Đào Tạo Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Tại Các Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên


TT

Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường

tiểu học, trung học cơ sở

Mức độ thực hiện


ĐTB


Xếp hạng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

thực hiện

SL

SL

SL


2

CBQL có thái độ tôn trọng, đối xử công bằng, khách quan, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với GV làm Tổng phụ trách đội, luôn phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, tất cả

vì công việc chung.


45


26


9


2.45


1


3

CBQL sử dụng GV làm Tổng phụ trách đội tốt thể hiện năng lực quản lí tốt là động lực, là niềm tin để GV nỗ lực phấn đấu, toàn tâm,

toàn ý với công việc.


14


25


41


1.66


2


Bổ nhiệm giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung

học cơ sở


1

Ban giám hiệu nhà trường dự kiến và giới thiệu giáo viên làm Tổng phụ trách đội để xin

ý kiến Hội đồng trường


62


15


3


2.74


1


2

Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của

Hội đồng trường, Phòng


55


16


9


2.58


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 9


TT

Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường

tiểu học, trung học cơ sở

Mức độ thực hiện


ĐTB


Xếp hạng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

thực hiện

SL

SL

SL


Giáo dục và Đào tạo và Hội

đồng đội cùng cấp.







3

Hiệu trưởng báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hội

đồng đội các cấp.


44


27


9


2.44


3



Số liệu bảng 2.10 cho thấy:

- Về quy trình tuyển dụng: Công tác tuyển dụng cán bộ tuân theo đúng các quy định trong các văn bản hiện hành, đã thực hiện: Tuyển chọn thông qua quá trình xem xét, lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách (2.41 điểm, xếp hạng 1).

Tuy nhiên, CBQL các trường tiểu học, trung học chưa quan tâm đến các nội dung:

Tuyển chọn thực hiện thông qua thu hút những GV có năng lực làm Tổng phụ trách từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí nộp đơn để được tham gia tuyển chọn (2.21 điểm, xếp hạng 2);

Tuyển dụng GV làm Tổng phụ trách đội thông qua các hình thức như: xét tuyển thông qua kết quả học tập ở bậc đại học, cao đẳng của sinh viên, thi tuyển, thi tuyển kết hợp xét tuyển, thuyên chuyển công tác…(2.14 điểm, xếp hạng 3);

Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công bằng, đúng quy trình (1.98 điểm, xếp hạng 4);

GV làm Tổng phụ trách cần đảm bảo yêu cầu về ngoại hình, sức khỏe, giọng nói, điều kiện công tác… (2.86 điểm, xếp hạng 5).

Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết công tác tuyển dụng hiện nay phụ thuộc vào Hội đồng tuyển dụng viên chức cấp huyện, dẫn đến nguồn tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu thực tế, một số GV không đáp ứng được yêu cầu có kỹ năng nói tốt để chào cờ hàng tuần, điều khiển các ngày lễ được trường tổ chức, biết làm các kế hoạch theo qui định của nhà trường, của sự chỉ đạo của bộ phận ngoài giờ lên lớp…

- Về sử dụng giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở: Nội dung đều được thực hiện ở mức độ tốt: CBQL có thái độ tôn trọng, đối xử công bằng, khách quan, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với GV làm Tổng phụ trách đội, luôn phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, tất cả vì công việc chung (2.45 điểm, xếp hạng 1);

Tuy nhiên, nội dung thực hiện mức độ trung bình gồm:

CBQL sử dụng GV làm Tổng phụ trách cần phân công phù hợp với năng lực, sở trường, giới tính, điều kiện công tác…(1.66 điểm, xếp hạng 2);

CBQL sử dụng GV làm Tổng phụ trách đội tốt thể hiện năng lực quản lí tốt là động lực, là niềm tin để GV nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc (1.64 điểm, xếp hạng 3).

Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết một số Hiệu trưởng năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa tạo động lực về chính sách, tinh thần cho đội ngũ GV làm TPT đội.

- Về bổ nhiệm GV làm Tổng phụ trách đội đã thực hiện theo đúng văn bản quy định tại Thông tư Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngày ban hành: 08/11/2017, ngày có hiệu lực: 24/12/2017, cụ thể:

Ban giám hiệu nhà trường dự kiến và giới thiệu giáo viên làm Tổng phụ trách đội để xin ý kiến Hội đồng trường (2.74 điểm);

Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng đội cùng cấp (2.58 điểm);

Hiệu trưởng báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng đội các cấp (2.44 điểm).

Như vậy, CBQL các trường tiểu học, THCS đã thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm theo các văn bản hướng dẫn.

2.4.3. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.2.Đánh giá của CBQL, GV về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội


TT

Đào tạo bồi dưỡngđội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu

học, trung học cơ sở


Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Không thực hiện


ĐTB


Xếp hạng


1

Tổ chức đánh giá năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội để

khảo sát nhu cầu bồi dưỡng


22


23


35


1.84


5


2

Tổ chức đánh giá GV làm Tổng phụ trách đội trong quy hoạch để nắm bắt triển vọng của đội ngũ này và yêu

cầu cần bồi dưỡng


20


21


39


1.76


7


3

Thực hiện phân loại GV làm Tổng phụ trách đội ở diện bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng

nâng cao trình độ


25


12


43


1.78


6


4

Tổ chức tìm hiểu nguyện

vọng và hoàn cảnh của GV làm Tổng phụ trách đội để


46


23


11


2.44


1

lựa chọn hình thức bồi

dưỡng thích hợp







5

Tổ chức bồi dưỡng tập

trung dài hạn, hay ngắn hạn, tự bồi dưỡng


44


26


10


2.43


2


6

Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ cho người tham gia bồi dưỡng hoặc tự

bồi dưỡng


23


26


31


1.90


3


Thực hiện gắn kết các kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc tuyển chọn, bổ

nhiệm mới, bổ nhiệm lại


21


27


32


1.86


4


Kết quả bảng khảo sát 2.11 cho thấy, các nội dung bồi dưỡng đánh giá thực hiện tốt gồm:

Tổ chức tìm hiểu nguyện vọng và hoàn cảnh của GV làm Tổng phụ trách đội để lựa chọn hình thức bồi dưỡng thích hợp (2.44 điểm, xếp hạng 1);

Tổ chức bồi dưỡng tập trung dài hạn, hay ngắn hạn, tự bồi dưỡng (2.43 điểm, xếp hạng 2).

Các nội dung bồi dưỡng đánh giá thực hiện trung bình hoặc thấp gồm:

Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ cho người tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng (1.90 điểm);

Thực hiện gắn kết các kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc tuyển chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại (1.86 điểm);

Tổ chức đánh giá năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội để khảo sát nhu cầu bồi dưỡng (1.84 điểm);

Thực hiện phân loại GV làm Tổng phụ trách đội ở diện bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ (1.78 điểm);

Tổ chức đánh giá GV làm Tổng phụ trách đội trong quy hoạch để nắm bắt triển vọng của đội ngũ này và yêu cầu cần bồi dưỡng (1.76 điểm).

Phỏng vấn CBQL G.H.N, chúng tôi được biết: “Kết quả đánh giá năng lực cho thấy, GV làm Tổng phụ trách Đội chưa đáp ứng về các năng lực: năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường; Năng lực về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông...”. GV M.V.H cho biết: “Đa số GV giáo viên trẻ đảm nhận công việc Tổng phụ trách đội còn yếu kém chuyên môn về công tác đội nên rất cần được bồi dưỡng năng lực làm Tổng phụ trách Đội…”.

Thực tế cho thấy các trường tiểu học, THCS vẫn chưa chú trọng, quan tâm đúng mức về việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội. Vì vậy, các trường tiểu học, THCS nên có kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng để giúp GV cập nhật kiến thức mới và kiến thức thực tế về chuyên môn nghiệp vụ Tổng phụ trách đội. Nguyên nhân do chế độ chính sách chưa rõ ràng, phù hợp, nguồn kinh phí hạn chế, nên việc tạo điều kiện cho GV đi học tập và nghiên cứu phụ thuộc vào cơ chế của từng đơn vị và chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của cá nhân. Phần lớn các trường chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, thiếu chủ động và chưa tận dụng thời cơ trong công tác phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

2.4.4. Về thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện theo thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hiện nay, ở tiểu học có 8 trường hạng 1, 10 trường hạng 2 và 3 trường hạng 3; ở cấp THCS có 7 trường hạng 2 và 13 trường hạng

3. Theo quy định của Thông tư, giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên

trách và bán chuyên trách) đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I sẽ hưởng mức 2 với mức phụ cấp là 03 với số tiền phụ cấp 447.000đ/tháng, trường hạng 3 với mức phụ cấp là 0.2 với số tiền phụ cấp 298.000đ/tháng. Trao đổi với TPT đội, các đồng chí cho biết: TPT đội đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và điều hành các hoạt động phong trào của nhà trường, là người chịu rất nhiều sức ép từ ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và ngay với cả những em học sinh cá biệt. Chính vì vậy, với mức phụ cấp như hiện nay, TPT đội cảm thấy có áp lực vô hình trong công việc, không dễ để có nhiệt huyết, có khả năng làm công tác phong trào.

Hiện nay, phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 1.490.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 như sau:

Thực hiện theo mục 3 Chương II của Thông tư liên tịch 23/TTLT quy định về định mức giờ dạy của giáo viên - Tổng phụ trách đội, các trường tiểu học, THCS ở huyện Phú Bình với số lớp từ 10 đến 19 lớp, Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 3 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học. Theo TPT trường tiểu học Lương Phú: Chỉ có một số trường sư phạm đào tạo giáo chuyên ngành công tác đội, còn đa số là chưa mở ngành học này. Chính vì vậy, ở nhiều địa phương, phần lớn giáo viên đảm nhận công việc TPT đội không có chuyên môn về công tác đội. Trong khi, đối với những giáo viên làm công tác đội đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng. Ngoài lòng say mê thì phải biết điều khiển và tổ chức các trò chơi, biết giáo dục, giúp đỡ những học sinh cá biệt, biết các nghi thức đội, có một kỹ năng nói tốt để chào cờ hàng tuần, điều khiển các ngày lễ được trường tổ chức, biết làm các kế hoạch theo qui định của nhà trường, của sự chỉ đạo của bộ phận ngoài giờ lên lớp… Nhưng, nhìn

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí