Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 15


tiếp cận với cơ chế thị trường, sản phẩm của họ có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài.

Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành chính, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh cho thấy những năm qua ngành chăn nuôi của tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và đang tạo đà để trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Do đó, cần tiếp tục khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng giống mới để ngành chăn nuôi của tỉnh mang lại hiệu quả cao hơn.

3.3.2.2. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

Tập trung phát triển ngành công nghiệp - xây dựng được xác định là giải pháp cơ bản, lâu dài với định hướng phát triển công nghiệp hài hoà với nông nghiệp. Cụ thể là:

Xác định các ngành mũi nhọn, chuyên sâu để công nghiệp phát triển có chiều sâu, thân thiện với môi trường. Đối với Bắc Ninh, trong thời gian tới, các ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển là ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu chế biến tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm, mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, da giầy.

Phát huy sức mạnh nội lực của tỉnh về điều kiện kinh tế và nguồn lực con người, tập trung cao cho việc hỗ trợ cơ sỏ hạ tầng, nâng cao trình độ kỹ thuật và chuyên môn NNL để thúc đẩy các ngành mũi nhọn phát triển. Các ngành mũi nhọn phải thực sự góp phần vào quá trình đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Các ngành này thực sự phải là trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh trong tiến trình


đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Bắc Ninh cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Qui hoạch, phân bố hợp lí các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phục vụ sơ chế, tinh chế.

Xây dựng và nâng cấp các doanh nghiệp chế biến hiện có, phát triển thêm một số nhà máy mới có công nghệ hiện đại gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Đẩy mạnh quy hoạch và mở rộng các khu vực công nghiệp, các điểm công nghiệp trọng điểm của tỉnh các làng nghề gắn với thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Đối với các làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời như Gốm (Phù Lãng), đúc đồng (Đại Bái), gỗ (Đồng Kỵ), tranh (Đông Hồ),… cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, đồng thời đẩy mạnh sản xuất và mở mang các loại hình du lịch làng nghề truyền thống. Bắc Ninh có lợi thế về điều kiện tự nhiên nên thích hợp phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa đa dạng, hình thành các vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nhằm khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có. Qui hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên toàn tỉnh. Thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 15

Đầu tư phát triển cơ sở chế tạo phục vụ công nghiệp chế biến. Đầu tư để có một ngành cơ khí đủ mạnh đảm bảo chủ động về trang thiết bị cho lắp đặt và sửa chữa phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức các lực lượng cơ khí chế tạo theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên doanh hợp tác với nước ngoài để từng bước chủ động sản xuất từng phần đến chế tạo hoàn chỉnh các dây chuyền thiết bị cho ngành chế biến. Mỗi nhà máy chế biến


phải có xưởng cơ khí để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường xuyên, định kì.

Phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp nhằm phục vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản xuất khẩu. Đây là ngành, lĩnh vực có tác dụng rất thiết thực đối với nền kinh tế, nhất là phục vụ sản xuất và làm hàng xuất khẩu. Sự tác động của nó vào các ngành khác tạo ra sản phẩm có chất lượng hơn, giá trị hơn góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Vai trò của công nghiệp và nông nghiệp gắn bó với nhau thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì vai trò của công nghiệp đối với sản xuất kinh doanh ngày càng phải đạt trình độ cao hơn, công nghệ kỹ thuật phải vươn xa hơn. Công nghiệp ứng dụng hiện nay ngày càng đi vào cuộc sống phục vụ sản xuất kinh doanh đa dạng hơn.

Đẩy nhanh công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp để có sản phẩm có giá trị cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm hàng hóa luôn được người tiêu dùng tự quyền lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, làm thế nào có được sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng người tiêu dùng là mục tiêu vươn tới của các nhà sản xuất. Việc đẩy nhanh công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp để nâng cao chất lượng nông sản của tỉnh đã và đang là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là bước chuyển từ nhận thức phải vươn lên để tự cứu mình, không còn dựa vào bao cấp từ phía Nhà nước. Nước ta là thành viên của WTO, chúng ta không còn toàn quyền ban hành các quy định trái với tinh thần của WTO, cho dù là bảo vệ lợi ích quốc gia. Đây là cơ hội để các thành phần kinh tế vươn lên tự khẳng định mình trên thương


trường, với phương châm bình đẳng, tự tin phát huy thế mạnh của chính mình. Sản phẩm của nông nghiệp của tỉnh muốn tiêu thụ nhanh thì phải coi trọng khâu chế biến, đưa công nghiệp dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp. Để làm tốt được việc này, chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các địa phương trong nước như Hưng Yên, Vĩnh Phúc và nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh…coi trọng khoa học kỹ thuật ứng dụng trong thực tiễn.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ngành xây dựng để nâng cao chất lượng công trình trong thời kỳ hội nhập, trong đó nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp, các ngành. Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng công trình, quản lý và phát triển đô thị; chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, mô hình tổ chức của bộ máy quản lý đô thị ở các cấp và chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở, thị trường bất động sản phát triển.

Nâng cao năng lực và chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc. Hiện nay, Bắc Ninh là một địa bàn có diện tích nhà ở bình quân thuộc hàng cao nhất cả nước (riêng khu vực đô thị, diện tích nhà ở bình quân đạt 22m2/người, trong khi bình quân ở đô thị cả nước là 11,5m2/người). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một nghịch lý là các khu nhà ở hình thành nhưng chủ sở hữu lại thừa nhà ở, còn phần lớn người lao động thu nhập thấp lại không thể mua nhà. Do đó việc đầu tư thương mại sẽ rất khó khăn thu hút nhà đầu tư mặc dù nhà nước có chính sách ưu đãi. Việc phát triển nhà ở xã hội còn thiếu chính sách về cơ chế đầu tư. Mặt khác, trong công tác quản lý và phát triển nhà ở còn bộc lộ một số tồn tại.

Do đó, các công trình xây dựng và phát triển của Bắc Ninh phải dựa trên cơ sở quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành. Các đồ án quy hoạch khi đó được phê duyệt cần phải được công khai cho nhân dân biết và thực hiện, tạo cơ sở pháp lý để kêu


gọi đầu tư và làm tiền đề cho cho công tác quản lý và phát triển nhà ở. Mục tiêu của Bắc Ninh là phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn hài hoà với phát triển công nghiệp. Để có sự ổn định về không gian, tập quán canh tác và về nghề nghiệp, định hướng từ năm 2010 trở đi, Bắc Ninh sẽ giữ vững diện tích sản xuất nông nghiệp 45.000 ha, chỉ dành 8.000 ha để phát triển công nghiệp. Điều này đặt ra vấn đề Bắc Ninh phải thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.3.2.3. Các giải pháp phát triển ngành dịch vụ

Tăng cường hoạt động của hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh của tỉnh.

Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh, tốc độ phát triển của ngành dịch vụ có chiều hướng giảm đi vào những năm gần đây, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm và thay vào đó là sự tăng lên của tỷ trọng ngành công nghiệp. Tuy nhiên, với trình độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, hệ thống dịch vụ cần phải được quan tâm phát triển, vì sự phát triển của nó có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn tới, cần ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ đào tạo và dạy nghề

- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn kinh doanh

- Dịch vụ khoa học - công nghệ và tư vấn chuyển giao công nghệ

- Dịch vụ thương mại

- Dịch vụ bảo hiểm

- Dịch vụ du lịch

- Dịch vụ tài chính ngân hàng


Phát triển dịch vụ đào tạo và dạy nghề bằng cách khuyến khích, đầu tư và hỗ trợ xây dựng các trung tâm đào tạo và dạy nghề. Ưu tiên vay vốn để mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của các trung tâm này. Qua đó, nguồn nhân lực của tỉnh sẽ có cơ hội nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình dịch vụ có nhiều ngành lĩnh vực khác nhau nhưng loại hình dịch vụ thương mại có vị trí rất quan trọng. Dịch vụ thương mại đã và đang đóng góp lớn vào tỷ trọng của ngành dịch vụ vào GDP của Bắc Ninh. Để tiếp tục phát triển, trong những năm tới các dịch vụ thương mại của tỉnh phải quán triệt các hệ thống quan điểm:

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hoá để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền thương mại.

- Phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường theo ngành hàng: vật tư, nông sản thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng.

- Phát triển hài hòa giữa các địa bàn thị trường thành thị và nông thôn tạo ra sự cân đối và đạt hiệu quả cao.

Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch để phát huy lợi thế của tỉnh, tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Cần xác định loại hình dịch vụ du lịch là một ngành công nghiệp không khói nhưng nguồn thu lại rất lớn. Phát huy lợi thế là tỉnh có tiềm năng lớn về ngành du lịch, Bắc Ninh cần phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách nhằm tạo nguồn thu cho tỉnh. Ngành du lịch của tỉnh cần phải chú trọng về chất lượng nhiều hơn. Từ các dịch vụ đưa đón khách


bằng các phương tiện tiện ích để tránh mất nhiều thời gian, đến việc hướng dẫn khách, thông tin cho khách, giới thiệu điểm du lịch đòi hỏi có đội ngũ nhân viên có trình độ ngoại ngữ thành thạo, giao tiếp nhiệt tình, khéo tiếp khách qua các mời chào. Ngoài ra, các điểm du lịch nên có những hàng lưu niệm mang tính độc đáo riêng để du khách có cảm tình gây dấu ấn cho chuyến đi du lịch.

Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng để tạo nguồn thu ngoại tệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn và đa dạng hoá các hình thức thanh toán. Quá trình phát triển của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của các dịch vụ tài chính ngân hàng. Các loại hình dịch vụ cung cấp vốn, thanh toán luôn là vấn để rất nhạy cảm cần được coi trọng đúng mức và vận dụng các bước đi cho phù hợp với bước phát triển của từng thời kỳ. Thực tế sau khi Việt Nam vào WTO và qua Hội nghị APEC năm 2006 với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng” sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, dịch vụ tài chính ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu. Đây cũng là cơ hội để ngành tài chính, ngân hàng vươn lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Đồng thời, sự phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh.

Phát triển các hình thức dịch vụ bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nông nghiệp. Đây là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nông nghiệp, có đối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu, nhà xưởng. Đồng thời, nó cũng là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm giới hạn trong các rủi ro gắn liền với cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, các


nhà bảo hiểm không mặn mà tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp do lĩnh vực này hoạt động phức tạp, rủi ro cao và khả năng sinh lợi thấp. Khi người nông dân không tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nếu có thiên tai, dịch bệnh xảy ra thì họ phải đơn phương độc mã chống chọi với những khó khăn ấy. Vì vậy đối với tỉnh Bắc Ninh, việc phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp là rất cần thiết. Các ngành, các cấp liên quan nên nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp, giúp người dân và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn. Cần nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của bản hiểm nông nghiệp. Chẳng hạn như, khi người dân không trả được nợ do rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, công ty bảo hiểm sẽ bồi hoàn cho ngân hàng số tiền mà họ đã vay. Do đó, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp nông dân vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn để mở rộng sản xuất, thoát khỏi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, nâng cao mức thu nhập.

Trong quá trình đổi mới và thực hiện CNH - HĐH, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải theo định hướng phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một bộ phận cấu thành không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Vì thế, các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có khả thi hay không còn cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề môi trường. Tránh tình trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên.

Kết luận chương 3

Bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh. Trong bối cảnh đó, các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra nhằm định hướng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong những năm tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022