Thực Trạng Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Tại Các Trường Tiểu Học, Thcs Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên

lễ lớn của đất nước, dân tộc, của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của quê hương...

Tổ chức cho thiếu nhi thực hiện tốt phong trào“Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” trong đó tập trung các giải pháp tạo môi trường để thiếu nhi học tập tốt, rèn luyện chăm.Triển khai Chương trình “Rèn luyện đội viên” giai đoạn 2018 - 2022. Về triển khai thực hiện phong trào "Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, kết quả toàn huyện tổ chức được 41 hoạt động, thu hút 21 nghìn thiếu nhi tham gia.Hội đồng đội huyện đã triển khai viết thư và làm thiệp gửi các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ và các bạn thiếu nhi đang sinh sống học tập trên vùng Biên giới và Hải đảo của Tổ quốc tới 100% các Liên đội. Kết quả toàn huyện đã thu được trên 1.500 lá thư tay và thiệp chúc mừng. Hội đồng đội huyện đã chọn ra được 250 lá thư hay và 130 tấm thiệp chúc mừng đẹp nhất để gửi tặng các chiến sỹ bộ đội và thiếu nhi vùng biên giới hải đảo.

Hưởng ứng cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019, 100% các Liên đội triển khai hội thi đến đội viên, thiếu nhi. Kết quả, toàn huyện đã tổng hợp và lựa chọn được hơn 480 lá thư và gửi tới Báo thiếu niên Tiền Phong theo đúng thời gian quy định.

Cuộc vận động“Giúp bạn đến trường cùng hướng tới tương lai”: Với việc phát động phong trào quyên góp tặng quà “Giúp bạn đến trường”,tăng cường tổ chức thực hiện các công trình phần việc đem lại hiệu quả thiết thực, thông qua cuộc vận động nhằm giáo dục, bồi dưỡng thiếu nhi các giá trị truyền thống hiếu học, nhân ái tốt đẹp của dân tộc. Với phong trào“Kế hoạch nhỏ”, toàn huyện đã thu được 25.415 kg giấy vụn. Từ nguồn quỹ Kế hoạch nhỏ, các Liên đội đã thực hiện được 41 công trình măng non trị giá trên 45 triệu đồng.

Chương trình “Vì màu xanh quê hương”, “Em yêu biển đảo quê hương em”, “Sạch nhà - sạch phố - sạch trường”. Kết quả toàn huyện đã tổ chức được

3.415 buổi lao động vệ sinh trường học, đường làng ngõ xóm và vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

- Khách thể khảo sát:

+ CBQL 40 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó 10 trường tiểu học, THCS ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

+ 40 GV làm Tổng phụ trách đội.

Địa bàn khảo sát: Các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình: Tiểu học Dương Thành, Tiểu học Thanh Ninh, Tiểu học Lương Phú, Tiểu học Kha Sơn, tiểu học Hương Sơn; THCS Dương Thành, THCS Thanh Ninh, THCS Lương Phú, THCS Kha Sơn, THCS Hương Sơn.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng CBQL, GV và HS ở các trường THCS huyện Phú Bình.

+ Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời:

Không thực hiện/ Yếu/Không ảnh hưởng

1 điểm

-

Trung bình/ Thỉnh thoảng/Ảnh hưởng ít

2 điểm

-

Rất thường xuyên/Tốt/Ảnh hưởng

3 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 7

-

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Mức 1: 0,75 - 1,5 điểm: Không thực hiện hoặc thực hiện ở mức thấp. Mức 2: 1,5 - 2,25 điểm: ít thực hiện; hoặc thực hiện ở mức trung bình.

Mức 3: 2,25 điểm - 3,0 điểm: Thực hiện thường xuyên; hoặc thực hiện ở mức tốt.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường Tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Bảng 2.1. Thực trạng cơ cấu giới tính, dân tộc của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội huyện Phú Bình


Tổng số


Nam


Nữ


DTTS

Độ tuổi

Dưới 29

tuổi

Trên 29

tuổi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

41

6

14.6

35

85.4

8

19.5

13

31.7

28

68.3

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Phú Bình)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy:

- Về giới tính: Nam 06/41, chiếm tỷ lệ 14.6%; nữ có 35/41 chiếm tỷ lệ 85.4%.

Như vậy, tỉ lệ GV làm Tổng phụ trách là nữ chiếm 85.4%, trong khi tỉ lệ GV làm Tổng phụ trách là nam chiếm 14.6%.

- Về dân tộc: trong số 41 GV làm Tổng phụ trách đội có 8 GV là người dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu. Đối với một số xã vùng sâu ở huyện Phú Bình, GV làm Tổng phụ trách là người dân tộc thiểu số sẽ gặp thuận lợi trong giao tiếp với HS là người dân tộc, GV hiểu được tâm lý, đặc điểm của HS người

dân tộc để tổ chức các hoạt động phong trào phù hợp với HS nhằm lôi cuốn HS tham gia.

- Về độ tuổi: 31.7%GV làm Tổng phụ trách đội có độ tuổi dưới 29 tuổi, trong đó trẻ nhất là GV ở trường tiểu học Tân Hòa (22 tuổi), còn lại GV trong độ tuổi từ 24 đến 28 tuổi. Có 68.3% GV làm Tổng phụ trách đội trên 29 tuổi, trong đó có 4 GV trong độ tuổi từ 41 đến 45 tuổi (tiểu học Thanh Ninh, tiểu học Tân Thành, tiểu học Thượng Đình và trường THCS Tân Khánh), đa số GV ở độ tuổi từ 30 đến 36 tuổi.

Cơ cấu về độ tuổi cho thấy, số lượng GV làm Tổng phụ trách đang dần dần được trẻ hóa và được học hỏi nhiều năm kinh nghiệm của những GV có thâm niên làm Tổng phụ trách đội. Tuy nhiên, một số GV trẻ chưa có đủ nghiệp vụ kĩ năng và thâm niên làm công tác đội, đây là một trong những nguyên nhân làm công tác đội chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu khi tham gia hoạt động đội của thiếu nhi. Mặt khác, với đội ngũ GV có độ tuổi cao chưa đảm bảo vấn đề về sức khỏe để xây dựng phong trào, chưa có sự trẻ trung, năng động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho thiếu nhi, các phong trào mang tính mới, mang màu sắc riêng của từng đơn vị còn ít, hoạt động ở nhiều nơi còn chưa chủ động.

Về thâm niên làm Tổng phụ trách đội với 21 trường tiểu học và 20 trường THCS, kết quả ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thâm niên của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội huyện Phú Bình tính đến tháng 2/2020


Về thâm niên

Số

năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Số

lượng

15

2

5

0

2

5

4

1

2

0

0

1

0

1

Tỉ lệ

%

36.6

4.91

12.2

0.0

4.91

12.2

9.86

2.43

4.89

0.0

0.0

2.43

0.0

2.43

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Phú Bình)

Như vậy, số liệu bảng 2.2 cho thấy số lượng GV làm Tổng phụ trách có thâm niên 1 năm là 15 người (chiếm 36.6%), thâm niên 2 năm là 2 người (chiếm 4.91%), thâm niên 3 năm là 5 người (chiếm 12.2%), thâm niên 5 năm là 2 người

(chiếm 4.91%), thâm niên 6 năm là 5 người (chiếm 12.2%), thâm niên 7 năm là 4 người (chiếm 9.86%). Còn lại với thâm niên từ 7 đến 14 năm chiếm tỉ lệ từ 2.43% đến 9.86%, trong đó GV ở trường THCS Thanh Ninh có thâm niên làm Tổng phụ trách là 14 năm, GV ở trường tiểu học Thượng Đình có thâm niên là 12 năm.

Chúng tôi tìm hiểu thực tế và nhận thấy, đa số GV mới là Tổng phụ trách năm lập gia đình và đã sinh con, điều kiện gia đình (con nhỏ) là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian tổ chức hoạt động đội, thời gian tự bồi dưỡng của GV.

2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị:

Bảng 2.3. Trình độ của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội



Năm học


Tổng

Trình độ chuyên môn

Trình độ chính trị

Đại học

Cao

đẳng

Trung

cấp

Sơ cấp

Trung cấp

2018 -

2019

41

25

13

3

35

6

%

61.0

31.7

7.31

85.4

14.6

2019-2020

41

31

7

3

37

4

%

75.6

17.1

7.31

90.2

9.7

(Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Bình)


Số liệu bảng 2.3 cho thấy, về trình độ chuyên môn có 25 GV có trình độ đại học (chiếm 61%), 13 GV có trình độ cao đẳng (chiếm 31.7%), 3 GV có trình độ trung cấp (chiếm 7.31%). Về trình độ chính trị có 35 GV có trình độ sơ cấp

lý luận chính trị (chiếm 85.4%), 6 GV có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 14.6%). 41/41 GV đều kiêm nhiệm làm Tổng phụ trách đội, phỏng vấn GV tiểu học Thanh Ninh, tiểu học Kha Sơn chúng tôi được các đồng chí cho biết: “Đa số GV vừa làm công tác chuyên môn, trực tiếp giảng dạy nên thời gian dành cho công tác đội còn ít do bị chi phối thời gian cho công việc chuyên môn và việc gia đình, trong khi phụ cấp dành cho công tác đội không nhiều dẫn đến một số GV có tâm lý mệt mỏi, làm cho xong, không tâm huyết tới chất lượng xây dựng phong trào thiếu nhi”.

- Về trình độ ngoại ngữ, tin học:

Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội


SL/%

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ tin học

Ngoại ngữ bậc 3 (quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-

BGDĐT)


Chưa đạt Ngoại ngữ bậc 3

Có trình độ tin học đạt chuẩn (quy định tại Thông tư

số 03/2014/TT-

BTTTT)


Chưa đạt trình độ tin học đạt chuẩn

SL

40

1

40

1

%

97,7

2,23

97,7

2,23

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Phú Bình)

Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đa số GV đã đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định, chi có 2.33% GV chưa đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học. Đây là một trong những thuận lợi để GV sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ nhằm tổ chức tốt hoạt động phong trào.

Tiến hành điều tra về chuẩn bị nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trước khi làm Tổng phụ trách đội ở huyện Phú Bình, chúng tôi thu được kết quả ở bảng

2.5 như sau:

Bảng 2.5.Thực trạng chuẩn bị nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trước khi làm Tổng phụ trách đội ở huyện Phú Bình

TT

Nội dung

SL

Tỉ lệ

%

1

Được học bồi dưỡng công tác đội trong trường sư phạm hoặc

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội

41

100

2

Chưa học bồi dưỡng công tác đội trong trường sư phạm hoặc

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội

0

0.0

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Phú Bình)

Số liệu bảng 2.5 cho thấy có 100% TPT đội đã học bồi dưỡng công tác đội trong trường sư phạm hoặc Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội. Phỏng vấn cán bộ quản lí phòng GDĐT huyện Phú Bình, chúng tôi được biết: Hàng năm, Phòng GDĐT đều lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng công tác đội trong trường sư phạm hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho đội ngũ GV làm Tổng phụ trách trên địa bàn huyện Phú Bình, mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Phỏng vấn một số GV trường THCS Hương Sơn trong đợt tập huấn, chúng tôi được biết: “Do thời gian tập huấn ngắn ngày nên một số GV trẻ chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về những nội dung như nghiệp vụ công tác đội, nghi thức đội, kĩ năng xây dựng xây dựng kế hoạch, kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động đội, hoạt động tập thể hiệu quả”.

Tìm hiểu thực trạng chất lượng tổ chức các hoạt động đội ở trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6.Thực trạng chất lượng tổ chức các hoạt động đội



Bậc


Tổng số

Mức độ đạt được

Mạnh xuất

sắc cấp Tỉnh

Mạnh cấp Tỉnh

Mạnh xuất

sắc cấp huyện

Mạnh cấp huyện


Khá

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tiểu học

21

2

9.52

5

23.81

2

9.5

3

14.29

9

42.86

Trung

học cơ sở

20

2

10.00

3

15.00

5

25.00

3

15.00

7

35.00

(Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Bình, Hội Đồng đội, Số: 17 - CV/HS “V/v đề nghị khen thưởng năm học 2018-2019”)

Số liệu bảng 2.6 cho thấy:

- Ở bậc tiểu học, chất lượng tổ chức các hoạt động đội mức mạnh xuất sắc cấp Tỉnh có 2 trường (tiểu học Nhã Lộng, tiểu học Tân Khánh), đạt 9.52%. Các trường đạt mạnh cấp Tỉnh gồm 5 trường (tiểu học Kha Sơn, tiểu học Lương Phú, tiểu học Bàn Đạt, tiểu học Bảo Lý, tiểu học Thượng Đình) đạt 23.81%, mạnh xuất sắc cấp huyện gồm 2 trường (đạt 9.5%) và mạnh cấp huyện gồm 3 trường (đạt 14.29%), khá gồm 9 trường (đạt 42.86%).

Ở cấp trung học cơ sở, chất lượng tổ chức các hoạt động đội mức mạnh xuất sắc cấp Tỉnh gồm 2 trường: THCS Tân Kim, THCS Thượng Đình (đạt 10%); Mạnh cấp tỉnh gồm 3 trường: THCS Xuân Phương, THCS Kha Sơn, THCS Hương Sơn (đạt 15%); có 5 trường, đạt 25%, đó là các trường: THCS Tân Kim, THCS Thượng Đình, THCS Xuân Phương, THCS Hương Sơn, THCS Kha Sơn. Mức khá gồm 7 trường. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết do tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra ở các liên đội này (Đặc biệt đánh hội đồng ở trường THCS Kha sơn năm học 2018-2019), học sinh đánh nhau vì xích mích cá nhân thông qua facebook, hoặc một nhóm học sinh trong trường hoặc nhóm học sinh trường nọ với trường kia,…).

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn: Tránh nhiệm ai là người hướng dẫn, kỹ năng, kinh nghiệm của người hướng dẫn; thời gian dành cho giáo dục kỹ năng ít (chủ yếu thời gian học tập chính khóa); phụ huynh ít quan tâm đến việc này (chủ yếu họ chỉ quan tâm đến việc học các môn văn hóa và điểm số đạt bao nhiêu, con họ đạt loại gì cuối năm học); nhà trường, giáo viên còn đùn đẩy…

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí