Thực Trạng Tuyển Dụng Và Sử Dụng Đội Ngũ Giảng Viên


lãnh đạo các Trường đã nhận thức và quy hoạch cán bộ quản lý, giảng viên để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ. Lãnh đạo Nhà trường đã chú trọng công tác quy hoạch và giảng viên để đáp ứng mục tiêu phát triển đội ngũ tương thích với quy mô đào tạo, khắc phục tình trạng giảng viên phải giảng quá sức, cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm nhiều việc. Xác định lộ trình và đào tạo để nâng cao trình độ giảng viên tuy có được đưa vào chương trình công tác hàng năm của Trường nhưng thực sự kết quả đạt được còn thấp, nhất là ở trình độ tiến sỹ.

Qua thực tiễn khảo sát và kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia cho thấy thực trạng quy mô tăng sinh viên của các Trường hàng năm tương đối cao. Trong khi đó tỷ lệ giảng viên cơ hữu đáp ứng quy mô đó còn hạn chế. Căn cứ vào quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo để giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các Trường khối kinh tế không quá 25 sinh viên/ 1 giảng viên. Điều đó đặt ra cho công tác quy hoạch ĐNGV của các Trường là hết sức cần thiết. Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài chính

– Ngân hàng Hà Nội đã sát sao trong công tác chỉ đạo các phòng chức năng, khoa, bộ môn chủ động lập kế hoạch cân đối nhu cầu tuyển dụng hàng năm để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng, đồng thời từng bước đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2.3.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Tuyển dụng giảng viên

Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng với vị trí giảng viên

- Tiêu chuẩn chung: Là nam, nữ công dân Việt Nam; không có tiền án, không mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt quy định pháp luật; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng.

- Không giới hạn độ tuổi

- Sức khỏe: Có đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn quy định, có ngoại hình phù hợp.

- Trình độ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy dài hạn tại các Trường đại học trong và ngoài nước với các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán - kiểm toán, Công nghệ thông tin. Ưu tiên với những ứng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên; người đào tạo ở nước ngoài; Người có kinh nghiệm giảng dạy.


- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh: Trình độ B, Hoặc các ngoại ngữ khác tuyển dụng cho đúng chuyên ngành ngôn ngữ khác.

Quy trình thi tuyển được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng giảng viên của Trường ĐH Tài chính

– Ngân hàng Hà Nội


Tiếp nhận, phân loại hồ sơ

Thi viết (Luật, ngoại ngữ, Tin học...)

Thi giảng bài

Quá trình thử việc

Ký kết hợp đồng tập sự

Ký kết hợp đồng lao động dài hạn


(Nguồn: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội)

Trong quá trình thực hiện quy trình tuyển dụng giảng viên còn nhiều bất cập, một số giảng viên được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển, nhưng thi tuyển chưa đảm bảo theo đúng quy trình tuyển dụng, đánh giá qua chất lượng kết quả giảng thử. Do vậy, chưa đánh giá được đúng chất lượng của giảng viên được tuyển dụng và còn mang nặng tính chủ quan.

Những hạn chế trong công tác tuyển dụng chất lượng ĐNGV của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt là thực hiện chức năng giảng dạy đạt yêu cầu.

Kết quả cho thấy, mặc dù còn hạn chế về chất lượng, nhưng Nhà trường đã chú trọng đến công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, để có đội ngũ đủ về số lượng, đạt về chất lượng, Nhà trường cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn trong công tác tuyển dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng giảng viên, nâng cao được


chất lượng đội ngũ ngay từ khâu tuyển dụng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng cần phải được điều chỉnh, tính toán, cân đối để đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu trên căn cứ quy hoạch về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng quy mô đào tạo của Nhà trường.

Bảng 2.12. Số lượng giảng viên được tuyển dụng theo đơn vị của Trường giai đoạn 2017 – 2020‌

Đơn vị tính: Người



TT


Đơn vị

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nhu

cầu

Thực

tuyển

Nhu

cầu

Thực

tuyển

Nhu

cầu

Thực

tuyển

1

Khoa học cơ bản

5

4

2

1

2

1

2

Khoa Quản trị - kinh doanh

4

2

3

1

2

0

3

Khoa Tài Chính -

Ngân hàng

5

2

5

3

1

0

4

Khoa Kế toán -

Kiểm toán

7

5

6

4

1

0

5

Khoa Ngôn ngữ anh

1

1

2

1

1

0

6

Khoa Luật kinh tế



1

1

1

0

7

Khoa Công nghệ

thông tin

2

1

1

0

1

0


Tổng số

24

15

20

11

09

01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội - 10

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự) Như trên đã phân tích trong 3 năm gần đây, số giảng viên được tuyển dụng vào Trường năm 2018, 2019 trên 50% nhưng đến năm 2020 thì tỉ lệ tuyển dụng được giảng viên giảm còn 11%. Thực trạng này cho thấy Nhà trường đang nâng cao chất lượng

tuyển dụng ĐNGV, đòi hỏi ĐNGV phải đạt được tất cả các yêu cầu của tuyển dụng.


Sử dụng đội ngũ giảng viên

Việc sử dụng giảng viên của Trường trong những năm gần đây có nhiều đổi mới và biểu hiện tính hợp lý ngày càng cao. Về cơ bản Trường đã bố trí giảng viên đúng chuyên ngành đã được đào tạo, bố trí hợp lý vào các bộ môn, các khoa giúp cho ĐNGV có điều kiện và môi Trường để phát huy năng lực chuyên môn và trau dồi kiến thức. Giảng viên lâu năm có kinh nghiệm được giao các vị trí lãnh đạo đã cơ bản phù hợp với năng lực của họ, giảng viên trẻ được giao nhiệm vụ tham gia ngay các công việc của bộ môn và nhiều người trong số họ đã trưởng thành nhanh, có thể đảm nhiệm giảng dạy tốt các học phần chuyên môn của các khoa, bộ môn, Trường đã kết hợp hài hòa để phát huy vai trò của giảng viên đầu đàn và mạnh dạn bố trí, sử dụng giảng viên trẻ có năng lực, nhiệt tình tham gia giảng dạy và các công tác hướng dẫn sinh viên, công tác NCKH nên đã giúp họ phát huy được vai trò trong sự nghiệp đào tạo của Trường, được lãnh đạo Trường ghi nhận. Và đây chính là điểm cơ bản để đa số giảng viên trẻ yên tâm công tác trong Nhà trường.

Qua phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên cho thấy tuy có nhiều bước chuyển của Trường nhưng cũng còn một số hạn chế, đó là các bộ môn chưa thực sự yên tâm đối với các giảng viên trẻ trong việc giao nhiệm vụ giảng dạy mặc dù có nhiều giảng viên giỏi, có năng lực thực sự. Việc mạnh dạn giao việc cho các giảng viên trẻ còn hạn chế ở một số bộ môn chuyên ngành đã giảm sự nhiệt tình của họ trong công tác... Điều này cũng cho thấy trong khi giảng viên còn thiếu, việc bố trí, sắp xếp công việc còn mang nặng tính cứng nhắc nên việc động viên và tạo động lực cho giảng viên trẻ còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế trên, việc ràng buộc những giảng viên tham gia thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm cũng chưa được lãnh đạo các Trường chú ý, nhiêu giảng viên việc học cao học chỉ là vì bằng cấp, không cần học đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm. Nhà trường thiếu xử lý kiên quyết nên gây tình trạng các giảng viên thích thi cao học vào các Trường dễ trúng tuyển, dễ tốt nghiệp mặc dù không đúng chuyên ngành đào tạo hoặc không phù hợp với chuyên môn đang đảm nhiệm, vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và làm hạn chế đến hiệu quả làm việc của giảng viên.


Bảng 2.13: Nhiệm vụ của ĐNGV Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội‌

T T

Nhiệm vụ

Diễn giải công việc

Yêu cầu


1


Giảng dạy

- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra đánh giá kết quả học phần được phân công.

- Xây dựng kế hoạch học, đề cương môn học, bài giảng, học liệu phục vụ giảng dạy, hướng dẫn người học

- Hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp

- Đánh giá kết quả học tập của người học

- Thường xuyên cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy

- Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

- Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo

- Thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy được giao về giờ giảng, nội dung giảng dạy

- Đánh giá người học công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn


2


Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các trương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ chương trình đào tạo

- Viết báo khoa học và bài hội thảo khoa học trong và ngoài nước

- Tham gia nghiên cứu khoa học

- Thâm nhập thực tiễn phổ biến kiến thước


- Thực hiện chuẩn giờ khoa học đã được quy định


3

Tham gia công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học

- Tham gia tuyển sinh của cơ sở giáo dục

- Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học

- Đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ tuyển sinh

được giao

(Nguồn: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội)

Tuy nhiên việc bố trí giảng viên tại Trường vẫn chưa có mức độ phù hợp cao do tình trạng thiếu giảng viên Nhà trường nên việc bố trí giảng viên lên lớp quá nhiều tiết trong tuần, trong tháng, trong năm học đã gây ra nhiều khó khăn cho giảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác như là nhiệm vụ giảng dạy và


NCKH. Việc phải bố trí quá nhiều giờ cho một giảng viên trong một ngày hoặc một tuần, không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên và sinh viên mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học của giảng viên, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Bảng 2.14. Đánh giá công tác sử dụng CBGV Trường Đại học Tài chính –

Ngân hàng Hà Nội năm 2020


TT

Tiêu chí

Mức

Bình Quân

1

2

3

4

5

1

Khối lượng giờ giảng phù hợp với năng

lực cá nhân

0

2

11

31

3

3,74

2

Các học phần giảng dạy phù hợp với

trình độ chuyên môn

0

0

10

32

5

3,87

3

Thời gian thực hiện công việc là phù hợp

0

5

20

20

2

3,40

4

Sắp xếp lịch trình giảng dạy hợp lý

0

1

27

18

1

3,77


Mức độ hài lòng chung






3,62

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra) Theo kết quả điều tra cho thấy trong công tác sử dụng giảng viên của Trường được thực hiện khá tốt. Cụ thể, trong 4 tiêu chí sử dụng để đánh giá thì các các cán bộ giảng viên của Trường đều đánh giá ở mức độ khá hài lòng. Với mức điểm bình

quân là 3,62.

Tuy nhiên với tiêu chí sắp xếp lịch trình giảng dạy thì vẫn còn gần 50% số người được hỏi chưa nhất trí cao. Do đó cán bộ quản lý Nhà trường cần phải xem xét và xây dựng lịch trình, thời gian biểu cũng như quy định thời gian làm việc phù hợp và khoa học hơn nhằm giúp cho giảng viên không bị quá tải công việc.

2.3.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên

Cùng với các chính sách đào tạo và phát triển giảng viên, hàng năm Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển giảng viên. Để đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng giảng viên, chuẩn bị ĐNGV kế cận, trong quá trình lập kế hoạch, Nhà trường đã xác định nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo và kinh phí phục vụ đào tạo.

- Nội dung đào tạo: Hiện nay Nhà trường tổ chức các khóa đào tạo tập trung


vào các nội dung chính như: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác giảng dạy; Nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy cho giảng viên thông qua việc tham gia các khóa học dài hạn nâng cao trình độ như Thạc sỹ.

- Lựa chọn cơ sở đào tạo: Nhà trường có lựa chọn những cơ sở đào tạo có uy tín.

- Lựa chọn phương pháp đào tạo: Nhà trường cũng đã lựa chọn những phương pháp đào tạo khá phù hợp:

+ Đối với đào tạo chuyên môn: Do Nhà trường chưa chủ động tự xây dựng được chương trình đào tạo nên chỉ có các kế hoạch đào tạo trực tiếp do các khoa tự xây dựng rồi trình với Ban Giám hiệu dưới các hình thức như: cử người hướng dẫn giảng viên trẻ, đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức hội thảo chuyên môn và chủ yếu là Nhà trường cử đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh.

+ Còn đối với đào tạo ngoài chuyên môn: Mục tiêu tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng chỉ đạt tới mức sao cho giảng viên tham gia lớp học đạt được các chứng chỉ bắt buộc. Với cách thức như vậy, hình thức đào tạo được lựa chọn chủ yếu là các lớp ngắn hạn: 2-3 tháng/ lớp.

Thêm vào đó, hàng tuần Nhà trường yêu cầu các khoa tập trung sinh hoạt chuyên môn theo ngành đào tạo một buổi: thảo luận giáo án, bài giảng và hội thảo khoa học; và một buổi tập trung toàn Trường cũng để sinh hoạt chuyên môn: trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về bài giảng, đề tài nghiên cứu khoa học.

Phương pháp phổ biến nhất trong đào tạo chuyên môn là yêu cầu giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh. Đào tạo ngoài chuyên môn chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn. Còn với đào tạo ngoài chuyên môn, chỉ cần thời gian ngắn cũng đủ để giảng viên có được những kỹ năng cần thiết cho công việc, đồng thời giúp giảng viên và Nhà trường dễ dàng hơn trong bố trí công việc.

Nhà trường chỉ hỗ trợ học phí đối với các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học, tiếng anh được mở lớp đào tạo tại Trường.


Nhà trường tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn

3.45

Anh/Chị thường xuyên được tập huấn về phương pháp giảng dạy, NCKH

3.31

Anh/Chị được tham gia thường xuyên các khóa đào tạo về nghiệp vụ sư phạm

3.14

Anh/Chị thường được những điều kiện cơ bản để được tiếp tục nâng cao trình độ

2.98

2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

Biểu đồ 2.8: Đánh giá công tác đào tạo và phát triển ĐNGV Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2020












(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Tuy công tác đào tạo và phát triển giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động đào tạo của Nhà trường ở cả hiện tại và tương lai, nhưng Nhà trường cũng cần xây dựng cơ chế xét duyệt điều kiện tham gia các hoạt động này nhanh chóng và có xu hướng động viên khuyến khích. Bên cạnh đó cũng cần hình thành những biện pháp để những giảng viên đã được đầu tư đào tạo và phát triển quay trở lại làm việc và cống hiến lâu dài tại Trường. Tránh tình trạng chảy máu chất xám như thời gian vừa qua, khi mà các giảng viên đặc biệt là giảng viên đã tham gia học tập và nâng cao trình độ ở nước ngoài thường không quay trở về Trường làm việc vừa làm ảnh hưởng tới số lượng giảng viên, vừa tốn chi phí và thời gian đào tạo của Nhà trường.

2.3.4. Thực trạng thực hiện đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên

Khuyến khích lợi ích vật chất:

Bằng các chính sách khuyến khích khác nhau, lãnh đạo Nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo về mặt lợi ích vật chất cho giảng viên yên tâm công tác. Điển hình là các biện pháp mà lãnh đạo Nhà trường đang thực hiện có hiệu quả đó là ngoài chế độ lương cứng, lương cơ bản, tập thể Nhà trường đã chỉ đạo sát sao, tiết kiệm các khoản chi để nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực, phân phối phúc lợi, chế độ khen thưởng rõ ràng, tạo nguồn thu cho cho giảng viên ngày một tăng cao nhằm tạo môi Trường cho họ yên tâm công tác.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí