Khoảng Trống Trong Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Của Đề Tài


3. Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành được 2 mục tiêu cụ thể thì đề tài cần giải quyết được 2 câu hỏi tương ứng như sau:

(1) Các nhân tố nào thuộc KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long?

(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng NC của đề tài là các nhân tố thuộc KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo COSO đề cập đến 5 nhân tố KSNB nhằm đạt được 3 mục tiêu: hoạt động, tuân thủ và báo cáo nhưng đề tài chỉ NC các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của hoạt động, không NC các mục tiêu khác.

- Phạm vi NC của đề tài là các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long không bao gồm các NHTM nước ngoài và các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp NC chính là phương pháp định lượng. Dựa trên các cơ sở lý thuyết nền và các NC trước có liên quan, tác giả thiết lập các giả thuyết NC và xây dựng mô hình NC. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp để kiểm định mô hình NC thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập (MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS và GS) với biến phụ thuộc (tính HH của HĐKD tại các NHTM) tại tỉnh Vĩnh Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

6. Đóng góp của nghiên cứu

Thứ nhất, NC giúp cho các NHTM trong tỉnh Vĩnh Long biết được các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD của mình. Từ đó, lãnh đạo NH sẽ có sự quan tâm sâu sắc đến HTKSNB nhằm điều chỉnh sao cho hoạt động một cách HH nhất có thể.

Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 3


Thứ hai, NC giúp bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho các đơn vị, cá nhân đang NC về KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NH. Đồng thời, NC cũng giúp các nhà quản lý trong các NH có cơ sở để đề ra giải pháp để cho NH hoạt động HH hơn thông qua KSNB.

7. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài bao gồm những nội dung sau:

Phần mở đầu: trình bày lý do NC, mục tiêu NC, câu hỏi NC, đối tượng NC, phạm vi NC, phương pháp NC, đóng góp của NC và kết cấu của đề tài.

Phần nội dung: gồm 5 chương như sau:

Chương 1. Tổng quan về các nghiên cứu trước liên quan Chương 2. Cơ sở lý thuyết

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5. Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

1.1. Các nghiên cứu trước có liên quan

1.1.1. Các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài

Trên thế giới, có khá nhiều những NC về các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD trong đơn vị, dưới đây là một số NC tiêu biểu:

Angella Amudo và Eno L. Inanga (2009) NC mô hình chuẩn để đánh giá HTKSNB tại các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi NH Phát Triển Châu Phi. Nhóm tác giả dùng phương pháp QS, phân tích tài liệu và thống kê mô tả. Mô hình NC bao gồm 6 biến độc lập (MTKS, ĐGRR, hệ thống TT & TT, HĐKS, GS, công nghệ thông tin) và 2 biến kiểm soát (ủy quyền và mối quan hệ cộng tác), biến phụ thuộc là tính HH của HTKSNB. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng “nếu thiếu hụt một số thành phần của HTKSNB thì kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được tính HH và ảnh hưởng đến mục tiêu cần đạt được”. Tuy nhiên, trong NC cũng chỉ ra hạn chế là “chỉ mới điều tra ở Uganda nên kết quả NC sẽ có thay đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng”.

Nghiên cứu của Sultana và Haque (2011) với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của tính HH HTKSNB đến khả năng hoạt động của đơn vị trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Nhóm tác giả đã thực hiện NC thực nghiệm ở 6 NH tư nhân niêm yết ở Bangladesh, mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng trên cơ sở đã kế thừa nghiên cứu trước gồm 5 biến độc lập là các thành phần của KSNB theo báo cáo COSO là MTKS, ĐGRR, hệ thống thông tin truyền thông, các HĐKS, GS; các biến điều tiết và biến phụ thuộc là tính HH của HTKSNB. Kết quả NC chỉ ra rằng các biến độc lập có ảnh hưởng đến từng mục tiêu của các NH, và một khi mọi thành phần trong mô hình kiểm soát hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý khi thực hiện các mục tiêu của đơn vị.

Ndamenenu Koranteng Douglas (2011) NC về ảnh hưởng của tính HH của KSNB đến HQ của tổ chức, NC trường hợp tại Ecobank Ghana Limited. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu cách thức kiểm soát sao cho đạt được tính HQ trong lĩnh vực NH của Ghana trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao độ tin cậy của


báo cáo tài chính và tuân thủ pháp luật hiện hành. Với cách thức phân tích tần suất trên 30 mẫu khảo sát với câu trả lời Có – Không thu được từ nhân viên của 9/12 chi nhánh của Ecobank Ghana Limited khu vực Ashanti (để đánh giá các thành phần của KSNB: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT và GS). Kết quả nghiên cứu cho thấy tại Ecobank Ghana Limited có tồn tại HTKSNB, đa số nhân viên được hỏi cho rằng hệ thống kiểm soát này là kiểm soát phòng ngừa, người chịu trách nhiệm chính trong hệ thống này là đội ngũ quản lý cấp cao; xác định, phân tích và quản lý rủi ro có liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo tài chính của NH); HĐKS tiền và tài sản khác đang được thực hiện tốt; nhân viên của Ecobank Ghana Limited có ý thức về HTKSNB tại nơi làm việc và nhận được các thông tin liên quan đến pháp luật, các nghiệp vụ kinh tế, thay đổi hoạt động và các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng đến tổ chức; hoạt động GS KSNB là biện pháp chính được áp dụng cho việc tăng cường tuân thủ trong ngành để kiểm tra tính HH và HQ trong ngành.

Ewa & các cộng sự (2012) tiến hành NC nhằm xác định ảnh hưởng của KSNB đến khả năng phát hiện gian lận, thái độ của nhân viên tại các NH ở Nigeria. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi với thang đo Likert 4 điểm để thu thập dữ liệu từ 13 NH Nigeria. Kết quả nghiên chỉ ra rằng HTKSNB ảnh hưởng đến thái độ nhân viên đối với gian lận, một cơ chế KSNB vững mạnh là sự răn đe giảm thiểu hành vi gian lận, nếu cơ chế KSNB yếu tạo cơ hội cho nhân viên để gian lận. Nhóm tác giả đã kết luận rằng HTKSNB HH và HQ là cần thiết để ngăn chặn tình trạng bất ổn trong lĩnh vực NH. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra đề nghị các NH ở Nigeria nên nâng cấp HTKSNB và đặc biệt chú ý đến phong cách làm việc của nhân viên.

Gamage và cộng sự (2014) tiến hành NC sự HH của HTKSNB tại 2 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 2 NH này tại Srilanka, nhóm tác giả cũng dùng mô hình NC trên cơ sở các nghiên cứu ở trên và khuôn khổ KSNB của COSO. Mô hình gồm 5 biến độc lập là MTKS, ĐGRR, các HĐKS, TT & TT và GS; 1 biến phụ thuộc là tính HH của HTKSNB. Tác giả cũng kết luận rằng, các biến độc lập có sự tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc nhưng mức độ tác động của từng nhân tố là


không đều nhau. Dựa trên kết qua NC, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị cho nhà quản lý.

Nghiên cứu của Olga Bubilek (2017) với mục tiêu xem xét vai trò và tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và KSNB trong một tổ chức thông qua NC trường hợp tại công ty đa quốc gia KONE của Phần Lan. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính với cách tiếp cận NC tình huống, dựa vào các số liệu sơ cấp thu thập được từ 2 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc riêng biệt với trưởng bộ phận kiểm soát tại KONE và số liệu thứ cấp từ tài liệu được công bố bởi KONE trên website của họ và trong các ấn phẩm. Nhóm tác giả đã kết hợp hai phương pháp phân tích là so sánh dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp và tìm kiếm thông tin còn thiếu. Kết quả NC cho thấy KSNB và kiểm toán nội bộ là hai bộ phận quan trọng trong một tổ chức, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD của KONE. Vai trò chính của KSNB và kiểm toán nội bộ là để đảm bảo hoạt động HH hơn, quản trị rủi ro của công ty và làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu của đơn vị. KSNB được thiết kế và thực hiện HH có ảnh hưởng tích cực đến HĐKD, quản lý rủi ro và đưa ra quyết định trên tất cả các cấp của tổ chức. Tuy nhiên, NC này chỉ thực hiện trên một trường hợp tại KONE nên không thể sử dụng cho tất cả các công ty nên tác giả khuyến khích thực hiện các NC ở quy mô lớn hơn.

1.1.2. Các nghiên cứu được công bố ở trong nước

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng có khá nhiều các NC ứng dụng về HTKSNB tại một tổ chức cụ thể được thực hiện bởi nhiều tác giả liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Đề tài NC cấp Bộ “Xây dựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” của Ngô Trí Tuệ và nhóm tác giả (2004) đã xem xét HTKSNB tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông trên góc độ tiếp cận để phục vụ công tác quản lý tài chính.

Nhóm tác giả Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012) đã thực hiện NC HTKSNB gắn liền với quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này


cũng đánh giá về công tác KSNB tại NHTM Việt Nam và đưa ra một số gợi ý với công tác KSNB tại NHTM.

Công trình NC khoa học cấp Ngành của nhóm tác giả Phạm Thanh Thủy và tập thể tác giả (2016) về “Đánh giá HTKSNB của NHTM Việt Nam và một số khuyến nghị” đã nêu lên thực trạng HTKSNB của NHTM Việt Nam về MTKS, quy trình ĐGRR, hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, HĐKS và GS các kiểm soát. Từ đó, nhóm tác giả đã tìm ra được các hạn chế và đưa ra các giải pháp hoàn thiện KSNB của NHTM Việt Nam.

Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự HH của HTKSNB trong các NHTM tại Việt Nam” đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự HH của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp NC hỗn hợp, trong đó phương pháp định tính dùng để “khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam”, phương pháp định lượng dùng để “kiểm định các nhân tố tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam”. Tác giả đã khảo sát 601 mẫu để kiểm định mô hình NC gồm 7 nhân tố (MTKS, ĐGRR, thông tin truyền thông, HĐKS, GS, thể chế chính trị và lợi ích nhóm) với 27 tiêu chí đo lường đại diện cho sự HH của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam, trong đó 5 nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước và báo cáo COSO, bên cạnh đó tác giả đã tìm ra 2 nhân tố mới đó là thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Kết quả NC là “mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: ĐGRR, HĐKS, thông tin truyền thông, thể chế chính trị, GS, lợi ích nhóm và MTKS".

Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Thu Phụng (2016) “Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến HQHĐ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” đã tìm ra các nhân tố thuộc HTKSNB và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc HTKSNB đến tính HQHĐ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tác giả dùng phương pháp NC hỗn hợp, “trong đó phương pháp định tính nhằm khám phá các nhân tố


ảnh hưởng HQHĐ tại EVN và phương pháp định lượng nhằm kiểm định các nhân tố đã được xác định”. Công cụ của NC là bảng khảo sát được xây dựng chủ yếu dựa trên thang đo Likert 5 điểm, từ mức độ ảnh hưởng không quan trọng đến rất quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc HTKSNB đến tính HQHĐ của EVN được gửi đến 265 nhà quản lý hoặc chuyên viên thuộc EVN. Qua NC định tính, tác giả đã thu thập 49 biến đo lường đặc thù cho 15 nhân tố thuộc 5 thành phần của HTKSNB (MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT, GS) ảnh hưởng đến HQHĐ tại EVN. Tuy nhiên, qua phân tích sơ bộ 95 mẫu, phân tích EFA đã cho thấy với 15 nhân tố ban đầu, thực ra chỉ là 10 nhân tố có tương quan với nhau thuộc 5 thành phần của HTKSNB bao gồm 49 biến đo lường. Sau khi kiểm định hồi quy NC đưa ra kết quả là các thành phần MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT, GS đều có tác động tích cực đến HQHĐ của EVN.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Tuấn (2017) với mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính HH của HTKSNB tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng cả 5 nhân tố: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT và GS đều ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính HH của HTKSNB và các doanh nghiệp này vận dụng tốt các thành phần KSNB theo Báo cáo COSO sẽ đáp ứng được tính HH của HTKSNB.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Thị Hồng Vi (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự HH của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” đã NC các yếu tố ảnh hưởng đến sự HH của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu này tác giả kế thừa các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình. Tác giả sử dụng phương pháp NC hỗn hợp và mô hình NC của tác giả gồm 6 biến độc lập (MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT, GS và thể chế chính trị) và 1 biến độc lập là sự HH của HTKSNB. Tác giả đã thu thập được 312 mẫu khảo sát để kiểm định mô hình, kết quả đạt được là các biến độc lập đều có tác động cùng chiều với sự HH của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.


1.2. Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài

Dựa trên tổng quan các NC trong và ngoài nước liên quan đến HTKSNB cho thấy, các NC trước trên thế giới đã thực hiện khá nhiều về chủ đề này. Tại Việt Nam, hầu hết những NC về HTKSNB chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng của HTKSNB theo khuôn mẫu của Báo cáo COSO trong từng đơn vị hoặc nhóm đơn vị có cùng đặc điểm hoặc một quy trình của một đơn vị, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB. Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ NC về các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HTKSNB trong lĩnh vực NH như 2 NC của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017). Tuy nhiên, đối tượng NC của tác giả Hồ Tuấn Vũ là các NHTM tại Việt Nam, còn đối tượng NC của tác giả Võ Thị Hồng Vi là các NHTM tại tỉnh Bình Thuận và tại mỗi địa bàn NC khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính HH của HTKSNB khác nhau. Hiện nay, chưa có NC nào về các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long là địa phương có những đặc điểm đặc trưng riêng của Việt Nam và những đặc điểm này khác với tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và gần thành phố Cần Thơ nên tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai rất lớn. Đồng thời, Vĩnh Long có điều kiện đất đai màu mỡ, lại đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm để có thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện nên kinh tế nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chủ lực. Do vậy, đối tượng cho vay, sử dụng vốn tại NH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chủ yếu là nông dân để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay tín chấp phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, để NH chấp nhận cho họ vay thì họ phải đảm bảo tài sản thế chấp để rủi ro tín dụng của NH thấp, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đạt được. Bên cạnh đó, Vĩnh Long có mạng lưới đào tạo mở rộng gồm 03 trường đại học và 03 trường cao đẳng nên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cung cấp cho tỉnh Vĩnh Long nói chung và các NHTM của tỉnh nói riêng là rất dồi dào. Với nguồn lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023