Một Số Nét Văn Hoá Ẩm Thực Của Dân Tộc Thiểu Số Tiêu Biểu

cũng kèm theo cỗ bàn ăn uống Đây chính là một dịp để mọi thành viên trong 1

cũng kèm theo cỗ bàn ăn uống. Đây chính là một dịp để mọi thành viên trong cộng đồng thể hiện tài năng của mình trong nghệ thuật ẩm thực, cũng là dịp tái hiện lại những giá trị văn hóa truyền thống trong nghệ thuật ẩm thực của từng dòng họ hay của cả làng xã. Thông thường, trong ngày giỗ, tùy theo tập tục của các dòng họ mà mâm cỗ cúng có những khác nhau. Có những quy chuẩn khá chặt chẽ trong mâm cỗ cúng

của mỗi dòng họ hay làng xã. Người tổ chức cỗ bao giờ cũng làm đủ những món theo luật tục và để tưởng nhớ tiền nhân, người ta thường nấu những món ăn mà sinh thời người quá cố vẫn ưa thích với mong muốn người chết được trở về xum họp cùng con

cháu, người thân và cùng được hưởng những món ăn mà mình ưa thích. Nhờ thế mà nhiều món ăn, nhiều phong tục ăn uống cổ truyền được bảo lưu khá lâu dài trong nhiều cộng đồng. Hình_35: Ẩm thực cộng đồng

Trong một năm, ngoài dịp tết nguyên đán, người Việt Nam còn có nhiều ngày tết khác như tết đoan ngọ, tết trung thu, tết mừng lúa mới… Mỗi dịp tết, người ta lại sửa soạn những mâm cỗ riêng. Có những thứ nhất thiết phải có trong mâm cỗ tết mà nếu thiếu thì không được coi là cỗ tết. Ví dụ trong tết Nguyên đán bao giờ cũng phải có bánh chưng, tết đoan ngọ thì phải chuẩn bị rượu nếp cái và hoa quả để giết sâu bọ….Chính phong vị đậm đà của những bữa cỗ ngày tết đã giúp cho cộng đồng thêm gắn bó và các giá trị văn hóa ẩm thực được gìn giữ lâu dài qua nhiều thế hệ.

Ở nhiều làng xã trong dịp lễ hội hay trong những ngày tết bà con còn tổ chức 2

Ở nhiều làng xã, trong dịp lễ hội hay trong những ngày tết, bà con còn tổ chức thi nấu cỗ hay thổi cơm thi. Các cuộc thi này có những luật lệ rất chặt chẽ đòi hỏi người dự thi phải khéo léo, tháo vát, điêu luyện trong nghệ thuật ẩm thực và cũng đòi hỏi phải có óc sáng tạo. Thi nấu cỗ, thổi cơm cũng là cách đề cao giá trị văn hóa cổ truyền trong nghệ thuật ẩm thực trong mỗi cộng đồng làng xã. Qua các cuộc thi này, các món ăn truyền thống chẳng những được duy trì, gìn giữ mà còn không ngừng được

cải tiến, nâng cao và làm cho kho tàng nghệ thuật ẩm thực Việt Nam ngày càng trở nên phong phú. Đây cũng là dịp để cộng đồng phát hiện ra những tài năng nổi trội trong nghệ thuật ẩm thực của làng xã mình. Chính những người nấu cỗ giỏi này thường lại được mọi người mời đến nấu cỗ trong những dịp cỗ bàn, đình đám của dòng họ, làng xóm… Bằng cách đó, nghệ thuật nấu

nướng được phổ cập và lan truyền rộng rãi. Hình_36: Mâm cỗ trong mỗi dịp lễ

Xưa kia, trong các làng xã cổ truyền của người Việt còn có những bữa cỗ làng. Cỗ làng thường là ngày giỗ thành hoàng hay có thể là dịp khao vọng khi một thành viên trong làng đỗ đạt, vinh hiển, cũng có thể là một bữa phạt vạ của làng đối với một thành viên nào đó phạm vào những luật lệ mà làng cấm kị… Bữa cỗ ở làng thường diễn ra tại trung tâm văn hóa của làng đó là ngôi đình. Cỗ làng là nơi thể hiện rất đậm nét cái tôn ti trật tự, cái đẳng cấp được phân biệt rất khắc nghiệt giữa kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, người thấp cổ bé họng và kẻ ăn trên ngồi trốc của làng xã. Thế hệ chúng tôi không có điều kiện được tham dự những đám cỗ làng nhưng qua những gì văn học đã mô tả chúng ta có thể thấy rõ nhiều nét tiêu cực bộc lộ trong những dịp cỗ bàn ở làng xã thuở xưa. Nào là hà hiếp bóc lột người nghèo, người yếu thế. Nào là suy bì, ganh tị giữa những dòng họ trong cùng một cộng đồng làng xã. Nhiều bữa cỗ làng đã là nguyên cớ dẫn đến những xung đột gây mất đoàn kết trong cộng đồng, thậm chí dẫn đến xô xát chém giết lẫn nhau.

Trong cỗ làng, tất nhiên cũng có những mặt tích cực. Các cuộc thi sản vật dâng cúng tổ tiên như thi gà, thi lợn, thi nấu cỗ… đã khuyến khích chăn nuôi, sản xuất, khuyến khích tài khéo ẩm thực đề cao công đức của những anh hùng hay người có công với làng với nước được thờ làm thành hoàng… Và cỗ làng cũng là dịp để người Việt thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Đó là những nhân tố hết sức cơ bản tạo nên tính cố kết cộng đồng cao ở người Việt, là một trong những nhân tố hết sức quan trọng khiến văn hóa Việt luôn trường tồn trước mọi biến cố lớn lao của lịch sử.

- Ẩm thực chốn đô thị

Sẽ rất thiếu sót nếu như bàn đến văn hóa ẩm thực Việt Nam mà bỏ qua nghệ 3

Sẽ rất thiếu sót nếu như bàn đến văn hóa ẩm thực Việt Nam mà bỏ qua nghệ thuật ẩm thực nơi đô thị. Như chúng ta đều biết, xã hội Việt Nam cổ truyền được xây dựng trên nền tảng các làng xã và cơ tầng bên trên của các làng xã chính là bộ máy quản lý hành chính nhà nước nằm ở trung ương. Bộ máy hành chính cao nhất thì đóng ở kinh đô là

đô thị lớn nhất của cả nước. Ngoài kinh đô, với sự phát triển kinh tế, một số đô thị sầm uất cũng dần dần xuất hiện. Chốn đô thị là nơi giao lưu rộng rãi, là nơi diễn ra các kiểu ăn chơi đa dạng, nơi có một nhu cầu ẩm thực khác hẳn với nông thôn và phát triển mạnh. Đô thị là nơi hình thành và xuất hiện nhiều nghệ nhân ẩm thực chuyên

nghiệp mà không thấy có ở nông thôn. Hình_37: Ẩm thực chốn Cung đình

Việt Nam có nhiều đô thị cổ kính và rất lâu đời. Hà Nội là một trong những thủ đô cổ trên thế giới đã ngót nghìn năm tuổi. Huế là cố đô còn giữ được rất nhiều nét đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc, đặc biệt là một văn hóa ẩm thực rất độc đáo và phát triển. Những đô thị này là nơi hình thành, tập

trung và không ngừng phát triển văn hóa ẩm thực của Việt Nam qua mọi thời đại.

Thủ đô là nơi xưa kia vua chúa đóng đô, nay là nơi tập trung các cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước. Nơi đây thường xuyên có các sinh hoạt ẩm thực trọng đại diễn ra. Xưa kia thì có yến tiệc linh đình trong cung đình. Ngày nay thì có những đại tiệc khoản đãi các nguyên thủ quốc gia mỗi dịp khách đến thăm… Tôi ít có dịp được tiếp cận các bữa quốc tiệc xưa và nay nhưng cũng đã có dịp trò chuyện cùng những chuyên gia nấu cỗ trong cung đình và những người thường được thưởng thức quốc tiệc. Một câu hỏi được đặt ra cho nhiều người là khi thay mặt cả nước để khoản đãi nguyên thủ nước bạn, các phái đoàn ngoại giao thì làm sao thể hiện được trên bàn tiệc, trong nghi lễ một phong cách, một trường phái ẩm thực thật sự Việt Nam. Mời khách thưởng thức món ăn gì? Đồ uống gì? Bát đĩa ấm chén ra sao? Nghi lễ rước mời thế nào… Đó là những vấn đề đặt ra cho những người thực thi trình diễn nghệ thuật ẩm thực cao cấp Việt Nam.

Khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật liên quan đến nghệ thuật ẩm thực cung đình trong những thời kỳ khác nhau. Những sưu tập bát đĩa, ấm chén xa xỉ và quá sang trọng hẳn không phải để đựng những đồ ăn thức uống tầm thường. Ở một hố khai quật trong hoàng thành Hà Nội, mới đây vừa phát hiện một đống “rác bếp” của vua chúa trong thành. Nơi đây, ngoài những mảnh bát đĩa sứ với những sắc men, kiểu dáng đẹp tuyệt vời, các nhà khảo cổ còn tìm thấy xương lợn gà, thú rừng và cả chứng tích của thủy hải sản. Hẳn là bữa ăn của vua chúa thuở xưa phải cầu kỳ lắm.

Xưa kia, hàng năm các quan lại từ các địa phương thường phải chuẩn bị lễ vật để dâng vua thưởng thức. Ngoài những sản vật đặc biệt như chim sâm cầm, nhãn tiến, chuối ngự, rượu dâu… nhà vua còn nhận cả những lễ vật có vẻ bình dân như rau muống, cà bát… Tất nhiên là những loại thực phẩm tiến vua này cũng phải được lựa chọn rất cầu kỳ và chế biến rất công phu. Những tặng vật ẩm thực của vua chúa Việt Nam gửi đi biếu xén các vương triều lân bang cũng chính là những sản vật độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam mà chúng ta nên tìm hiểu, gìn giữ và khai thác.

Sử sách còn chép lại những bữa tiệc vua ban cho những sĩ tử vừa đỗ đạt cao sau các kỳ thi. Những vị tiến sĩ được vua ban yến tiệc khi về còn được phép lấy phần đem về cho người thân ở nhà. Phần vua ban không chỉ có phẩm vật ăn uống mà còn được lấy về cả những bộ bát đĩa tuyệt đẹp dùng riêng trong cung đình. Tiệc khao của vua cũng là một loại hình văn hóa ẩm thực đề cao sự học hành, đề cao việc mở mang dân trí.

Đô thị là nơi có nhiều cửa hiệu, nhà hàng, chợ búa. Chỉ có đô thị mới có điều kiện phát triển một hệ thống các tiệm ăn. Đô thị là nơi tập trung những người chuyên nghiệp làm nghề nấu ăn, có các nhà máy lớn chuyên chế biến sản phẩm ẩm thực. Đô thị chính là nơi hội tụ được nhiều luồng ẩm thực từ khắp các vùng miền trong nước và chính tại nơi đây, các giá trị truyền thống trong văn hóa ẩm thực hội tụ từ muôn nơi được lắng đọng, nâng cao và phát triển lên một

mức cao hơn. Nhiều món ăn, kiểu ăn có gốc ở nông thôn nhưng khi nhập vào đô thị nó được “sang hóa” và trở thành những sản phẩm độc đáo cao cấp. Từ đó các sản phẩm này lại được truyền bá lan toả rộng rãi và lan toả trở lại chính gốc quê hương nơi đã hình thành ra nó.

Tại đô thị cũng xuất hiện nhiều dạng chế biến thức ăn đặc biệt như hệ thống những hàng rong, những quán ăn hè phố, các loại quà bánh phục vụ cho nhu cầu ăn chơi của dân thị thành…Những loại hình văn hóa ẩm thực này đã góp phần quan trọng làm phong phú thêm sắc thái của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.

Đô thị là nơi tập trung những tinh hoa văn hóa ẩm thực của cả nước. Mỗi đô thịở mỗi vùng miền có những sắc thái khác nhau. Chúng ta có thể tìm được nhiềunét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt thông qua các hoạt động ẩm thực ở cácđô thị trong cả nước.

Mắm và nước chấm các loại

Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với việc sử dụng rất nhiều loại mắm, nước chấm từ loãng đến đặc. Mắm, nước chấm có thể dùng nguyên chất, có thể chưng lên hoặc pha chế, phối trộn với ớt, gừng hoặc tỏi, hạt tiêu, đường, chanh hoặc giấm. Người sành nội trợ thường có kinh nghiệm đặc biệt để pha chế nước chấm tùy theo món ăn. Thậm chí, cùng nguyên liệu là nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt, dùng để ăn với món gì thì tỷ lệ các thành phần pha chế cũng khác nhau, như khi dùng chấm rau sống thì pha nhạt, ăn với bún chả thì thêm chua.

Nước mắm: Có thể được làm từ nhiều loại cá, nhưng chủ yếu chỉ cá cơm, cá trích, cá nục. Hầu hết các vùng miền ven biển Việt Nam đều có những sản phẩm nước mắm từ cá biển riêng biệt, đặc trưng, trong đó nổi tiếng có nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Cát Hải.

Tương: một loại nước chấm làm từ xôi nếp, đậu tương, ngô hoặc lạc được gây mốc tương, ủ lên men trong chum. Nổi tiếng có Tương Bần, Tương Cự Đà, Tương Nam Đàn.

Xì dầu còn gọi là tương đen, tàu vị yểu: làm từ các loại hạt họ đậu như đậu nành. Xì dầu rất thịnh hành trong ẩm thực miền Nam Việt Nam.

Các loại mắm đặc có thể dùng để ăn sống thuần chất như mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cáy, mắm tép, mắm tôm chua (đặc sản miền Trung), mắm cua, mắm bò hóc, mắm cá chẻm, mắm rươi, mắm ba khía. Theo phương ngữ miền Nam Việt Nam, nhiều loại cá khô như cá sặc, cá đối ướp muối phơi khô cũng được gọi là các loại mắm. Một món ăn có cách chế biến không giống mắm nhưng cũng thường gọi là mắm là mắm kho quẹt.

Về đồ uống truyền thống :

Các dạng đồ uống Việt Nam truyền thống rất đa dạng, bao gồm các loạirượu, trà sử dụng lá chè, lá vối, các loại nước lá mát, các loại chè ngọt sử dụngđậu, thạch, nước đường, sắn dây v.v.Các loại rượu chưng, còn gọi là rượu đế,rượu cuốc lủi làm từ ngũ cốc lên men: thóc, gạo tẻ, gạo nếp, sắn, hạt mít, ngô

v.v. Địa phương nào cũng có thể có những nhà nấu rượu ngon, tuy nhiên, nhiều loại rượu chưng nổi tiếng được các địa phương khác thậm chí nước ngoài biết đến, như Rượu làng Vân (ở Bắc Ninh, còn gọi là "Vân hương mĩ tửu"), rượu

Kim Sơn ở Ninh Bình, rượu Bầu Đá (Bình Định), Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Rượu San Lùng, Rượu Thanh Kim làm từ mầm thóc nếp (Lào Cai), Rượu ngô Bắc Hà, Rượu Xuân Đài, Rượu Xuân Thạch (Trà Vinh), Rượu Hồng Đào (Quảng Nam), Rượu Gò Đen Long an )

2.1.2. Một số nét văn hoá ẩm thực của dân tộc thiểu số tiêu biểu

Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toànquốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Namđều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v

- Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường:

Cơm đồ nhà gác nước vác lợn thui ngày lui tháng tới… Đó là câu nói đã 4

“ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường - Văn hoá Mường ”.

Nói đến Ẩm thực Mường là nói tới nét văn hoá toát lên trong mỗi món ăn, thức uống, trong cách họ ăn như thế nào. Với cuộc sống thường nhật, người Mường sáng tạo ra những món ăn của riêng mình, và khi ta thưởng thức ẩm thực Mường, ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, nếp sống bao đời

nay của dân tộc này. Hình_38: Cá nướng-món ăn đặc trưng của người Mường

Người Mường thường sinh sống trong những thung lũng có triền núi đá vôi bao quanh, gần những con sông, con suối nhỏ. Họ trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang hay trong chân núi trũng nước, trồng ngô, khoai sắn trên các nương rẫy thấp, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở lòng sông , khe suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào thiênnhiên; chính từ sự che chở của thiên nhiên đó, người Mường đã tồn tại cùng những món ăn, thức uống do họ tự sáng tạo ra, để rồi từ đó Văn hoá Ẩm thực Mường đã được khẳng định.

Người Mường rất thích ăn thức ăn có vị chua : củ kiệu, quả cà muối chua với cá, rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép, rau sắn muối dưa cá, lá lồm nấu thịt trâu, thịt bò, lá bểu, lá chau khao nấu cá đồng, muối thịt trâu, tiết bò ăn vào mùa nào cũng thích hợp. Đặc biệt,trong góc bếp của mỗi gia đình Mường không thể thiếu những hũ măngchua.Nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi rừng. Măng chua có thể

xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi,…

Vị đắng cũng là vị mà người Mường rất yêu thích Măng đắng lá hoa quả đu 5

Vị đắng cũng là vị mà ngườiMường rất yêu thích. Măng đắng; lá, hoa, quả đu đủ không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là món để thờ phụng trong nhiều nghi lễ dân gian. Ngoài ra còn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn vừa là thuốc đau bụng. Đặc biệt, ruột và dạ dày con Don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.

Hình_39: Bày trí mâm cỗ trên lá chuối

Gắn với vị cay, người Mường có món Ớt nổi tiếng . Ớt được băm lẫn với lòng cá; hay đầu, tiết luộc, ruột

cắt nhỏ của con gà, vịt. Băm nhỏ cho tất cả lên màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt. Vị ớt cay của người Mường thường dùng để chế biến thành những món ăn riêng chứ không làm gia vị xào nấu như một số dân tộc khác.

Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa cỗ cộng đồng: Lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm.

- Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái :

Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng là món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm.

Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn mỗi món đều có hương vị đặc 6

Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Đặc trưng nhất là

món thức ăn nướng, gọi là “lam nhọ”:

lam là nướng, nhọ là nhừ.

Các loại thịt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể

nướng.

Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng

xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại,

nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng;

khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.Hình_40: Ẩm thực dân tộc Thái

Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng bằng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá, người Thái chế

biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ. Món “pa giảng” là cá hun khói. Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. Lên Điện Biên, du khách thưởng thức món gà “đi bộ” - gà nuôi thả trên đồi, thịt chắc. Gà luộc chấm với gia vị chéo rất ngon, không ngấy, uốngvới rượu Mông pê hoặc lẩu sơ rất thú vị.Từ thịt, cá, người vùng cao còncó các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng.

Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái Người Thái có phương pháp 7

Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái cóphương pháp xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu.

Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan sẽ rất tiện lợi. Mùa nào thứ nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau.

Hình_41: Món nướng của người

Thái

- Văn hóa ẩm thực dân tộc Tày :

Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.

Đó là thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ cùng các loại rau quả do trồng trọt trong vườn hoặc hái lượm trong rừng, các loại thuỷ sản như cá, tôm, cua do nuôi thả và đánh bắt ở sông suối, các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, vịt hoặc chim, thú săn bắt ở trong rừng. Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa tối. Cơm hàng ngày là cơm gạo tẻ. Trong mỗi bữa ăn, phổ biến nhất là rau. Cơm để trong nồi, thức ăn bày ra mâm gỗ hay mâm đan, mâm mây. Khi ăn, các thành viên trong gia đình ngồi quanh mâm, trong đó mẹ hay chị em gái thường ngồi ở đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Khi cókhách thì chủ nhà ăn cơm với khách còn cả nhà ăn cơm riêng.

Cơm lam là món ăn đặc trưng của người Tày. Trước tiên, người ta

ngâm gạo nếp rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa hoặc đồ lên cho chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao quanh cơm. Khi ăn, dùng dao xắt thành từng khúc nhỏ.

Bên cạnh đó người Tày có các món ăn đặc trưng như

Cá nướng và cá sấy: cách chế biến thường thấy nhất ở người Tày. Cá làm sạch rồi xiên vào que nướng trên lửa. Khi chín, gỡ thịt cá ra chấm với nước chấm. Khi có nhiều cá thì người ta đem sấy khô trên giàn bếp để ăn dần.

Mắm cá và cá chua:Mắm cá chủ yếu làm từ cá nhỏ . Cá ướp chua trong vại với thính, rượu để gây men chua. Cá chua dùng để ăn lâu dài, có thể ăn sống hay nướng, rán.

Thịt lợn tái:Thịt lợn nạc thái mỏng trộn ít muối, vắt chanh vừa đủ cho thịt tái. Món này thường dùng để nhắm rượu.

Thịt gà giò nấu canh gừng, nghệ:Món canh này những người già rất thích ăn vì mềm, bổ và mát.

Một số đồ uống của người Tày

Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Nhưngkhi đi rừng, lên nương, người dân thường uống nước khe, nước suối.

Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngô, mật mía.. Trong các dịp hội, hè lễ tết hợc tiếp khách, người Tày đều phải mời rượu, có khi chỉ là rượu suông.

2.2. Văn hoá ẩm thực đương đại

2.2.1. Một số nét văn hoá ẩm thực chung

Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sửdụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cảdân tộc Việt Nam.

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nétđẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làmvui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ"kính trên nhường dưới", thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 25/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí