thị trường. Đặc biệt công tác quảng bá xúc tiến chưa thực sự gắn với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp; chưa tạo dựng được nhiều các sự kiện văn hóa du lịch, thể thao du lịch có tính chất định kỳ, thường niên.
Thiếu cơ chế phối hợp, điều phối hiệu quả giữa các ngành liên quan với ngành du lịch trong việc bảo tồn tôn tạo và khai thác tài nguyên, công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị; thiếu sự lồng ghép hợp lý giữa mục tiêu phát triển đô thị với phát triển du lịch đô thị; việc phát triển kết cấu hạ tầng du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Còn nhiều bất cập trong quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, quản lý kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch, khu du lịch trên địa bàn đô thị và vùng phụ cận. Một số nội dung quản lý thiếu văn bản hướng dẫn của Trung ương để địa phương quản lý phù hợp thực tiễn, như: về tiêu chí thuyết minh viên, về phân cấp trong thẩm định, xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch; về công nhận và quản lý khu, tuyến, điểm du lịch...
Sự phối kết hợp liên ngành, liên vùng của Hà Nội với các địa phương
trong nước và quốc tế còn hạn chế. Cạnh tranh về du lịch giữa các địa phương, vùng miền và quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Yêu cầu của thị trường du lịch ngày càng cao về chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ; sự tiện nghi và an toàn.
Vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch dù đã có chuyển biến tích cực, song vẫn còn những bất cập cần giải quyết, có lúc, có nơi vẫn còn những hiện tượng chèo kéo, ép giá, ép khách ít nhiều làm ảnh hưởng tới
ấn tượng của du khách. Những yếu tố
tiêu cực của môi trường đô thị
như: ô
nhiễm môi trường, kẹt xe, tệ nạn xã hội, thiếu các bãi đỗ xe… ảnh hưởng đến hình ảnh của Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành Về Việc Xây Dựng Và Tổ Chức Chương Trình Du Lịch Liên Kết Dọc Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Tổng Hợp Doanh Thu Du Lịch Của Địa Bàn Nghiên Cứu Và Theo Dọc Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Hiện Trạng Các Nhà Hàng Tại Các Đô Thị Trung Tâm Của Các Địa Phương Dọc Theo Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội Giai Đoạn 2010 – 2016
- Dân Số Và Khả Năng Phát Triển Kinh Tế Của Lãnh Thổ Nghiên Cứu
- Dự Báo Tổng Hợp Sản Phẩm Du Lịch Theo Tuyến Hlkt
- Dự Báo Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Theo Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ,
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực để phát triển du
lịch.
Tiểu kết chương 3:
(1). HLKT Hà Nội – Lạng Sơn có tiềm năng để phát triển du lịch to lớn, hấp dẫn và đặc sắc, thành phố Lạng Sơn và thành phố Hà Nội là hai điểm mút của tuyến HLKT này có sự phát triển khá, với lịch sử phát triển lâu đời, nhưng du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh đó. Hiện nay, mới có khoảng 10 – 12% du khách đến Hà Nội đến du lịch tại TP. Lạng Sơn, đó là mức thấp mà phải khắc phục bằng liên kết để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Du lịch mới giải quyết việc làm cho khoảng vạn người, đóng góp được khoảng 6,9% GRDP của các địa phương; năng suất lao động du lịch thấp, hiệu quả phát triển du lịch ở mỗi địa phương đạt ở mức thấp…
(2). Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch của các địa phương có nhiều, nhưng phải kể đến sự phát triển du lịch chưa được tổ chức trên phạm vi vùng lớn, cũng như trong phạm vi mỗi địa phương và trong việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội. Tuyến HLKT này hội tụ nhiều yếu tố để phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế, nhưng các yếu tố này chưa được tạo lập và phát huy nên lợi nhuận mang lại chưa cao, chi tiêu bình quân trên lượt khách còn thấp, đội ngũ doanh nghiệp du lịch vừa thiếu vừa yếu, khung khổ pháp luật cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT chưa có. Do đó, xảy ra tình trạng phát triển manh mún, tự phát, kém hiệu quả, giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch còn ở mức cao, khó cạnh tranh.
Tình hình đó đặt ra vấn đề cấp bách là phát triển du lịch theo tuyến HLKT và theo chuỗi giá trị du lịch để phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi địa phương và mang lại hiệu quả và kết quả phát triển du lịch cao nhất.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HLKT LẠNG SƠN – HÀ NỘI
Chương này có mục đích: Trên trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 1; những thành tựu, hạn chế yếu kém và nguyên nhân của hạn chế yếu kém khi
phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội đã phân tích ở chương 3 để dự báo, xây dựng những định hướng, hệ thống các giải pháp trong phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Với tinh thần như vậy, luận án tập trung vào các vấn đề sau:
4.1. Bối cảnh phát triển du lịch của tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thế giới bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS…), nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…; nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm).
Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ là cơ hội, là động lực đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng. Đứng trước bối cảnh đó, năm 2009, Việt Nam đã kí thỏa thuận với ASEAN thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRATP), cho phép lao động du lịch có kĩ năng trong ngành du lịch nhà hàng khách sạn từ các nước ASEAN tới làm việc tại Việt Nam và ngược lại. Đây chính là hình thức dịch chuyển lao
động trong khu vực, làm cơ ASEAN.
sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch
Khi gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã cam kết trong kinh doanh du lịch: Đối với dịch vụ khách sạn nhà hàng, trong vòng 10 năm kể từ khi gia nhập, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn; Đối với dịch vụ kinh doanh lữ hành và điều hành tour du lịch, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn góp nước ngoài (các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ đưa khách ra nước ngoài và dịch vụ lữ hành nội địa…)
Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sợn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng nhanh.
Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007, là một trong 7 quốc gia có kỳ quan thiên nhiên thế giới, là một trong 20 quốc gia có nhiều bãi biển đẹp nhất Châu Á… Đồng thời, Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội được ban hành như chính sách đối với dân tộc thiểu số, chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu… góp phần tạo nên môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch; đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai: Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao
năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE; Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam Hoa Kỳ, Việt Nam Hàn Quốc… cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.
Sự ra đời của các văn bản pháp luật, các nghị quyết, Quy hoạch, Chiến
lược… (tác giả đã trình bày rõ tại bảng 3.6 chương 3 của luận án): Luật Du lịch, ban hành ngày 19/06/2017 (Số hiệu 09/2017/QH14), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 [51]; Quyết định số 2473/QĐTTg phê duyệt ngày 30/12/2011 về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;Ngày
06/02/2012 Bộ
Văn hóa Thể
thao và Du lịch đã ban hành
Chỉ
thị
18/CT
BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [63]; Quyết định số 201/QĐTTg phê duyệt ngày 22/01/2003 về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [98]. Nghị quyết 08NQ/TW của Bộ Chính trị, kí ngày 16/01/2017 “ Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”… là những cơ sở vững chắc, là định hướng, “kim chỉ nam”… cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội nói riêng.
4.2. Quan điểm phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội
Dựa trên cơ sở lý luận, hiện trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang,
cơ sở phiếu điều tra, Quy hoạch phát triển KTXH của các địa phương: Phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội cần quán triệt các quan điểm cơ bản dưới đây:
Thứ nhất: Coi hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT (trước mắt và
lâu dài) là tiêu chí cao nhất, quan trọng nhất để phát triển du lịch theo tuyến
HLKT Lạng Sơn Hà Nội. Đặt phát triển du lịch theo tuyến HLKT trong mối quan hệ với phát triển du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
Thứ
hai: Liên kết, phối hợp và phát triển theo chuỗi giá trị
du lịch phải
được xem là cách thức phát triển du lịch có hiệu quả của tuyến HLKT Lạng Sơn
Hà Nội. Với tinh thần này cần nối dài du lịch trên cơ sở hình thành các tour đặc sắc tới Nam Ninh (Quảng Tây Trung Quốc) và tới Sầm Sơn (Thanh Hóa) cũng như tới Hạ Long (Quảng Ninh), nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi hơn cho hợp tác, giao thương kinh tế quốc tế và khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cả nước. Lấy hiệu quả, lợi ích quốc gia làm tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt.
Thứ ba: Hiện đại hóa là phương thức phát triển du lịch cả trong ngắn, trung và dài hạn theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Tuân thủ yêu cầu của sự phát triển bền vững, bản chất chính là sự phát triển bền vững của các trung tâm đô thị Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế dựa trên cơ sở sự tham gia rộng rãi của các cấp, các ngành, đa dạng hóa các nguồn lực phát triển.
Thứ tư: Phát triển du lịch một cách có tổ chức phải được xem như một trong các biện pháp chỉ đạo quan trọng nhất để phát triển du lịch tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Phát triển du lịch theo tuyến HLKT phải dựa trên sự liên kết tự nguyện, giữa các lĩnh vực: Lữ hành, khách sạn, nhà hàng,… với nhau, đồng thời dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa các điạ phương, đảm bảo phối kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương, vùng lãnh thổ, tạo ra sự kết nối giữa các trung tâm đô thị du lịch.
Thứ năm: Phát triển du lịch theo hành lang kinh tế bền vững, hài hòa giữa kinh tế và môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước cũng như đảm bảo sự an toàn, an ninh của những chủ thể tham gia tuyến hành lang, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
4.3. Dự
báo một số
chỉ
tiêu về
phát triển của các địa phương có tuyến
HLKT chạy qua