+ Về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giao cho các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch một cách cụ thể chi tiết về nội dung bồi dưỡng, giáo viên bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng. Nhà trường sắp xếp cử giáo viên tham dự đầy đủ, đồng thời tỏ chức các nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên theo chuyên đề, theo cụm chuyên môn.
+ Về bồi dưỡng thường xuyên
Hiệu trưởng căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên của sở giáo dục đào tạo và phòng giáo dục triển khai kế hoạch đến các tổ, các tổ triển khai đến giáo viên, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo các nội dung được hướng dẫn và tự chọn. Ngoài ra nhà trường khuyến khích giáo viên tìm tòi học hỏi thường xuyên phục vụ nhu cầu giáo dục của mỗi giáo viên. Nhà trường có trách nhiệm quản lý tổ chức việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, sinh hoạt tổ, dự giờ, thao giảng, trao đổi, viết sánh kiến kinh nghiệm giảng dạy, …
Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm, đăng kí chương trình đi học dào tạo chuẩn hóa, đăng kí nhu cầu các loại sách tài liệu tham khảo dề nghị nhà trường trang bị hoặc gáo viên tự mua sắm.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn và mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phê duyệt và tổ chức thực hiện, có kiểm tra giám sát và đánh giá. Tất cả giáo viên đều được tham gia chương trình đào tạo và bồi dưỡng hàng năm và dịp hè, giáo viên thuộc đối tượng nào thực hiện bồi dưỡng chương trình đó trừ các đối tượng được miễn bồi dưỡng theo quy định. Chuẩn bị các điều kiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu, địa điểm đặt các lớp học và phòng học. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo chất lượng sau đào tạo bồi dưỡng. Có chính sách khuyến khích về nâng lương, bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực, hỗ trợ kinh phí cho từng giáo viên tham gia đào tạo bồi dưỡng trên chuẩn.
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo và tạo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Theo lý thuyết tạo động lực thì người quản lý phải tạo ra môi trường để mỗi thành viên cống hiến tận lực khả năng của họ. Phải biết cổ vũ các thuộc cấp tham gia toàn diện vào những công việc quan trọng, không ngừng mở rộng ngưỡng tự định hướng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên của mình. Để thực hiện được ý tưởng đó, phải tạo được môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên làm việc và phát triển.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên phát triển sẽ tạo động lực để họ mang hết tâm lực, nghị lực, trí tuệ, tâm huyết phục vụ cho mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, đồng nghiệp và nhân dân địa phương là đầu mối liên hệ giữa học sinh, phụ huynh với Phòng giáo dục. Giáo viên cần hài hòa giữa tình cảm với lý trí để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cấp quản lý phải căn cứ vào đặc điểm lao động của giáo viên, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS để đánh giá chính xác, khách quan, từ đó có chính sách chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất cho họ. Tạo điều kiện môi trường tối ưu nhất trong điều kiện có thể động viên khích lệ họ vươn lên. Tạo bầu không khí làm việc ngày càng được cải thiện, mọi thành viên đoàn kết gắn bó, thực sự tin yêu, tôn trọng lẫn nhau, yên tâm công tác. Với môi trường làm việc thuận lợi, mọi người phát huy được tối đa năng lực, sở trường và có vị trí, vai trò nhất định trong tập thể, được xã hội tin cậy, yêu mến và kính trọng, được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Tôn trọng những con người có ý tưởng và quyết định cách tân. Người lãnh đạo phải luôn cởi mở, không ngại đổi mới, phải thực sự công khai, dân chủ. Trọng tâm của quản lý là kích thích động lực bên trong, tạo thành công cho tập thể. Do đó, trong quản lý cần có sự mềm dẻo, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công việc và mục tiêu của nó.
Cần quan tâm tới hiệu quả hơn là địa điểm và thời gian thực hiện, khuyến khích mọi người tìm ra những cách thức mới để hoàn thành công việc tốt hơn.
Sự cân bằng cuộc sống và công việc luôn là vấn đề quan trọng bởi hàng ngày áp lực công việc, áp lực tâm lý làm cho giáo viên mệt mỏi. Vì vậy, tạo điều kiện cho việc điều chỉnh môi trường tâm lý công sở, phát triển văn hóa quản lý không những giảm bớt căng thẳng mà còn tạo nên hiệu quả công tác.
3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Triển khai, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về GD & ĐT và chế độ chính sách đối với nhà giáo, các van bản của ngành về nhiệm vụ năm học. Tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền, với phòng GD&ĐT quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, cấp phát thiết bị cho nhà trường cũng như chế độ lương thưởng.
Thường xuyên phổ biến các văn bản quy định về chính sách, chế độ của Nhà nước đối với giáo dục và nhà giáo đến toàn thể ĐNGV. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên như: chế độ tiền lương, làm thêm giờ, chế độ nâng lương, chế độ phụ cấp... Tổ chức các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn như 20/10, này 20/11, ngày 8/3... để tôn vinh nghề dạy học và tạo tinh thần phấn khởi cho ĐNGV.
Phổ biến, tập huấn cho đội ngũ giáo viên nắm được nội dung Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2015 về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đề ĐNGV nắm rõ, hiểu đúng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, đặc biệt là quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong quy chế. Hiệu trưởng nhà trường phải luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tỏ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Thực hiện đúng quy định về những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định được quy định trong quy chế.
Xây dựng quy chế và tiêu chí thi đua rõ ràng, minh bạch, công khai và dân chủ trong nhà trường. Động viên, tạo mọi điều kiện cho ĐNGV đăng kí các danh hiệu thi đua. Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua đúng quy trình, tuyệt đối đảm bảo tính dân chủ, công bằng. Tổ chức bình xét các cá nhân được đề nghị nâng lương trước thời hạn theo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, công bằng.
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng nôi quy, quy chế nhà trường chặt chẽ, giữ nghiêm kỉ cương, kỉ luật lao động. Kiên quyết xử lí đúng quy định đối với những cá nhân cố tình vi phạm kỉ luật lao động, quy chế chuyên môn, gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của nhà trường.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải nắm chắc các quy định của Nhà nước và của ngành về chế độ, chính sách đối với nhà giáo; phải được đào tạo bài bản về nghệ thuật quản lý, về tâm lí học trong quản lý. Để xây dựng một môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho ĐNGV phát triển cần phải có nhận thức đúng đắn về lao động của người giáo viên, đó là lao động trí óc phức tạp, sản phẩm của qua trình lao động là con người, có dấu ấn sâu đậm của quá trình tự sáng tạo. Do vậy rất cần bầu không khí tâm lí thoải mái để ĐNGV phát huy năng lực sở trường của mình. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, ổn định việc làm cho giáo viên, các quyền lợi của họ phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Mỗi cá nhân giáo viên đều phải có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Hiệu trưởng nhà trường phải luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng hoàn cảnh gia đình và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với giáo viên. Luôn tạo ra cơ hội cho giáo viên thể hiện tài năng, sức sáng tạo, cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Tính dân chủ trong nhà trường phải được phát huy cao độ; ĐNGV của nhà trường phải được biết, được tham gia ý kiến và cùng thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Vai trò, vị thế của ĐNGV trong nhà trường phải được coi trọng, được nâng cao. Phải làm cho từng cá nhân giáo viên nhận thấy họ là một phần gắn bó của tập thể nhà trường, họ có đóng góp vào thành công chung của nhà trường.
Môi trường làm việc trong nhà trường phải đảm bảo thuận lợi, công bằng. Các mối quan hệ trong nhà trường phải thật sự gắn kết. Tinh thần hợp tác trong công việc của ĐNGV phải cao. Tập thể nhà trường phải có tinh thần đoàn kết, đồng thuận; có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc. Tinh thần chấp hành kỉ luật lao động, thực hiện quy chế chuyên môn của ĐNGV phải cao. ĐNGV phải có tính tự giác, có trách nhiệm cao trong công việc giảng dạy và tự học, tự bồi dưỡng.
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng các dự thảo và quy định về điều chuyển đội ngũ giáo viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Đào tạo và bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên để tạo nên một đội ngũ giáo viên có chất lượng, đảm bảo đội ngũ được chuẩn hóa, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ một cách khoa học, hợp lí sẽ phát huy năng lực từng cá nhân, thúc đẩy mọi cá nhân làm việc hiệu quả. Sắp xếp đội ngũ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao mang lại sự phát triển toàn diện, bền vững cho các nhà trường. Xác định những vị trí còn thiếu giáo viên để có kế hoạch bổ sung kịp thời, kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiện vụ từng năm học.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác tổ chức nhân sự, xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức lao động một cách khoa học, phân quyền và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bọ phận, tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên. Việc đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên phải tuân theo quy trình quy hoạch và sát với thực tiễn, Sử dụng giáo viên phải dựa trên trình độ, năng lực phẩm chất, phù hợp với chuyên môn được đào tạo, đảm bảo khách quan, tránh các tác động tiêu cực của xã hội.
Cần thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Chính phủ, của ngành, UBND tỉnh về đào tạo và sử dụng đội ngũ. Cụ thể như:
+ Luật giáo dục năm 2019;
+ Luật viên chức năm 2010;
+ Ngoài ra còn có các văn bản khác của ngành.
Lập kế hoạch đào tạo theo từng năm, căn cứ vào quy mô phát triển đội ngũ giáo viên, số lượng giáo viên thừa thiếu của từng bộ môn, số giáo viên nghỉ hưu, luân chuyển, dựa vào bằng cấp chuyên môn vị trí việc làm. Việc sử dụng phải căn cứ vào năng lực chuyên môn, mức độ hoàn thành công việc, đặc biệt phải dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm để bố trí, sắp xếp phân công công tác cho phù hợp. Tổ chức bộ máy của nhà trường cần thực hiện đúng theo qui định của Bộ giáo dục dào tạo, đảm bảo sự ổn định cần thiết cho các tổ, nhóm chuyên môn, các bộ phận, tránh trường hợp xáo trộn quá lớn và không cần thiết. Hình thành các tổ, bộ phận theo quan hệ phối hợp để chỉ đạo các hoạt động chuyên môn được toàn diện và hiệu quả như tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, tổ công nghệ thông tin, các ban như ban lao động, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
… trong đó chú trọng năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng cá nhân.
3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Hàng năm sau khi kết thúc năm học, hiệu trưởng trường rà soát lại số lượng, trình độ đội ngũ giáo viên theo từng bộ môn so với định mức quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, căn cứ vào số giáo viên nghỉ hưu, giáo viên thường xuyên chuyển công tác, xác định các bộ môn còn thiếu, từ đó có kế hoạch đào tạo bổ sung kịp thời, hợp lí. Tuy nhiên ngoài việc rà soát đội ngũ theo từng năm, hiệu trưởng còn phải dự báo được từ 2 đến 5 năm để chủ động về nguồn nhân Đối với giáo viên mới được trúng tuyển được điều động về trường hiệu trưởng nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn tập sự, theo dõi quá trình công tác, dự giờ kiểm tra nhiệm vụ được giao; thu thập các thông tin qua đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh, qua sinh hoạt giao tiếp...để đánh giá chính xác giáo viên. Hết thời gian thử việc, hiệu trưởng thành lập hội đồng xét, nếu giáo viên đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn - nghiệp vụ phẩm chất đạo đức thì đề nghị bổ nhiệm vào ngạch viên chức nhà nước.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng cần biết lắng nghe, phát huy tinh thần dân chủ trong nhà trường trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, hợp tác, xây dựng, không quan liêu hình thức; quan tâm đến những ý kiến, nguyện vọng của giáo viên; các công việc phải có sự
bàn bạc thống nhất trong ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và các đoàn thể và công khai dân chủ. Phân công công tác đầu năm phải được bàn bạc dân chủ trong tổ nhóm chuyên môn, thống nhất ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn cùng đại diện các đoàn thể. Việc phân công công việc cho giáo viên phải đúng với chuyên môn được đào tạo, phù hợp với năng lực, sở trường của họ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng sáng tạo, năng lực, điểm mạnh của họ nhằm đạt kết quả cao trong công việc.
Xây dựng các quy định cụ thể trong đơn vị về đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bố trí sắp xếp giáo viên, các quy định khen thưởng, kỉ luật. Bên cạnh những điều lệ, thiết chế về sử dụng, để phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường hiệu trưởng cần phải hiểu rằng: đối tượng chủ yếu của công tác quản lý là xử lý các mối quan hệ giữa người với người. Muốn phát triển đội ngũ giáo viên, từ đó làm cho cơ quan tốt, tổ chức mình tốt. Phát triển bền vững thì người quản lý phải biết kết hợp đức trị và pháp trị, phối hợp giữa uy quyền và sự bao dung, khơi dậy lương tâm và lương tri, tài năng của những người dưới quyền mà bản thân lãnh đạo phải là người đức độ, trong sáng, có tài tổ chức thực tiễn.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Theo những phân tích ở phần trên, mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển ĐNGV các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo chuẩn nghề nghiệp. Cần xem xét và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, bởi mỗi biện pháp sẽ mất đi nhiều tính tác dụng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên nếu không được đặt trong một hệ thống tác động. Việc quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên, chế độ thi đua khen thưởng cho giáo viên cho giáo viên có được thực hiện tốt hay không còn được phụ thuộc rất lớn vào nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành giáo dục. Đội ngũ giáo viên kế cận dồi dào, có chất lượng là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng bố trí, sử dụng hợp lý và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ giáo viên. Như vậy, không thực hiện tốt qui hoạch thì sẽ thiếu cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch, triển khai công tác xây dựng bồi dưỡng. Ngược lại dù công tác qui hoạch tốt đến đâu mà không quan tâm đến công tác sử dụng, bồi dưỡng thi đua khen thưởng thì công tác qui hoạch cũng không có ý nghĩa. Hơn nữa, không thực hiện tốt công tác sử dụng, bồi dưỡng, không có qui hoạch thì sẽ không thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng một cách hợp lí đội ngũ giáo viên. Điều này sẽ dẫn đến không phát huy được kết quả đào tạo, bồi dưỡng và đôi khi phản tác dụng dẫn đến lãng phí
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Phương pháp khảo sát
Đề tài thực hiện khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm thu thập các ý kiến của đội ngũ CBQL và GV về các biện pháp gắn với thực tiễn tại các trường THCS trên địa bàn huyện.
Đề tài sử dụng Phiếu khảo nghiệm (Phụ lục), thực hiện phỏng vấn 46 CBQL tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
3.4.2. Kết quả khảo sát
3.4.2.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Biện pháp đề xuất | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Điểm TB | Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường | 30 | 65.22 | 15 | 32.61 | 1 | 2.17 | 2.63 | 3 |
2 | Đổi mới xây dựng quy trình tuyển dụng giáo viên trung học cơ sở cho các nhà trường | 34 | 73.91 | 12 | 26.09 | 0 | 0 | 2.74 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Các Vấn Đề Chung Có Liên Quan Đến Kết Quả Thực Hiện Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Tại Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Thực Trạng Thực Hiện Nhiệm Vụ Đánh Giá Đội Ngũ Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất Nhằm Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 12
- Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 13