Tổng Hợp Doanh Thu Du Lịch Của Địa Bàn Nghiên Cứu Và Theo Dọc Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội


+ Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế là 92,0USD/ngày và khách nội địa ước đạt 49,5USD.

+ Đa phần khách du lịch ưa thích các điểm đến du lịch trên tuyến hành lang (đặc biệt là Hà Nội, các địa phương khác trên tuyến họ chủ yếu đi vào mùa lễ hội), đa số họ hài lòng với các dịch vụ trong chuyến đi du lịch, tuy nhiên họ đánh giá công tác tổ chức tại các điểm du lịch không tốt (61,1%) và họ thể hiện không thích sự lặp lại và nhàm chán trong các tour du lịch, họ mong muốn trải nghiệm những sản phẩm du lịch mới, khác lạ, các dịch vụ tốt hơn, đội ngũ nhân viên du lịch chất lượng… ví dụ những sản phẩm du lịch mới như: du lịch đêm Hà Nội, cảm xúc Hà Nội, du lịch miền quan họ, du lịch vùng biên…

+ Khách du lịch quốc tế đến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội, chủ yếu họ đến trung tâm đô thị ­ du lịch Hà Nội với nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, lịch sử; lễ hội, du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề. Khách du lịch đến Hà Nội và các vùng phụ cận thông qua Hà Nội theo các mục đích trên chiếm trên

75% tổng số khách.

Khách du lịch

theo mục đích thương mại chiếm gần 25%

tổng số khách. 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore.

+ Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với từ

khắp các

tỉnh thành của cả

nước với nhiều mục đích khác nhau. Nguồn khách nội địa đến Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, mục đích là tham quan lễ hội và du lịch tín ngưỡng, làng nghề còn du lịch sinh thái chưa đáng kể. Khách du lịch đến Lạng Sơn (cả khách quốc tế và khách nội địa) đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống,

mua sắm; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, dao

động từ 18,7%, tiếp đến là doanh thu từ việc phục vụ lưu trú.

+ Số khách du lịch từ tỉnh này phát sinh nhu cầu sang địa phương khác khi chưa liên kết theo tuyến HLKT khoảng 15­20% (tức là trong 100 khách du lịch sẽ có 15 – 20 khách phát sinh nhu cầu đi sang địa phương khác); nhu cầu này sẽ tăng


lên 45 – 60% khi các địa phương có sự liên kết phát triển du lịch theo tuyến

HLKT (tức là 100 khách du lịch sẽ có 45 – 60 khách phát sinh nhu cầu đi sang địa phương khác).

Khi được hỏi, các địa phương có nên liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT hay không? Đa phần du khách trả lời là “có” (91,6%), vì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và nên mở rộng liên kết ra các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình,…

Hiện nay, thực tế tour du lịch kết nối Lạng Sơn – Hà Nội chưa được du khách biết đến và lựa chọn nhiều, khi được hỏi du khách có mong muốn quay lại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang du lịch lần thứ 2 không thì nhiều du khách (cả trong nước và quốc tế) còn do dự.

Căn cứ vào kết quả này, tác giả luận án nhận thấy, các sản phẩm du lịch trên tuyến chưa có sự đổi mới, đa dạng hóa để thu hút đa dạng đối tượng khách du lịch, giữ chân khách lâu hơn, chi trả cao hơn cho các dịch vụ du lịch… Đặc biệt, các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn để du khách muốn quay trở lại du lịch vào những lần tiếp theo và họ quảng bá cho bạn bè, người thân đến với

trung tâm đô thị

­ du lịch

Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.

Các địa

phương chưa có sự liên kết chặt chẽ để xây dựng các tuyến du lịch, tour du lịch mới (trên cơ sở phát triển liên kết trong chuỗi giá trị du lịch) độc đáo, không trùng lặp, phát huy tối đa lợi thế so sánh của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn

– Hà Nội.

3.2.2. Doanh thu du lịch

Các cơ quan thống kê mới chỉ có con số về doanh thu trực tiếp của hoạt động du lịch như hoạt động dịch vụ lữ hành, ăn nghỉ ở khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ chưa có số liệu về doanh thu của các hoạt động liên quan khác như doanh thu của dịch vụ mua bán hàng hóa, quà lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn

uống ngoài khách sạn... Vì thế, các con số phân tích ở

doanh thu của một số khâu (lữ hành, ăn nghỉ).

dưới chỉ là số liệu về


Bảng 3.14: Tổng hợp doanh thu du lịch của địa bàn nghiên cứu và theo dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

(Giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng


Địa phương

2010

2015

2016

Tốc độ tăng BQ năm(%)


Tổng số

HLKT

Tổng số

HLKT

Tổng số

HLKT


Toàn lãnh thổ

9.244

1.479

56.414

12.989

59.057

17.126

26,2

Lạng Sơn

508

81,4

2.426

558

2.395

694,6

29,5

% so tổng số

5,5

5,5

4,3

4,3

4,16

4,16

­

Bắc Giang

60

9,6

262

61,6

335

97,2

23,2

% so tổng số

0,6

0,6

0,45

0,45

0,57

0,57

­

Bắc Ninh

268

43

1.410

334,4

1.318

372,2

30,4

% so tổng số

2,9

2,9

2,5

2,5

2,3

2,3

­

Hà Nội

8.408

1.345

52.316

12.035

55.009

15.953

26,8

% so tổng số

90,9

90,9

92,7

92,7

93,1

93,1

­

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 17


Nguồn: Tác giả xử lý theo [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]

Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. BQ: Bình quân

Theo tính toán, điều tra của tác giả luận án và trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch): Tổng thu du lịch trên tuyến HLKT năm 2010 chiếm khoảng 16% , năm 2015 chiếm khoảng 23% và năm 2016 chiếm khoảng 29% tổng thu du lịch của lãnh thổ nghiên cứu.

Trên toàn địa bàn nghiên cứu doanh thu du lịch có sự tăng trưởng khá từ 2010 đến 2016 (tăng 6.812 tỉ đồng), tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 26,2 % (thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước). Thống kê trên tuyến HLKT, doanh thu du lịch chiếm 16 – 29% trên toàn địa bàn, tốc độ tăng doanh thu cũng cao hơn. Tuy

nhiên, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch còn thấp, bình quân chi

tiêu/lượt khách còn chưa cao... ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu du lịch.

Biểu đồ 3.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016


Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu tính toán tốc độ tăng tưởng tại bảng 3.14

Theo kết quả điều tra 91 công ty lữ hành, 96,5% đánh giá để phát triển tốt du lịch trên tuyến HLKT nên phát triển chuỗi giá trị du lịch, lúc đó mối quan hệ giữa các công ty lữ hành, nhà hành khách sạn, các loại hình dịch vụ… sẽ chặt chẽ hơn, bổ sung, hỗ trợ nhau và lúc đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, doanh thu du lịch sẽ cao hơn. Vấn đề là các công ty lữ hành đóng vai trò then chốt phải kết nối và cho ra đời các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Khi liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT, doanh thu du lịch của cả 4 địa phương đều chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu lướng tăng dần trên toàn lãnh thổ nghiên cứu. Điều đó càng chứng tỏ phát triển du lịch theo tuyến HLKT sẽ mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.


3.2.3. Lao động du lịch

Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm

cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ

lực xóa đói, giảm nghèo ở

nhiều địa

phương còn nhiều khó khăn ở khu vực này. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong du lịch giữ một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Chất lượng các dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vào thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn. Theo kết quả điều tra của tác giả luận án, chất lượng lao động du lịch trên tuyến HLKT chưa cao, nhiều lao động mang tính mùa vụ, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ du lịch.

Bảng 3.15: Nhận định về chất lượng lao động du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

Đơn vị: %


Đối tượng điều tra

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

10,5

15,2

60,3

14

Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

9,6

14,5

63,4

12,5

Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng

18,6

13,5

61,5

6,4

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016

Nhìn chung số lượng lao động trong ngành du lịch các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội tăng 9,8% trong giai đoạn từ 2010 ­ 2016. Tuy nhiên, lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống chưa nhiều, năng suất lao động chưa cao. Khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT, số


lượng lao động trong ngành du lịch cũng sẽ chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu hướng tăng trên tổng lãnh thổ nghiên cứu. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ... chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, một số doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn đội ngũ lao động được đào tạo qua các trường lớp, đào tạo tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài nên chất lượng có tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và được đánh giá khá tốt.

