Hiện Trạng Các Nhà Hàng Tại Các Đô Thị Trung Tâm Của Các Địa Phương Dọc Theo Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội Giai Đoạn 2010 – 2016


Năm

2010

2015

2016

Tốc độ tăng BQ 2010­2016

(%)

1. Tổng số khách sạn, nhà nghỉ

853

1.276

1.924

12,5

Khách sạn, KS

62

146

212

19,2

+ Riêng khách sạn từ 4 sao trở lên

5

14

19

21

Nhà nghỉ, NN

786

1116

1693

11,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 18

Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu thống kê [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]

Nhìn tổng thể

hệ thống khách sạn

ở các tỉnh trên tuyến hành lang còn

thiếu về số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn. Số ngày lưu trú của khách còn thấp (trung bình khoảng 2 ngày 1 đêm), chưa có phòng chuyên biệt cho các đối tượng khách khác nhau, ví dụ: người theo đạo Hồi, ở TP. Lạng Sơn, TP. Bắc Giang, TP. Bắc Ninh chưa có những khách sạn cao cấp (4­5 sao), gây khó khăn trong việc ăn, nghỉ của du khách.

Theo kết quả điều tra 80 cơ sở lưu trú đều cho rằng khi liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT, số khách lưu trú sẽ tăng khoảng 10%, mối liên hệ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị du lịch sẽ mật thiết hơn, 86,7% đối tượng điều tra cho rằng, hiệu quả phát triển du lịch sẽ cao hơn.

3.2.4.2. Nhà hàng

Số nhà hàng trên lãnh thổ nghiên cứu tăng đáng kể từ 2010 đến 2016, khả năng phục vụ của các nhà hàng tăng cao do được xây mới, tu bổ và sửa chữa. Một vấn đề cần đề cập tới là trong địa bàn lãnh thổ nghiên cứu chưa có nhà hàng chuyên môn hóa, chuyên phục vụ những du khách theo tôn giáo, đội ngũ nhân viên phục vụ chất lượng chưa cao, khả năng phục vụ số lượng khách đông trong 1 thời điểm còn hạn chế.

Theo kết quả điều tra, 90 nhà hàng được điều tra thì 95,2% cho rằng khi phát triển theo chuỗi giá trị du lịch thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nói riêng và du lịch trên tuyến hành lang nói chung.


Bảng 3.18: Hiện trạng các nhà hàng tại các đô thị trung tâm của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016

Đơn vị tính: Cơ sở


Lĩnh vực

2010

2015

2016

Tốc độ tăng BQ 2011­

2016(%)

1. Tổng số nhà hàng

148

241

337

14,7

Nhà hàng thuộc khách sạn, nhà

nghỉ, (NHKS)

82

159

234

19,1

+ Số người có thể phục vụ

(người)

4.780

6.860

8.765

10,6

Nhà hàng riêng lẻ, (NH)

66

82

103

7,7

+ Số người có thể phục vụ

(người)

4.540

7.680

7.980

9,9

Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu thống kê [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]

3.2.5. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội còn hạn chế. Theo các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý ở các địa phương, nhìn chung vốn đầu tư dành cho phát triển du lịch còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và chưa đủ để phát huy giá trị to lớn của tài nguyên du lịch.

Tổng vốn đầu tư cho phát triển du lịch tăng không đáng kể từ giai đoạn 2011 ­ 2013 đến giai đoạn 2014 ­ 2016 (bảng 3.19).

Bảng 3.19: Tổng hợp đầu tư phát triển du lịch trên các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

(Giá 2010)


Lĩnh vực đầu tư

2011­2013

2014­2016

Tổng đầu tư (tỷ đồng)

3.537.350

2.263.055

Vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch

84.896

56.576

Tỷ trọng so tổng đầu tư xã hội (%)

2,4

2,5


1. Đầu tư nâng cấp các di tích phục vụ du lịch

30.987

20.877

% so tổng số

36,5

36,9

2. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật du

lịch

50.284

33.210

% so tổng số

59,2

58,7

3. Đầu tư phát triển nhân lực

3625

2.489

% so tổng số

4,3

4,4

Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu thống kê [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]

Thực tế, đã có rất nhiều dự

án đầu tư

cho phát triển du lịch tại 4 địa

phương trên tuyến HLKT, vấn đề cần có sự liên kết trên toàn tuyến HLKT để các dự án có sự gắn kết, khai thác hết các thế mạnh, các tiềm năng phát triển du lịch trên toàn tuyến, giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, so với tổng số vốn đầu tư cho toàn xã hội thì vốn đầu tư cho du lịch còn ít, chiếm tỉ trọng nhỏ (2,4%). Chia ra các hạng mục đầu tư, nhiều nhất đầu tư vào các công trình hạ tầng kĩ thuật du lịch (59%). Theo kết quả điều tra, hầu hết các chuyên gia cho rằng, muốn phát triển tốt du lịch trên tuyến HLKT, thì một trong những biện pháp quan trọng là đầu tư cho phát triển du lịch.

3.2.6. Phân tích lợi thế Lạng Sơn ­ Hà Nội

và hạn chế

khi phát triển

du lịch theo tuyến HLKT

Tác giả luận án đã sử dụng mô hình SWOT, kết quả phân tích theo mô hình SWOT cho thấy điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế đối với việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội. Trên cơ sở đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định, định hướng phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.

Bảng 3.20: Phân tích theo mô hình SWOT để thực hiện phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

S: Các điểm mạnh:

W: Các điểm yếu:

+ Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu

+ Hệ thống đường kết nối tuyến trục

phát triển kinh tế, giao thương với

Lạng Sơn – Hà Nội chưa phát triển đủ

Trung Quốc và các tỉnh thuộc vùng du

mức (chủ yếu kết nối qua tuyến trục

lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên



hải Đông Bắc nói riêng và các tỉnh

quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Hà Nội ­

trong cả nước nói chung.

Lạng Sơn), các tuyến kết nối nhánh

+ Tuyến giao thông Lạng Sơn ­ Hà Nội

chưa nhiều.

có độ dài khoảng 180 km, dựa trên cơ sở

+ Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch còn

tồn tại tuyến trục giao thông huyết

thiếu đồng bộ, chưa chuyên nghiệp khi

mạch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn,

liên kết phát triển du lịch theo tuyến

Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội nằm dọc quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội

­ Lạng Sơn, có tiềm năng lớn về phát triển thương mại và du lịch.

+ Quy mô dân số tương đối lớn (khoảng 18 triệu người trực tiếp liên quan đến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội).

HLKT.

+ Thu nhập bình quân đầu người còn hạn chế (chỉ khoảng 1950 USD/người/năm, bằng khoảng 80% mức trung bình của cả nước), có sự chênh lệch giữa 4 địa phương.

+ Thiếu nguồn nhân lực có chất lượng


cao.


+ Thiếu thông tin (khách hàng, thị


hiếu).


+ Các chủ thể liên kết với nhau chưa


chặt chẽ, thiếu tính bền vững.

O: Những cơ hội

T: Những thách thức/nguy cơ

+ Thị trường khách trong nước và quốc tế

+ Nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao

phát triển liên tục trong những năm gần

của khách du lịch.

đây.

+ Chưa có phương thức phát triển cụ

+ Điểm đầu (Lạng Sơn) và điểm cuối

thể đối với các sản phẩm du lịch đặc

(Hà Nội) rất giàu tiềm năng du lịch (tài

thù của các địa phương dọc tuyến

nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất

HLKT.

phong phú và nổi tiếng) và kinh tế đã

+ Chưa có quy hoạch phát triển du lịch

có sự phát triển khá hơn nơi khác.

theo tuyến HLKT và theo chuỗi giá trị

+ Đã xuất hiện sự phối hợp liên kết

du lịch, chưa có sự liên kết chặt chẽ

phát triển du lịch giữa các địa phương

giữa các điểm du lịch để tạo nên những

trên tuyến HLKT.

sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

+ Du lịch được xác định là ngành kinh

+ Chưa có thương hiệu cho điểm đến

tế mũi nhọn.

và cho sản phẩm du lịch.


Nguồn: Kết quả do tác giả phân tích theo mô hình SWOT

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch theo tuyến HLKT của lãnh thổ nghiên cứu

3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

­ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn

­Hà Nội chưa hiện hữu một cách thỏa đáng, việc liên kết còn yếu, chưa tạo ra tiền đề để

thúc đẩy sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế nên lợi nhuận mang lại chưa cao, chi tiêu bình quân trên lượt khách còn thấp, đội ngũ doanh nghiệp du lịch vừa thiếu vừa yếu, khung khổ pháp luật cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT chưa có…

­ Nhận thức và sự quan tâm của nhiều cấp uỷ chính quyền và nhân dân về phát triển du lịch có lúc, có nơi còn hạn chế do đó công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chủ trương phát triển du lịch của tỉnh chưa thường xuyên, liên tục và không được chú trọng.

­ Công tác quy hoạch, lập dự án và đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng các Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố không cùng thời điểm đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, khai thác tiềm năng du lịch và phát triển sản phẩm du lịch của địa phương...

­ Lĩnh vực thu hút đầu tư chưa được chú trọng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực du lịch còn ít, sự đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm nên các sản phẩm du lịch, điểm, tuyến du lịch chưa hình thành, thiếu sức thu hút. Công tác xã hội hoá trong đầu tư phát triển du lịch chưa mạnh, hiệu quả thấp.

­ Chưa gắn kết giữa tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh, bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch.


­ Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đủ tầm vươn ra thị trường trong nước và quốc tế; kinh phí đầu tư cho quảng bá, xúc tiến còn ít; nội dung tuyên truyền quảng bá chưa phong phú nên không thu hút được các nhà đầu tư cũng như sự quan tâm của du khách.

­ Việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch chưa được chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ nên nhận thức về vai trò của du lịch còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.

­ Sự phối kết hợp, điều phối giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý và khai thác tiềm năng du lịch chưa được thường xuyên.

­ Chưa khai thác, phát huy được thế mạnh về du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng du lịch còn hạn chế; chưa có sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch lưu trú lại.

­ Tiến độ quy hoạch và phê duyệt quy hoạch chậm, phần lớn các huyện chưa xây dựng quy hoạch tổng thể cho việc phát triển các khu, điểm du lịch. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh và cấp huyện còn thiếu và hạn chế.

­ Hạ tầng các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư đồng bộ. Việc đầu tư, tôn tạo di tích xuống cấp còn hạn chế. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch còn chậm, kết cấu hạ tầng đô thị còn chưa đồng bộ, dự án đầu

tư du lịch chậm triển khai thực hiện như

việc lập quy hoạch hồ

Cấm Sơn,

Khuôn Thần (Lục Ngạn) chưa thực hiện.

­ Chưa ban hành được cơ chế, chính sách thu hút đầu tư về du lịch. Việc thu hút đầu tư và đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch hạn chế; công tác quản lý các khu, điểm du lịch đang đầu tư chưa hiệu quả; tại hầu hết các khu, điểm du lịch công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, chưa có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, chưa có chế tài xử lý những cá nhân vi phạm làm ô nhiễm môi trường du lịch, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tuyên truyền, vận động.


­ Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn nhiều bất cập. Thiếu nguồn nhân lực du lịch nói chung, đặc biệt là lao động du lịch lành nghề; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu, chưa sử dụng ngay được do thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ; đặc biệt đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong bối cảnh Việt Nam và Hà Nội hội nhập sâu rộng khi tham gia AEC, TPP, tiến tới là các hiệp định thương mại khác (với Hàn Quốc, EU, liên minh thuế quan Nga ­ Belarus­ Kazakhstan...). Tham gia APEC, chứng chỉ lao động lành nghề của lao động trong ngành du lịch tại các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia... được thừa nhận bởi các nước thành viên, nên sẽ cạnh tranh ngay trong thị trường Việt Nam, bất lợi nếu lao động Việt Nam không được đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

­ Vai trò của Hiệp hội Du lịch của các địa phương thuộc lãnh thổ nghiên

cứu

trong việc hỗ trợ, hậu thuẫn, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp về xúc tiến, quảng bá, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch còn hạn chế.

3.3.2. Nguyên nhân khách quan

­ Tình hình thế giới phức tạp có tác động tiêu cực đến du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Thủ đô như biến động về kinh tế, tài chính thế giới, các sự kiện chính trị, khủng bố, dịch bệnh, môi trường, quốc phòng... ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch ở các thị trường nguồn.

­ Hệ thống tài nguyên du lịch chưa được khai thác, phát huy hiệu quả, một số tài nguyên du lịch đang bị xuống cấp; cơ sở hạ tầng tiếp cận các điểm tài nguyên còn yếu ảnh hưởng đến khả năng khai thác phục vụ du lịch; nhận thức về quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch chưa nhất quán, thiếu sự phối hợp có hiệu quả giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hoạt động du lịch trong quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.

­ Mức phát triển của du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế;


hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, thiếu cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực du lịch. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch bất cân đối, chủ yếu tập trung ở dịch vụ lưu trú cho thấy các địa phương còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, những loại hình hoạt động du lịch mới phát triển theo chuỗi sự kiện đồng bộ, các dịch vụ hỗ trợ du lịch để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch, còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch.

­ Về phía doanh nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh còn yếu, khả năng về tài chính, quản lý điều hành và dự báo thị trường, chiến lược đầu tư còn nhiều hạn chế.

­ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, thiếu về số lượng, chất lượng chưa đều; có sự chệnh lệch giữa các địa phương (trung tâm du lịch Hà Nội có chất lượng tương đối cao hơn trung tâm du lịch Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang), đặc biệt rất thiếu các cơ sở lưu trú có chất lượng cao (hạng 4­5 sao) chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Sự suy giảm trong thu hút đầu tư du lịch trong giai đoạn kinh tế chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng là khó khăn không nhỏ đối với những điểm đến.

­ Hệ thống hạ tầng du lịch, hạ tầng đô thị hỗ trợ hoạt động du lịch còn yếu và thiếu: thiếu phương tiện vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, tiện nghi dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch; hệ thống giao thông công cộng đô thị yếu về tiện nghi, hình thức tổ chức mạng lưới chưa thuận tiện cho khách du lịch tiếp cận các điểm tham quan du lịch.

­ Công tác marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí