Vị Trí, Vai Trò Của Công Tác Đội Trong Trường Học

trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Với mục đích đó:

+ đội góp phần hình thành phẩm chất đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục và gia đình.

+ đội yêu cầu mỗi đội viên phấn đấu trở thành đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

+ Khẩu hiệu đội bao gồm 2 vế thống nhất với nhau, vừa gắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước, vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ, đòi hỏi mỗi đội viên phải ghi nhớ và thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

+ Mục đích của đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường, đòi hỏi đội phải kết hợp chặt với nhà trường trong quá trình hoạt động của mình.

Nhiệm vụ của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

Có 3 nhiệm vụ cụ thể:

- Tập hợp, đoàn kết thu hút tất cả thiếu niên nhi đồng tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức.

- Xây dựng tổ chức đội vững mạnh, làm tốt công tác đội và phong trào thiếu nhi trong trường học và trên địa bàn dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Không ngừng củng cố và mở rộng tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

1.3.1.2. Vị trí, vai trò của công tác đội trong trường học

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 4

- Là chỗ dựa vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chương trình giáo dục.

- Là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, bảo đảm quá trình giáo dục được toàn diện, khép kín “Học đi đôi với hành - nhà trường gắn liền với xã hội”.

- Có vai trò tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học.

- Có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng rèn luyện đội viên của mình, tạo nguồn nhân lực cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

1.3.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

1.3.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội Vai trò của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Vị trí, vai trò Trong trường Tiểu học, Tổng phụ trách đội: là nhà giáo dục, là cán bộ quản lí và là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản trực tiếp làm công tác đội thiếu niên tiền phong. Là nhà giáo dục, Tổng phụ trách đội tham gia giảng dạy một số giờ nhất định theo sự phân công của Hiệu trưởng. Về chất lượng giờ giảng, Tổng phụ trách phải đảm bảo đạt loại khá trở lên mới thuận lợi cho công tác đội của mình. Tổng phụ trách đội được coi như một cán bộ quản lí giáo dục trong trường Tiểu học, chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước Đoàn thanh niên về công tác giáo dục và quản lí thiếu nhi, học sinh của toàn trường. Về mặt tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản, Tổng phụ trách đội là đại diện của Đoàn được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đoàn các cấp về công tác thiếu nhi trong trường học.

Với Liên độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Lãnh đạo chính trị và sư phạm thông qua Ban chỉ huy Liên đội.

- Với Phụ trách Chi đội: Bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giúp đỡ, tuyển chọn và phân công.

- Với Ban chấp hành Đoàn trường học: Chịu sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thay mặt cho chi đoàn thanh niên định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đội và vận động đoàn viên tham gia công tác đội.

- Với Ban giám hiệu: Tham mưu đưa công tác đội vào kế hoạch chính thức của nhà trường, gắn công tác chủ nhiệm với công tác Phụ trách Chi đội, đề xuất cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động đội.

- Với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Vận động, phối hợp, tác động giáo dục tạo nên sự đồng bộ giữa 3 lực lượng: nhà trường, gia đình và xã hội.

Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội được quy định như sau:

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách đội

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.

2. Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.

3. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội các cấp.

4. Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy đội các cấp.

5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

6. Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Điều lệ Trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-Bộ GDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại điều 22 quy định:

“Điều 22. Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

1. Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổng phụ trách đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.

2. Tổng phụ trách đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.

a) Nhiệm vụ 1: Tổ chức bộ máy và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đội thiếu niên tiền phong, đội ngũ Phụ trách Chi đội, Phụ trách Sao nhi đồng, xây dựng Chi đội, Liên đội mạnh, Sao nhi đồng tự quản, Ban chỉ huy, các nhóm nòng cốt của đội. Để thực hiện được các nhiệm vụ này, Tổng phụ trách đội cần thực hiện một số công việc cụ thể sau: Thứ nhất: Đề xuất tiêu chí lựa chọn và tham gia xây dựng đội ngũ Phụ trách Chi đội, phụ trách nhi đồng cho Ban giám hiệu nhà trường, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này. Thứ hai: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, huấn luyện về kĩ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho các Phụ trách Chi đội và phụ trách nhi đồng. Thứ ba: Hướng dẫn các em lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội và Chi đội. Thứ tư: Thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện chỉ huy đội, trưởng Sao nhi đồng, trưởng các nhóm nòng cốt chuyên môn của đội.

b) Nhiệm vụ 2: Tổ chức chỉ đạo hoạt động toàn diện của đội trên cơ sở phát huy thực sự vai trò tự quản của đội. Nhiệm vụ này thể hiện qua 2 mặt:

Một là: Thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động trên quy mô toàn Liên đội.

Hai là: Đưa các hoạt động đi sâu vào từng Chi đội, từng Phân đội cho đến mỗi đội viên, học sinh để lôi cuốn các em vào các hoạt động cụ thể.

c) Nhiệm vụ 3: Tham mưu, phối hợp với các tổ chức đảng, chính quyền, nhà trường, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và

ngoài nhà trưòng làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi. Mục tiêu của nhiệm vụ là “toàn trường tham gia công tác đội”. Để đạt được mục tiêu đó, Tổng phụ trách đội cần phải thực hiện một số công việc cụ thể sau:

- Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về công tác đội trong năm học và từng giai đoạn.

- Thực hiện định kì hằng tuần, hằng tháng báo cáo, đề xuất ý kiến với Hiệu trưởng về các mặt hoạt động của tổ chức đội.

- Thường xuyên báo cáo Ban Chấp hành đoàn trường về công tác đội và đưa nội dung công tác đội vào chương trình làm việc của Hội đồng sư phạm nhà trường” [7].

1.3.2.2. Yêu cầu về cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Cơ cấu của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội phải đảm bảo về trình độ đào tạo, giới tình, độ tuổi, thâm niên công tác nhằm đảm bảo tình kế thừa và sự học hỏi kinh nghiệm giữa các thế hệ giáo viên làm Tổng phụ trách. Cụ thể:

+ Cơ cấu giới tính: Cơ cấu giới tính phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục. Cơ cấu về giới tính phải đảm bảo tính cân đối giữa nam và nữ. Cơ cấu giới tính còn liên quan đến vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của GV làm Tổng phụ trách đội.

+ Cơ cấu theo chuyên môn: Căn cứ vào chuyên môn và nghiệp vụ, mỗi trường sẽ xác định được phân bổ giáo viên làm Tổng phụ trách hợp lý. Cơ cấu này cho biết sự yếu kém về chuyên môn của GV làm Tổng phụ trách để có kế hoạch bồi dưỡng.

+ Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Xây dựng một cơ cấu hợp lí về trình độ đào tạo sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách.

+ Cơ cấu theo độ tuổi, thâm niên: Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ GV làm Tổng phụ trách theo nhiều độ tuổi khác nhau. Việc cơ cấu độ tuổi hợp lí, có tình kế thừa,

người có kinh nghiệm giúp đỡ người thiếu kinh nghiệm. Việc xác định đúng cơ cấu độ tuổi của GV mỗi trường sẽ là cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ ổn định và bền vững lâu dài, không bị thiếu hụt trong những giai đoạn nhất định.

Yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội:

+ Về kĩ năng: Chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội thể hiện ở những kĩ năng sau: Kĩ năng tổ chức và hướng dẫn trò chơi tập thể cho thiếu nhi. Kĩ năng tổ chức trại thiếu nhi. Kĩ năng dựng lều trại. Kĩ năng thực hiện nút dây và trang trí thủ công trại. Kĩ năng hướng dẫn thiếu nhi hát những bài hát truyền thống đội. Kĩ năng hướng dẫn thiếu nhi múa tập thể.

+ Chất lượng chuyên môn: Thể hiện ở trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên công tác của các thành viên, thâm niên trong vị trí làm việc, sự hài hòa giữa các yếu tố... Có thể khái quát chất lượng đội ngũ ở hai yếu tố chính sau đây:

- Trình độ đào tạo của giáo viên: Đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.

- Sự hài hòa giữa các yếu tố trong đội ngũ: hài hòa giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo; sự hài hòa giữa nội dung công việc và vị trí mà người giáo viên đang đảm nhiệm, có tồn tại hay không mối quan hệ giữa mức thâm niên và mức độ trách nhiệm của giáo viên?

1.3.2.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách đội Về phẩm chất của giáo viên làm Tổng phụ trách đội:

- Phẩm chất tư tưởng - chính trị:

+ Tổng phụ trách đội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, đây là nền tảng để GV làm Tổng phụ trách đội hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò được giao.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương và kế hoạch của Đoàn.

+ Phát hiện và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, tự diễn biến, tự chuyển hóa.


mẫu.

+ Có tinh thần trách nhiệm, ý chí vươt qua khó khăn trong công việc.

+ Trung thực, dám đấu tranh cho lẽ phải.

+ Luôn nghiêm khắc với bản thân, có lối sống lành mạnh, mô phạm, gương


Tổng phụ trách cần lạc quan, nhiệt tình, gương mẫu về đạo đức tác phong

để tạo mối quan hệ tốt và tranh thủ sự giúp đỡ của tập thể phụ trách và các lực lượng giáo dục. Tổng phụ trách phải có khả năng tự chủ cao, thương yêu tôn trọng thiếu nhi, yêu cầu cao với bản thân và với người khác để luôn phấn đấu hoàn thiện mình, đồng thời phải luôn thể hiện tính công bằng trong việc đánh giá mọi hoạt động.

- Giáo viên làm Tổng phụ trách đội phải có lòng yêu HS, thích làm việc với HS bởi đây là phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ phụ trách đội. Chỉ có yêu HS, thích làm việc với HS thì GV dễ dàng hòa nhập, vui chơi, tổ chức các hoạt động tập thể cho HS. GV từ đó tôn trọng, phát hiện năng lực của HS để rèn luyện phát triển năng lực cá nhân, động viên, khuyến khích HS làm việc hiệu quả. GV làm Tổng phụ trách đội phải xây dựng hình ảnh mẫu mực sẽ có tác dụng giáo dục HS, giúp HS xây dựng lối sống có mục đích, có lý tưởng, trách nhiệm và hợp tác trong tập thể.

- GV làm Tổng phụ trách đội phải có lòng nhiệt tình và say mê với công tác đội, công tác xã hội. Bên cạnh đó, GV làm Tổng phụ trách đội phát huy phẩm chất trí tuệ như óc quan sát, trí nhớ tốt, sự sáng tạo, thông minh để tổ chức có hiệu quả các hoạt động cho HS. Từ đó, GV phát hiện những nhân tố mới để tập hợp, thu hút ngày càng đông HS tham gia vào phong trào mà không ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- GV làm Tổng phụ trách đội phải có kiến thức và trình độ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, âm nhạc, hội họa….để hiểu được tâm sinh lý, sở thích của HS nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của HS, tổ chức những hoạt động nhằm phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh, cụ

thể hóa bằng xây dựng mục tiêu, kế hoạch chủ đề các hoạt động cho năm học và mỗi tháng.

- Năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội:

+ Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác đội.

+ Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.

+ GV có năng lực về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.

+ Năng lực định hướng chính trị: Vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của Đoàn vào thực tiễn phong trào đội ở địa phương, trường; Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động xấu ảnh hưởng đến công tác giáo dục HS.

+ Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn: biết điều khiển, tổ chức các trò chơi, biết giáo dục, giúp đỡ những HS cá biệt, biết các nghi thức đội, có kỹ năng nói tốt, biết làm các kế hoạch theo quy định của nhà trường,...

+ Năng lực tập hợp lực lượng chăm sóc giáo dục HS và lôi cuốn HS tham gia hào hứng vào các hoạt động phong trào.

+ Năng lực phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác chăm sóc, giáo dục HS.

+ Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ công tác đội: Hiểu biết sâu sắc về tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và lý luận phương pháp công tác đội. Có năng lực chuyên môn ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, tin học, tật học, môi trường… Biết sử dụng nhiều trang thiết bị trong học tập và hoạt động đội, các phương tiện nghe nhìn, biết khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho công tác giáo dục thiếu nhi.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí