Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Ở Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham, khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC,

TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về phát triển nhân lực, trong đó nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadler cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực (Developing Human Resource) gồm có 3 nhiệm vụ chính là: giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển [dẫn theo 31, tr.10].

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 3

V. I. Lênin coi trọng các nghiên cứu về giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên, tác giả đề cao vị trí vai trò của giáo viên trong giáo dục, đào tạo và trong xã hội, đồng thời đề xuất biện pháp cần phải nâng cao một cách có hệ thống, đồng bộ về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quan điểm thường xuyên, liên tục và một trong những biện pháp đó là phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên nhằm tạo động lực để giáo viên phát triển, tác giả thể hiện quan điểm: “Chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ chưa từng có, hiện nay vẫn không có... Và yêu cầu phải nâng cao một cách có hệ thống, kiên trí, liên tục trình độ, tinh thần của giáo viên... Nhưng điều chủ yếu, chủ yếu và chủ yếu là cải thiện đời sống vật chất cho họ” [dẫn theo 13, tr.8].

N.L Boodurep trong “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông” đã nhấn mạnh đến vai trò của kĩ năng sư phạm đối với người giáo viên trong nghề dạy học, trong đó có kĩ năng được hình thành và củng cố trong quá trình hoạt động thực tiễn để tổ chức thành công hoạt động giáo dục [dẫn theo 17].

Macarenco là người đã đề cập đến sự hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động thông qua tập thể và bằng tập thể. đội TNTP ra đời và phát triển mạnh ở một số nước trước đây như Liên Xô, Đức, Hunggari [dẫn theo 23]. Các giáo viên đã nghiên cứu nghiệp vụ thông qua cuốn “Sổ tay cho người phụ trách”. Bên cạnh đó, với tác phẩm “Bài ca sư phạm”, ông nhấn mạnh: Cần phải đào tạo con người mới theo cách mới" - đó là nguyên tắc giáo dục của người thầy lỗi lạc Makarenko. Không phải là "nhấn chìm" lũ trẻ với những lầm lạc trong quá khứ mà phải biết khơi dậy - thức tỉnh - động viên - ủng hộ những mầm mống của nhân phẩm chân chính, tốt đẹp. Phải có phương thức, biện pháp cụ thể để "thiết kế cái tốt" trong mỗi bản thân con người [dẫn theo 10].

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Trong bài: “Nghề và Nghiệp của người GV”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nhấn mạnh đến vấn đề “lí tưởng sư phạm”- cái tạo nên động cơ cho việc giảng dạy của GV, khuyến khích GV sáng tạo, không ngừng tự học, học hỏi, nâng cao trình độ. Tác giả đề xuất cần phải xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận” để trong quan hệ giữa GV với nhau có sự chia sẻ “bí quyết nhà nghề”. Theo đó, năng lực chuyên môn của GV là nền tảng của mô hình đào tạo GV thế kỉ XXI: sáng tạo và hiệu quả [15].

Trong bài viết “Chất lượng GV”, tác giả Trần Bá Hoành đã đưa ra cách tiếp cận chất lượng GV từ các khía cạnh như đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và ĐNGV. Theo tác giả, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GV, đó là: quá trình đào tạo - sử dụng - bồi dưỡng GV, hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm của GV, ý chí thói quen và năng lực tự học của GV. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề GV: phải đổi mới công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng và đổi mới việc sử dụng GV [14].

Theo Lưu Thị Định Nghĩa với công trình Quản lý bồi dưỡng giáo viên Tổng phụ trách đội của Phòng GDĐT quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [17] đã phân tích vai trò, vị trí của tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phổ thông và nghiệp vụ, kĩ năng của Tổng phụ trách đội; Phương pháp, kỹ năng của Tổng phụ trách đội để tổ chức các hoạt động đội hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Theo Nguyễn Hữu Quảng với công trình Bồi dưỡng giáo viên Tổng phụ trách đội các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [22], tác giả khẳng định giáo viên - Tổng phụ trách đội là những người nòng cốt trong việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là mục tiêu giáo dục của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tác giả cũng phân tích những phẩm chất, năng lực cơ bản của giáo viên làm Tổng phụ trách đội như: Phẩm chất chính trị, lòng yêu mến học sinh, trình độ và kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, trình độ, nghiệp vụ kĩ năng công tác đội thành thạo; Những năng lực cơ bản như năng lực lôi cuốn HS vào các hoạt động phong trào, năng lực tập hợp và chăm sóc giáo dục HS…

Theo Nguyễn Thị Linh Sa trong Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên - Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên [23] đã nhấn mạnh tới vị trí, vai trò của Tổng phụ trách đội đối với công tác đội và phong trào thiếu nhi trong trường học. Để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên - Tổng phụ trách đội, tác giả đã đề xuất các biện pháp như: Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ công tác đội của giáo viên - Tổng phụ trách đội để xác định nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng; Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tập huấn định kỳ hàng năm; Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua hỗ trợ, cung cấp tài liệu hướng dẫn…

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu như:

Hà Nhật Thăng với tài liệu “Tổ chức hoạt động đội thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông” [dẫn theo 23], trong đó nhấn mạnh “hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh có điều kiện sử dụng tri

thức, kinh nghiệm đã học, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, kích thích sự phát triển tư duy” [dẫn theo 23].

Nguyễn Quỳnh Anh với đề tài “Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội”, tác giả đã đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động của đội [1].

Hàng năm, tỉnh Đoàn Thái Nguyên phối hợp với Sở/Phòng GDĐT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác đội và phong trào thiếu nhi cho Giáo viên Tổng phụ trách đội.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Phát triển

“Phát triển” là một khái niệm triết học rất rộng. Theo Từ điển Tiếng Việt “Phát triển là biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp” [30]. Theo quan niệm này thì tất cả các sự vật, hiện tượng, con người và xã hội tự thân biến đổi hoặc bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên cả về số lượng hoặc chất lượng thì đó chính là sự phát triển.

Theo David C.Korten thì: “Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ” [18, tr.62]. Theo quan điểm này thì phát triển là tăng trưởng, hoàn thiện khả năng, tạo ra sự phù hợp của bản thân bằng cách sử dụng mọi nguồn lực có thể được.

Từ những quan điểm nêu trên, ta có thể hiểu: Phát triển là biểu hiện của sự thay đổi, sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng của sự vật, hiện tượng của con người trong cộng đồng và xã hội.

1.2.2. đội ngũ

Theo từ điển Tiếng Việt: “đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng” [30].

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu thì: “đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống” [10].

Như vậy, khái niệm đội ngũ tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng có thể kết luận rằng: đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức nhất định). đội ngũ có sự gắn kết những cá thế lại với nhau, có chung mục đích, có lợi ích chung và ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý.

1.2.2. Giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Thuật ngữ cán bộ phụ trách đội được những nhà giáo dục Nga - Xô Viết đề cập đến khi xây dựng mô hình đội Thiếu niên tiền phong Lênin với nghĩa tiếng Nga Vazatưi có gốc vozd với nghĩa hiểu là người lãnh đạo, người tù trưởng. Từ vazak nghĩa là người dẫn đường, người đầu đàn, từ này được sử dụng với nghĩa gọi người lãnh đạo thiếu niên, nhi đồng một cách ngộ nghĩnh và hợp tâm lý của thiếu niên, nhi đồng.

Ở Việt Nam thời kỳ đầu hay dùng thuật ngữ cán bộ phụ trách thiếu nhi, cách gọi này có từ trước thời kỳ thành lập đội Thiếu niên tiền phong với suy nghĩ đây là người phụ trách và đội thiếu niên và đội nhi đồng. Sau khi Ủy ban thiếu niên nhi đồng tách khỏi cơ quan Đoàn thanh niên thành lập với tên gọi mới là Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em, khái niệm phụ trách công tác thiếu nhi đã có nội hàm mới, đó là phụ trách đội để chỉ rõ đối tượng thuộc về đội thiếu niên tiền phong.

Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi là những người được Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cử ra thay mặt Đảng, Nhà nước và Đoàn làm nòng cốt trong việc tổ chức, hướng dẫn, phụ trách tổ chức và hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; các phong trào của thiếu nhi Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là mục tiêu giáo dục của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Cán bộ phụ trách thiếu nhi gồm có:

- Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi các cấp (thuộc hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Đoàn)

- Cán bộ trong Hội đồng đội các cấp.

- Cán bộ phụ trách đội ở cơ sở gồm: Tổng phụ trách đội, phụ trách chi đội (trong nhà trường), phụ trách đội ở địa bàn dân cư.

Chúng tôi tán đồng quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Sơn: Giáo viên làm tổng phụ trách đội vừa thay mặt tổ chức đội, tổ chức Đoàn, vừa thay mặt cho nhà trường đứng ra quản lý, tổ chức hoạt động cho học sinh có hiệu quả, Tổng phụ trách đội phải được bồi dưỡng về công tác đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.

1.2.3. đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội

Tập hợp các giáo viên chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động cho ở học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, do Hiệu trưởng các trường bổ nhiệm, công nhận.

1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội

Theo Menges J.R quan niệm phát triển đội ngũ giáo viên là: “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp” [dẫn theo 13, tr.21].

Theo Lê Trung Chinh “Phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong giáo dục, là quá trình tác động của chủ thể quản lí đến đội ngũ giáo viên nhằm phát triển từng cá nhân và cả đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục, các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt: quy mô, chất lượng, hiệu quả” [12, tr.51].

Từ những quan điểm nêu trên, vậy, phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở là hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường tác động tới đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội để giúp cho đội ngũ này đủ về số lượng theo chuẩn quy định, đồng bộ về cơ cấu trình độ, chuyên môn, thâm niên công tác...và đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đội.

1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

1.3.1. Vị trí, mục tiêu và vai trò của công tác đội trong trường học

1.3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đội trong trường học

Mục tiêu của tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày 15-5-1941 là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.

- Là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.

- Được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư.

- Lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên; giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình, hạnh phúc các dân tộc.

Điều lệ đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (do hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khóa 8 thông qua ngày 25/7/2003) có ghi: “đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” [24].

Khẩu hiệu của đội: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng !”

Có thể hiểu mục tiêu cụ thể của tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: đội tổ chức giáo dục thiếu niên, nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023