Khái Quát Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông


Chương 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG


2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Khái quát về đều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Huyện Đăk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha; Huyện Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, toàn huyện có 7/7 đơn vị hành chính cấp xã là xã đặc biệt khó khăn với 61 thôn, bon (trong đó có 30 bon đông đồng bào dân tộc thiểu số). Tổng dân số khi thành lập là 20.504 người và đến hết năm 2020 là 73.851 người; gồm 07 đơn vị hành chính cấp xã; toàn huyện có 30 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 55,77%, trong đó dân tộc H’Mông chiếm đa số [57].

Về vị trí địa lý Huyện Đăk Glong: Nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa 30km theo hướng quốc lộ 28. Phía Đông giáp huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông Bắc giáp với huyện Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk; phía Đông Nam giáp huyện Lâm Hà; phía Nam giáp huyện Di Linh và Bảo Lâm (Lâm Đồng); phía Tây Nam giáp huyện Đắk R’lấp và Thị xã Gia Nghĩa; phía Tây giáp huyện Đăk Song và phía Bắc giáp huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông. Phía Đông Bắc giáp với huyện Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk [57];

Về điều kiên kinh tế xã hội: Đăk Glong là huyện có diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là quặn Bô-xít, Có nhiều sông suối, ao hồ, thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện còn cao, theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 40,9%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79,3%; tỷ lệ hộ cận nghèo là


9,68%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 30 triệu đồng/người/năm. Địa hình chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông, suối; tạo độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn; đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất Bô-xít và đất Feralit nâu đỏ, do vậy đã hạn chế đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Hệ thống giao thông của huyện còn khó khăn, có gần 300km đường bộ, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Huyện có hai tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện là Quốc lộ 28 với độ dài 38,5 km và Tỉnh lộ 4 với độ dài chạy qua huyện 60,6km, đã được láng nhựa. Trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 với công suất 180MW và thủy điện Đồng Nai 4, công suất 340MW đã hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Huyện có Khu Bảo tồn Thiên thiên Tà Đùng rộng trên 22.100ha, có đỉnh Tà Đùng cao gần 2.000m, là núi cao đứng vị trí thứ ba của Tây Nguyên và trên 40 ốc đảo trong lòng hồ rộng trên 5000ha mặt nước. Đây là nơi có sự đa dạng sinh học với nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Bên trong khu rừng là dòng suối Đắk N'teng chảy qua tạo thành hai ngọn thác Ngầm - thác Gấu hấp dẫn và kỳ vĩ [57].

Về văn hóa: Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu, những bản sử thi truyền đời của đồng bào dân tộc M’Nông, Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Ng'lắp Bon… là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn.

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk

Nông

UBND huyện có tổng số 34 đơn vị trường học công lập trực thuộc. Bao gồm

13 trường Mẫu giáo, 11 trường tiểu học và 10 trường Trung học cơ sở. Trong đó có 03 đơn vị trường trường tiểu học và trung học cơ sở. Tổng biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 973 biên chế [58] [59].

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản 5 năm


STT

Nội dung

Đơn vị

tính

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1

Số trường học

Trường

10

10

10

10

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 6



STT

Nội dung

Đơn vị

tính

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

2

Học sinh

Người

3.206

3.606

3.987

4.436

5.004

3

Học sinh DTTS

%

59%

61,64

61%

61%

61%

4

Lớp học

Lớp

102

106

114

122

134

5

học sinh bỏ học

%

4,86%

5,8%

3,47%

4,55%

2,48%

6

Tỷ lệ học sinh lên

lớp

%

88%

88%

89%

87%

96,34%

7

Tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp THCS

%

98,4%

99,2%

95,5%

98,4%

98,8%

8

Giáo viên

Người

204

204

204

204

206

9

Tỷ lệ giáo viên/lớp


2,0

1,9

1,8

1,6

1,5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)

Từ bảng số liệu cho thấy số lượng học sinh trên địa bàn huyện ngàng càng gia tăng, trung bình tăng khoảng trên 400 học sinh trong 5 năm qua, qua đó kéo theo số lớp tăng, đòi hỏi phải tăng số lượng giáo viên và cơ sở vật chất. Số lượng học sinh bỏ học ngày càng giảm [58].

2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực tiễn

Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu thực trạng thực hiện qua hình thức thu thập thông tin từ các nguồn báo cáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan và sử dụng các mẫu phiếu hỏi để thu thập dữ liệu

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là cơ sở thực tiễn kết hợp chặt chẽ với định hướng lý luận đã trình bày ở chương 1 để đề xuất các biện pháp phù hợp cần thiết và khả thi phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực hiện khảo sát các yếu tố có liên quan mật thiết đến phát triển đội ngũ GV THCS;


- Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

- Thực trạng công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

- Thực trạng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ GV của Phòng GD&ĐT và các đơn vị có liên quan huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

- Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ GV THCS của phòng GD ĐT và các đơn vị có liên quan huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 25 CBQL tại Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, các Phòng, ban liên quan như Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Thanh tra… và 10 hiệu trưởng, 16 hiệu phó, 20 tổ trưởng các tổ chuyên môn tại 10 trường THCS trên địa bàn huyện. Tổng số phiếu phát ra là 71 phiếu, thu về 71 phiếu.

Khải sát tại 10 trường: TH&THCS Đắk Plao; THCS Đắk Nang; THCS Hoàng Văn Thụ; THCS Chu Văn An; THCS Phan Chu Trinh; TH&THCS Trần Quốc Toản; THCS Nguyễn Du; TH&THCS Võ Thị Sáu; PTDTBT- THCS Đắk R'Măng; THCS Quảng Hòa.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách tính điểm

- Sử dụng các mẫu thống kê đã được các đơn vị trường THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi về UBND huyện Đắk Glong, Sở Giáo dục và Đào tạo để thống kê đội ngũ giáo viên theo các tiêu chí đã xác định: số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, giới tính, lứa tuổi, đánh giá chuẩn giáo viên, thâm niên công tác, ...

- Thang điểm:

Để đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GV các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi sử dụng thang đánh giá 4 mức độ:

+ Tốt-4 điểm; Khá-3 điểm; Trung bình-2 điểm; Yếu-1 điểm;


+ Rất ảnh hưởng-4 điểm; Ảnh hưởng-3 điểm; Ít ảnh hưởng-2 điểm; Không ảnh hưởng-1 điểm;

Cách tính điểm trung bình:

f1x4 + f2x3 + f3x2 + f4x1 ĐTB =

N

Trong đó: f là số người đánh giá tại các mức điểm tương ứng (f1 là số người đánh giá tiêu chí tại mức điểm 4-Tốt/ Rất ảnh hưởng).

N là tổng số người được khảo sát.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của huyện Đắk Glong

- Thực trạng số lượng trường, lớp, học sinh năm học 2021- 2022

Qua bảng tổng hợp số lượng trường, lớp học sinh bậc trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong năm học 2021 - 2022 (Phụ lục 3) cho thấy mạng lưới các đơn vị trường THCS được phấn bố rộng khắp tại các đơn vị hành chính cấp xã, ít nhất mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 01 trường THCS (03 xã có 02 trường THCS). Tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt, mật độ sinh sống của người dân tại các xã không đồng đều dẫn đến học sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác bố trí GV, CBQL [58] [59].

- Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo môn học của huyện Đắk Glong trong năm học 2021 - 2022, cụ thể:

Theo Phụ lục 4 thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của huyện Đắk Glong về mặt số lượng và cơ cấu theo bộ môn cho thấy số lượng giáo viên phân bổ chưa đồng đều giữa các đơn vị trường học. Tình trạng thiếu giáo viên, thừa/thiếu giáo viên cục bộ vẫn diễn ra tại các đơn vị trường học, nguyên nhân chính là số lượng học sinh giữa các đơn vị có sự chênh lệch rất lớn. Đối với các đơn vị ít học sinh thì công tác bố trí đủ giáo viên bộ môn để giảng dạy là không thể vì


vượt quá định mức quy định, mặt khác một số giáo viên thực hiện công tác giảng dạy chưa đảm bảo số giờ dạy theo quy định.

- Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong, cụ thể:

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở



TT


Đơn vị


Tổng số

Trình độ đào tạo

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Ghi chú

TỔNG SỐ

210

0

1

152

57


1

THCS Nguyễn Du

34

0

1

26

7


2

THCS Phan Chu Trinh

15

0

0

10

5


3

THCS Chu Văn An

20

0

0

16

4


4

THCS Hoàng Văn Thụ

46

0

0

27

19


5

THCS Quảng Hòa

21

0

0

19

2


6

PTDTBT THCS Đăk R'măng

17

0

0

10

7


7

Trường THCS Đăk Nang

24

0

0

21

3


8

Trường TH&THCS Đắk Plao

14

0

0

10

4


9

Trường TH&THCS Trần Quốc Toản

10

0

0

8

2


10

Trường TH &THCS Võ Thị Sáu

9

0

0

5

4


(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)

Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong qua bảng thống kê cho thấy trình độ đào tạo chuyên môn của giáo viên cơ bản đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, 57 giáo viên trình độ chuyên môn cao đẳng đang theo học các lớp đại học.

- Thâm niên công tác và độ tuổi của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong, cụ thể:

Thâm niên công tác và độ tuổi của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong trong độ tuổi trẻ, chủ yếu dưới 45 tuổi, điều này là điểm


mạnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới (Phụ lục 5)

- Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, cụ thể:

Bảng 2.3. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên



TT


Đơn vị


Tổng số giáo viên


Nữ

Giáo viên theo kết quả đánh giá viên chức


Hoàn thành xuất sắc


Hoàn thành tốt

Hoàn thành nhưng hạn chế

năng lực


Không hoàn thành nhiệm vụ


Sl


TL


Sl


TL


Sl


TL


Sl


TL


TỔNG SỐ

210

142

69

33%

137

65%

3

1%

1

0,48%

1

PTDTBT THCS Đăk

R'măng

17

12

9

53%

8

47%

0

0%

0

0,00%

2

THCS Chu Văn An

20

16

8

40%

12

60%

0

0%

0

0,00%

3

THCS Hoàng Văn Thụ

46

27

12

26%

34

74%

0

0%

0

0,00%

4

THCS Nguyễn Du

34

28

12

35%

20

59%

2

6%

0

0,00%

5

THCS Phan Chu Trinh

15

9

3

20%

12

80%

0

0%

0

0,00%

6

THCS Quảng Hòa

21

11

5

24%

16

76%

0

0%

0

0,00%

7

TH&THCS Trần Quốc Toản

10

10

7

70%

3

30%

0

0%

0

0,00%

8

TH&THCS Võ Thị Sáu

9

4

1

11%

8

89%

0

0%

0

0,00%

9

THCS Đăk Nang

24

15

9

38%

14

58%

1

4%

0

0,00%

10

TH&THCS Đắk Plao

14

10

3

21%

10

71%

0

0%

1

7,14%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)

Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong trong bảng cho thấy đa số giáo viên đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định. Đây là điểm mạnh của giáo viên trong quá trình công tác cũng như phấn đấu đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề ghiệp đáp ứng chương trình phổ thông mới.


2.3.2. Thực trạng giáo viên các nhà trường đối chiếu với các quy định về nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước

Quy định về số lượng giáo viên tại các đơn vị trường học tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Căn cứ vào Phụ lục 6,7 và Công văn số 39/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 08/01/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc tính toán nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2018-2023 theo chương trình giáo dục phổ thông mới [58] [59].

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đắc Glong vấn đề thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra, mặc dù vấn đề này đã được đề cập nhiều năm nay. Bước vào năm học 2021 - 2022, trước thực trạng thiếu giáo viên, nhiều trường trên địa bàn huyện Đắk Glong đã phân công dạy kê, dạy gác để vừa đảm bảo qui định, vừa đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Riêng đối với các khối lớp áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới được ưu tiên mọi mặt, tạo thuận lợi tối đa hoàn thành mục tiêu chương trình. Trong 5 năm học gần đây, bậc TH&THCS bố trí giáo viên dạy kê, dạy gác để đảm bảo chương trình, đặc biệt là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân... Thiếu giáo viên buộc ngành giáo dục xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục trực thuộc.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.4.1. Thực hiện khảo sát các vấn đề chung có liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Trong mọi thời kỳ, việc phát triển đội ngũ giáo viên luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí