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay khách hàng DNNVV cần rút ngắn, đồng thời đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với đặc thù của đối tượng khách hàng DNNVV.

- Các NHTM, TCTC chủ động và phối hợp với các công ty tư vấn, tổ chức Hiệp hội để thấu hiểu, nắm chắc các thông tin về DNNVV từ đó cung ứng sản phẩm dịch vụ cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn phù hợp với từng DNNVV.

- NHTM, TCTC cần có bộ phận cán bộ chuyên trách cho vay DNNVV để họ có điều kiện am hiểu tính đặc thù của loại hình DNNVV, trên cơ sở đó tư vấn cho NHTM về chính sách tín dụng phù hợp với DNNVV, thực hiện hỗ trợ tư vấn cho DNNVV về các thủ tục vay vốn như: hỗ trợ hợp thức hóa tài sản, công chứng, đăng ký giao dịch TSĐB... Để thủ tục cho vay DNNVV thuận lợi, các NHTM, TCTC áp dụng tính điểm tín dụng khi cấp vốn tín dụng, thành lập Trung tâm thông tin tín dụng nhằm cung cấp thông tin tín dụng của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

- NHTM, TCTC thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng về cho vay DNNVV, về chính sách của Chính phủ, Thành phố đối với DNNVV trong hoạt động vay vốn. Để DNNVV trên địa bàn Hà Nội huy động vốn có hiệu quả nhằm phát triển, NHTM và TCTC có biện pháp giảm các chi phí giao dịch như: thông tin về độ tín nhiệm hay uy tín của khách hàng DNNVV tại “cổng thông tin DN” của Thành phố hay website của DN, hoặc phối hợp với các công ty tư vấn trong liên kết hoạt động cho vay và phân loại uy tín khách hàng DNNVV. Mặt khác, NHTM, TCTC áp dụng chính sách cho vay có tính phân loại về lãi suất, dư nợ, lĩnh vực hoạt động được ưu tiên, trên cơ sở đó phân loại khách hàng DN để xem xét chính xác nhu cầu vốn cần huy động của mỗi DN và giải ngân vốn kịp thời. Thứ sáu, NHTM, TCTC xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới cho vay khách hàng DNNVV. Mở rộng mạng lưới hoạt động để đẩy mạnh huy động vốn và cho vay nhằm tăng cường sức mạnh của NHTM, TCTC. Trong nền KTTT, các “kênh” huy động vốn và cho vay ngày càng đa dạng tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại hình tín dụng. Hiện nay, ngành ngân hàng đang hướng đến phát triển ngân hàng bán lẻ, do vậy mở rộng mạng lưới hoạt động của NHTM, TCTC nhằm tăng “độ phủ” của hệ thống NHTM, TCTC trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi DNNVV. Để mở rộng mạng lưới hoạt động, NHTM, TCTC trên địa bàn Hà Nội cần thiết lập và triển khai hiệu quả các “tổ công tác” ngân hàng lưu động trong huy

động và cho vay, bởi đây là loại hình dịch vụ có khả năng “len lỏi” tới các thị trường “ngách” nên phù hợp với địa bàn Hà Nội, nhất là các huyện ngoại thành.

Thứ bảy, NHTM, TCTC cần xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp với thông tin quảng bá sản phẩm tín dụng. Để đẩy mạnh hoạt động huy động và cho vay trên cơ sở tăng khả năng huy động vốn cho DNNVV, các NHTM, TCTC cần chú trọng xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp với tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bởi, chỉ khi có chiến lược khách hàng phù hợp mới có thể “giữ chân” khách hàng DN truyền thống trở thành “khách hàng ruột” của ngân hàng, từ đó NHTM, TCTC mở rộng tìm kiếm, phát triển khách hàng mới. Thứ tám, Các NHTM, TCTC ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng trong hoạt động cho vay DNNVV. Tính điểm tín dụng cho DNNVV khi sử dụng các dịch vụ tín dụng tại NHTM, TCTC là biện pháp có thể khắc phục trở ngại về TSĐB của DN khi vay, đồng thời tăng cơ hội cho NHTM, TCTC “giữ chân” khách hàng gắn với mở rộng thị trường cho vay đến mỗi DNNVV. Những năm qua, dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng song vẫn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn Hà Nội (năm 2019 tỷ trọng cho vay DNNVV trong tổng dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Hà

Nội là 30,3% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng 10,5%/năm).

Trên thực tế, hoạt động tín dụng của NHTM vẫn coi trọng quan hệ với các khách hàng DN lớn, bởi chi phí quản lý cho mỗi đồng vốn cho vay DN lớn thấp hơn cho vay DNNVV. Trong cho vay, NHTM vẫn sử dụng phương pháp cho vay theo quan hệ truyền thống (áp dụng đối với DNNN và DN lớn) khi xem xét cho vay DNNVV. Khi thẩm định, xét duyệt cho vay, NHTM chủ yếu dựa vào các thông tin tài chính liên quan đến DN để đánh giá triển vọng phát triển cũng như khả năng trả nợ của DN nên không thích hợp với DNNVV, bởi các thông tin đáng tin cậy về DNNVV không sẵn có và các khoản vay nhỏ không tương xứng với chi phí thời gian mà NHTM phải bỏ ra. Hệ thống phân loại khách hàng của NHTM khi xem xét cho vay dựa chủ yếu trên các thước đo tài chính nên không phù hợp với đánh giá DNNVV. Như vậy, các yêu cầu về TSĐB khi vay vốn, hồ sơ về mức độ tin cậy tín

dụng đang là trở ngại gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn lần đầu. Việc NHTM yêu cầu DNNVV phải có kế hoạch kinh doanh khả thi trên thực tế rất khó thực hiện và vượt khả năng của nhiều DNNVV. Mặt khác, NHTM, TCTC yêu cầu DNNVV cung cấp các thông tin tài chính khi tiếp cận nguồn vốn vay… Những điều kiện này đã hạn chế khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Vậy, ứng dụng hệ thống tính điểm tín dụng cho DNNVV là giải pháp quan trọng để tháo gỡ những khó khăn cho DNNVV khi huy động vốn để hoạt động và phát triển.

3.3.1.2. Đối với huy động vốn từ trái phiếu DN và thị trường chứng khoán

Trong nền KTTT hiện đại, các kênh cung ứng vốn cho DNNVV ngày càng đa dạng và hoàn thiện. Để tăng nguồn vốn huy động cho DNNVV trên địa bàn Hà Nội thông qua kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN cần:

- Chính phủ sớm xây dựng thị trường chứng khoán dành riêng cho DNNVV

Ở các nước có nền kinh tế phát triển và Trung quốc đều có TTCK dành riêng cho DNNVV. Ở Việt Nam, theo Luật chứng khoán 2019, vốn điều lệ >30 tỷ đồng DN mới được đăng ký giao dịch UpCom tại HNX và được chào bán cổ phiếu ra công chúng (Quyết định số 634/QĐ-SGDHN ngày 24/9/2019 và Thông tư số 13/2019/TT-BTC), trên thực tế vốn đăng ký bình quân/DNNVV trên địa bàn Hà Nội hiện chỉ đạt trên 10 tỷ đồng/DNNVV khiến số DNNVV đủ điều kiện “lên sàn” rất ít và chỉ các DN vừa mới đủ điều kiện còn DN nhỏ và siêu nhỏ không đủ điều kiện “lên sàn” nên các DN chủ yếu huy động vốn qua sàn cho vay ngang hàng (P2P lending platform).

- Nhanh chóng triển khai, nhân rộng mô hình “nền tảng gọi vốn cộng đồng”

Trước thực trạng huy động vốn qua TTCK không thuận lợi của DNNVV, Chính phủ đã ban hành các chính sách thu hút các DNNVV, đặc biệt DN khởi nghiệp sáng tạo tham gia TTCK, như đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), Công văn số 1128/TTg-ĐMDN ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án 844 về thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn vốn trong và ngoài nước. Bộ Tài chính tiến hành triển khai thí điểm mô hình nền tảng gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) nhằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023