Bảng 3.16: Tổng hợp lao động ngành du lịch của lãnh thổ nghiên cứu

Đơn vị: Nghìn người


Địa phương

2010

2015

2016

Tốc độ tăng bình quân năm(%)


Tổng số

HLKT

Tổng số

HLKT

Tổng số

HLKT


Toàn lãnh thổ

88

14,5

108,2

25,9

153,8

46,1

9,8

Lạng Sơn

11,2

1,9

16,8

4,1

19,1

6,0

9,3

% so tổng số

12,7

12,9

15,5

15,9

12,4

12,9


Bắc Giang

12,9

2,1

14,9

3,6

17,1

4,8

4,8

% so tổng số

14,7

14,6

13,8

13,9

11,1

10,5


Bắc Ninh

11,4

1,8

18,0

4,3

19,3

5,2

9,2


% so tổng số

12,9

12,5

16,6

16,4

12,5

11,2


Hà Nội

52,5

8,7

58,5

13,9

98,3

30,9

11,0

% so tổng số

59,6

60

54,1

53,8

63,9

65,4


Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu thống kê [40, 41, 42, 43, 47, 48, 49, 50]

Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT.

Theo tính toán, điều tra của tác giả luận án và trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du

lịch): Tổng số

lao động du lịch tham gia trên tuyến HLKT năm 2010

chiếm

khoảng 16,5% , năm 2015 chiếm khoảng 24% và năm 2016 chiếm khoảng 30% tổng số lao động du lịch của lãnh thổ nghiên cứu.

Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong du lịch luôn đòi hỏi người lao động phải có một độ tuổi nhất định, đòi hỏi về giới tính, về trình độ nghiệp vụ v.v... Phụ nữ ở độ tuổi trung bình 20 – 30 tuổi chiếm số đông trong các cơ sở phục vụ du lịch. Nam giới thường chiếm số ít hơn và độ tuổi cũng cao hơn. Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên nữ cũng thường thấp hơn so với nam giới. Nhìn chung, số lao động có học vấn thấp hơn thường làm việc ở các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... còn lao động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch, các công ty lữ hành – hướng dẫn... có trình độ học vấn cao hơn.

Biểu đồ 3.5. Tốc độ tăng trưởng lao động du lịch của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016


Nguồn: Tác giả vẽ phỏng theo số liệu bảng 3.16


Du lịch mang tính chất thời vụ rất cao nên ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và trả công lao động. Thông thường các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng, theo ngày. Ở đây nảy sinh ra mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chưa khắc phục được đó là số lao động hợp đồng theo thời vụ có trình độ chuyên môn không cao nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ trong du lịch. Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng về du lịch, cung cấp nguồn lao động du lịchcho cả nước nói chung và cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh nói riêng.

3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.2.4.1. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch. Tuy nhiên, ở phạm vi toàn quốc nói chung và ở các địa phương dọc tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội nói riêng, số lượng buồng và cơ sở lưu trú so với nhu cầu còn thiếu trầm trọng, đặc biệt là các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù thời gian qua việc đầu tư (cả trong nước và ngoài nước) để nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú có chất lượng cao đã được chú ý tăng cường, song tình trạng thiếu cục bộ các khách sạn đạt chuẩn vẫn còn tiếp tục diễn ra. Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lưu trú của tư nhân tăng đáng kể, góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc đáp ứng tạm thời nhu cầu khách sạn. Tuy nhiên, qui mô của các khách sạn, nhà nghỉ này hạn chế, chất lượng phục vụ còn kém, đội ngũ nhân viên phục vụ chưa được đào tạo cơ bản, các dịch vụ ăn uống, các dịch vụ bổ sung còn đơn điệu... nên bước đầu chỉ đáp ứng được nhu cầu cho loại khách du lịch bình dân.

Bảng 3.17: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại các đô thị trung tâm của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016

Đơn vị tính: Cơ sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023