Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra & Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lựcdạy Học Cho Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Thpt Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương

- Sau mỗi đợt tổ chức bồi dưỡng cần phải khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả cử từng chuyên đề bồi dưỡng. Trên cơ sở kết quả khảo sát để điều chỉnh các đợt bồi dưỡng tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Việc khảo sát có thể thông qua sử dụng phiếu hỏi đồng thời phối hợp với kênh thông tin từ báo cáo viên, giáo viên bồi dưỡng để điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho phù hợp và sát với thực tiễn hoạt động dạy học của GV.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để xây dựng được khung chương trình bồi dưỡng GV phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục, người Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình phổ thông mới và các yêu cầu về năng lực dạy học cần có của giáo viên. Hiệu trưởng cần xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, đặc điểm nhà trường và thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên để xác định đúng các nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra & đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lựcdạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương 3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra - Đánh giá giúp hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra - Đánh giá giúp cho công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả hơn.

Kiểm tra - Đánh giá giúp CBQL đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học của GV, thực trạng về nhận thức & chất lượng bồi dưỡng của GV từ đó có biện pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV trong nhà trường.

Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của GV nhằm đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra, thấy được những mặt tích cực để động viên, khuyến khích thúc đẩy, phát huy, nhân điển hình; phát hiện những biểu hiện chưa tích cực để hạn chế để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh, tìm biện pháp khắc phục.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Qua thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV tại địa phương cho thấy việc giám sát kết quả của hoạt động bồi dưỡng còn bị xem nhẹ, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến kết quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, việc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát trong công tác quản lí trong hoạt động bồi dưỡng cụ thể như sau: Kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình bồi dưỡng từ khi xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý bồi dưỡng, nội dung, hình thức bồi dưỡng đến kiểm tra đánh giá giáo viên, trước, trong và sau quá trình bồi dưỡng. Tập trung vào việc kiểm tra theo hướng biến việc kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường, tổ hoặc nhóm thành hoạt động tự kiểm tra của chính mỗi giáo viên.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng quy chế đánh giá và có quy định rõ ràng việc đánh giá kết quả đạt được là yêu cầu bắt buộc sau mỗi hoạt động bồi dưỡng.

- Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quá trình áp dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động dạy học.Trong đó hồ sơ cần có kế hoạch, thời gian BD, nội dung, hình thức, lực lượng kiểm tra đánh giá, kết quả bồi dưỡng của GV (kèm theo minh chứng nếu có). Thu thập thông tin đánh giá thường xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tượng khác nhau như: Kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng có thể thông qua dự giờ thăm lớp và thông qua kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh qua mỗi kỳ học, năm học. Dựa vào kết quả tự đánh giá của cá nhân, điều tra bằng phiếu hỏi đối với học sinh như điều tra phương pháp giảng dạy, về mức độ nhiệt tình, trách nhiệm, điều tra về công tác giảng dạy, công tác khác. Tổng hợp các ý kiến, phiếu hỏi, lấy đó làm kênh thông tin để đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của GV. BGH có thể kết hợp với cốt cán CM hoặc kết hợp với với tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực dạy học của GV thông qua thanh tra, dự giờ, hồ sơ GV, thi GV dạy giỏi, GV lên lớp chuyên đề: Đổi mới PPDH, Dạy học theo PP bàn tay nặn bột, PP bản đồ tư duy…

Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 30/2009/BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Phát huy việc tự đánh giá của GV và đánh giá lẫn nhau về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học. Biến quá trình đánh giá thành tự đánh giá. Tổ chức các buổi tổng kết, đánh giá kết quả sau mỗi chương trình bồi dưỡng GV. Hiệu trưởng xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng hợp lý. Sử dụng kết quả học tập, bồi dưỡng của GV làm căn cứ đánh giá xếp loại GV hàng năm. (VD: Lấy kết quả bồi dưỡng GV vào việc tăng lương trước thời hạn, Xét danh hiệu thi đua, tuyên dương khen thưởng kịp thời…)

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường phải có sự quan tâm thực sự đối với kết quả bồi dưỡng, coi đây là một tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả nhiệm vụ cuối năm học của GV

Có sự theo dõi giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu trước, trong và sau mỗi hoạt động bồi dưỡng GV.

Lực lượng kiểm tra phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm và năng lực dạy học, có uy tín đối với tập thể, tâm huyết với nghề dạy học và có kỹ năng trong công tác kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai, tổ chức kiểm tra, đánh giá đồng bộ, đúng quy chế, quy định.

Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ nhóm chuyên môn; Xác định kế hoạch kiểm tra giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng.

3.2.5. Xây dựng chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THPT.

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy giáo viên tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có được năng lực dạy học tốt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các chính sách này cần được cụ thể hóa và đưa vào sứ mạng, mục tiêu phát triển của nhà trường, coi đây là một nhiệm vụ chuyên môn nghiêm túc góp phần phát triển năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường dựa trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu và trình độ năng lực của giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng bồi dưỡng chỉ mang tính hình thức thì bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng nhà trường cũng cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường để chỉ đạo, đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên nhà trường. Chẳng hạn như các quy chế về giảm giờ giảng dạy trong thời gian bồi dưỡng, hỗ trợ một phần chi phí cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng, đối với giáo viên dạy giỏi cần động viên khích lệ như thưởng tiền mặt, cuối bình xét danh hiệu chiến sĩ thi đua. Để thực hiện việc này cần có sự nghiên cứu thật thấu đáo trước khi ban hành và thực hiện các chính sách, nhằm động viên đội ngũ GV tập trung cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học song cũng cần đảm bảo chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường và sự đầu tư cân bằng với các hoạt động khác.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường cần lắng nghe và tổng hợp những ý kiến tham mưu để thực hiện hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tạo các điều kiện để GV tham gia giảng dạy được nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Giáo viên chủ động tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường để ban hành các văn bản quy định thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV. Tham mưu các biện pháp hữu ích hợp pháp để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc đào tạo bồi dưỡng GV của nhà trường chẳng hạn như các chính sách phụ cấp, khen thưởng, động viên GV tham gia giảng dạy và bồi dưỡng đạt hiệu quả (thông qua việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV)

- Hiệu trưởng các trường xây dựng các quy định về hỗ trợ các nguồn lực, tạọ điều kiện cho giáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự học góp phần nâng cao năng lực dạy học.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải là người hiểu rõ năng lực dạy học của giáo viên, điểm mạnh yếu của nhà trường, những yếu tố thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và ban hành các quy định liên quan đến chế độ đãi ngộ cho GV.

- Cần có mối liên hệ chặt chẽ với Sở GD&ĐT, các trung tâm có chức năng đào tạo, bồi dưỡng để chủ động cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng

- Đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động bồi dưỡng GV, thực hiện tốt chính sách, các quy định của nhà trường về hỗ trợ, khuyến khích người đi học..

- Hiệu trưởng cần huy động được sức mạnh của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trườngđóng góp nguồn lực cho sự phát triển nhà trường nói chung và trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV nói riêng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT huyện Bình Giang nó phù hợp với thực trạng công tác quản lý ĐNGV hiện tại của nhà trường, nó có tính thiết thực và tính khả thi cao.

Mối liên quan giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời nâng cao năng lực quản lí cho các nhà quản lý GD được xác định là liên quan đến nhiều biện pháp khác nhau, nhà quản lý không thể chỉ tác động quản lý riêng rẽ đến từng nhóm biện pháp mà phải tiến hành đồng bộ các biện pháp khác nhau một cách toàn diện và hài hòa.

Biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia và nó cũng chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp khác. Các biện pháp trên đây tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn có những tác động chi phối lẫn nhau trong một hệ thống trọn vẹn, thực hiện tốt biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng biện pháp khác. Vì vậy, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV các trường THPT, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của các nhà trường THPT.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện phápquản lí hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của các khảo nghiệm là để bổ sung điều chỉnh giúp cho hoàn chỉnh hơn các biện pháp tác giả đề xuất. Đồng thời đi đến khẳng định mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Năm nhóm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương cụ thể như sau.

(1) Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng củaviệc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

(2) Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT theo yêu cầu đổi mới

(3) Hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng ĐNGV và thực trạng năng lực dạy học giáo viên nhằm đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao thực trạng năng lực dạy học của giáo viên.

(4) Tăng cường công tác kiểm tra & đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lựcdạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT.

(5) Xây dựng chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THPT.

3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT, tác giả tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng cách sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến đối với 67 cán bộ quản lí và giáo viên của các trường THPT huyện Bình Giang.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp (Phụ lục 5)


TT


Nhóm biện pháp

Mức độ

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng củaviệc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT trước yêu cầu đổi

mới giáo dục.


62


92,53


5


7,46


0



2

Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT theo yêu

cầu đổi mới.


60


89,55


7


10,44


0



3

Hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng ĐNGV và thực trạng năng lực dạy học giáo viên nhằm đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao thực trạng năng lực dạy

học của giáo viên


61


91,04


6


8.95


0



4

Tăng cường công tác kiểm tra & đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lựcdạy học cho đội ngũ giáo viên các trường

THPT.


57


85,07


10


14,92


0



5

Xây dựng chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho đội ngũ giáo

viên THPT.


58


86,56


9


13,43


0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 14

100

90

80

70

60

50

40

Rất cần thiết

Cần thiết Không cần thiết

30

20

10

0

BP1

BP2

BP3

BP4

BP5


Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp


Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng trên ta thấy:

Đánh giá mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất trong Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang là tương đối cao. Tuy nhiên mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau. Mức độ cần thiết cao nhất được cho rằng đó là biện pháp 1 (Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng củaviệc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục) Cho thấy mức độ cần thiết của biện pháp này đến việc thúc đẩy chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT.

Các ý kiến đánh giá tính khả thi của các biện pháp ở mức độ thấp hơn so với mức độ cần thiết. Như biện pháp 4 về Tăng cường công tác kiểm tra & đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lựcdạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT còn 4,47% ý kiến cho rằng chưa khả thi, trong thực tế để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá là vấn đề khó đòi hỏi cán bộ quản lý luôn phải đảm bảo sự công bằng, khách quan. Biện pháp 5 Xây dựng chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THPT cũng còn 4,47% ý kiến cho rằng không khả thi

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí