Thực Trạng Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Khối Quốc Phòng An Ninh


các lớp liên kết với Công an các đơn vị, địa phương. Các thế hệ học viên của trường về công tác tại Công an các đơn vị, địa phương được đ nh giá cao về năng lực công tác, phẩm chất chính trị và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.


Sơ đồ 2 3 Cơ cấu tổ chức Học viện An ninh nhân dân Đội ngũ giảng viên Học 1


Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức Học viện An ninh nhân dân


Đội ngũ giảng viên: Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu có uy tín của ngành Công an với 07 nhà giáo Nhân dân, 36 nhà giáo Ưu tú, 11 Giáo sư, 51 Phó Giáo sư, 101 Tiến sĩ và 302 Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các cấp học. Với đội ngũ hiện có, Học viện ANND là một trong những đơn vị dẫn đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an.


2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đ nh giá được thực trạng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

- Đ nh giá được thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay về các nội dung như: Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực phát triển và thực hiện CTĐT, năng lực phát triển nghề nghiệp. (Xem phụ lục 1,2,3,4).

- Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay về các nội dung sau: Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, thực trạng thu hút, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, thực trạng sử dụng, đ nh giá đội ngũ giảng viên, thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, thực trạng thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên. (Xem phụ lục 1,2,3,4).

2.2.3. Phương pháp, công cụ, hình thức khảo sát

Công cụ khảo sát bao gồm: Phiếu hỏi, Phiếu phỏng vấn và tọa đàm.

Phương pháp điều tra định lượng: Được thực hiện thông qua hình thức phiếu hỏi được thiết kế trước.

Phương pháp khảo sát định tính: Được thực hiện thông qua hình thức tọa đàm và phỏng vấn sâu giúp khẳng định tính đúng đắn cho các mẫu khảo sát định lượng.

2.2.4. Phạm vi và đối tượng khảo sát

Phạm vi khảo sát: Khảo sát được tiến hành tại 03 trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT gồm Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học Viện Kỹ thuật Mật mã - Bộ Quốc Phòng, Học Viện an ninh nhân dân - Bộ Công an.


Các đơn vị an toàn thông tin được khảo sát gồm: Trung Tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Cục chứng thực điện tử số và Bảo mật thoongtin, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng - Bộ Quốc phòng; Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an.

Đối tượng khảo sát

- Khảo sát định tính gồm: 120 giảng viên; 50 cán bộ quản lý; lãnh đạo các đơn vị sử dụng lao động; 150 Sinh viên, Học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành ATTT ở các trường Đại học khối QPAN.

- Khảo sát định lượng gồm: Được thực hiện trên số lượng Hơn 150 người gồm cán bộ quản lý, các chuyên gia về ATTT, Lãnh đạo các đơn vị ATTT tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Kết Quả khảo sát: Tổng số phiếu phát ra 470 phiếu, số phiếu nhận về được làm sạch gồm 400 phiếu.

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể điều tra bằng phiếu hỏi


Các tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ phần trăm

Giới tính

Nam

250

62.5

Nữ

150

37.5


Tuổi

Từ 21 đến 35 tuổi

150

37.5

Từ trên 35 đến 45 tuổi

150

37.5

Từ trên 45 đến 58 tuổi

100

25.0


Thâm niên công tác

1 đến 5 năm

50

12.5

Từ trên 5 đến 10 năm

100

25.0

Từ trên 10 đến 15 năm

100

25.0

Từ trên 15 đến 20 năm

100

25.0

Trên 20 năm

50

12.5

Tổng

400

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.


2.2.5. Xử lý số liệu

2.2.5.1. Các giai đoạn nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: thiết kế bộ công cụ khảo sát thực tiễn (bao gồm phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn sâu, bản hướng dẫn thảo luận nhóm) và xử lý số liệu. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp, khách thể, thời gian và nội dung nghiên cứu khác nhau.

Giai đoạn 1 - Thiết kế bộ công cụ

- Mục đích nghiên cứu: Hình thành nội dung sơ bộ cho bộ công cụ.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018.

Việc khai thác thông tin làm cơ sở để xây dựng bộ công cụ được nghiên cứu sinh sử dụng từ 3 nguồn tư liệu. Thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về phát triển đội ngũ giảng viên. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến các chuyên gia. Nguồn thứ ba khảo sát thăm dò với chính đối tượng là giảng viên, sinh viên các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành an toàn thông.

Cách thức tiến hành thiết kế phiếu hỏi được tiến hành như sau: Trước tiên, qua phương pháp chuyên gia, nghiên cứu sinh thu thập ý kiến của 10 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và những lĩnh vực có liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên. Đối chiếu với nội dung nghiên cứu lý luận, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề cần khảo sát trong thực tiễn. Tiếp theo là tiến hành khảo sát thăm dò về một số vấn đề có liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên đối với sinh viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, nghiên cứu sinh xây dựng bốn phiếu hỏi (dành cho giảng viên; cán bộ quản lý; lãnh đạo các đơn vị sử dụng lao động; sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh).

Phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đến các nội dung. Cụ thể:


- Đ nh giá đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

- Đ nh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

- Đ nh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên về sự cần thiết, tính khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay để đ p ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ giảng viên ngành ATTT.

Giai đoạn 2 - Khảo sát thực tiễn

- Mục đích khảo sát

Đ nh giá thực trạng việc lập kế hoạch quy hoạch; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và việc kiểm tra, đ nh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

- Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn.

Mỗi khách thể tham gia trả lời phiếu hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Với những mệnh đề khách thể không hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ.

Thời gian khảo sát

Từ tháng 06 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019. Nội dung khảo sát

Theo như phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn sâu và bản hướng dẫn thảo luận nhóm chính thức đã được hoàn thiện.

Giai đoạn 3 - Xử lý số liệu định lượng và định tính

- Xử lý số liệu định lượng thu được từ các bảng hỏi dành cho GV và sinh viên theo 2 dạng: các file kết quả tổng thể và các file kết quả theo các biến độc lập.


- Xử lý thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ các bảng hỏi được khảo sát trên diện rộng.

Thời gian xử lý: Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 09 năm 2019.

2.2.5.2. Thang đo và mức độ thang đo

Đ nh giá việc lập quy hoạch (trình độ, phẩm chất, năng lực giảng viên); việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch (đào tạo và bồi dưỡng; đ nh giá giảng viên); việc kiểm tra, đ nh giá kết quả thực hiện quy hoạch và việc đ nh giá mức độ thực hiện các hoạt động trên đều bao gồm những mệnh đề có tính nhận định và đều có các mức điểm số như nhau. Khách thể phải đ nh giá các nhận định đó trong trường hợp cụ thể của mình và các lựa chọn sẽ được tính điểm. Cụ thể, mỗi mệnh đề có 5 phương án trả lời ứng với 5 mức điểm như sau:

Bảng 2.2. Thang đo và cách cho điểm


TT

Tiêu chí đánh giá

Cách

cho điểm

Điểm chuẩn

ĐTB

1

Tốt

Rất hợp lý

Rất cần thiết

5

4,21-5,00

2

Khá

Hợp lý

Cần thiết

4

3,41-4,20

3

Trung

bình

Bình thường

Bình thường

3

2,61-3,40

4

Kém

Hợp lý

một phần

Ít cần thiết

2

1,81-2,60

5

Yếu

Không hợp lý

Không cần thiết

1

1,00-1,80


Trong luận án này, để xử lý số liệu khảo sát định lượng, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp thống kê toán học. Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 20.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong luận án là phân tích thống kê mô tả. Phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau.

- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề và của từng yếu tố và thứ bậc.


- Chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi trong bảng hỏi.

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh

2.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên ngành ngành an toàn thông tin

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên ngành ATTT được đ nh giá bằng học vị (tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư/cử nhân) và trình độ nghiệp vụ sư phạm, thực trạng này được thể hiện ở bảng 2.3.

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy hiện nay đội ngũ giảng viên ngành ATTT có trình độ tiến sĩ là: 53.5 %, trong đó Học viện Kỹ thuật Quân sự giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất (80 %); trình độ thạc sĩ chiếm

38.5 %; số lượng giảng viên có trình độ kỹ sư/cử nhân chiếm tỉ lệ nhỏ. Về nghiệp vụ sư phạm, đa số giảng viên đã có chứng chỉ sư phạm chiếm 97.5 %. Kết quả trên cho thấy trình độ chuyên môn và học vị của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đ p ứng các điều kiện theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo. Điều đó cho giúp các trường đại học khối QPAN chủ động trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, đ p ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên ngành ATTT


TT


Cơ sở đào tạo


Tổng số

Trình độ chuyên môn

NVSP


Tiến sĩ


Ths

Kỹ sư/Cử nhân

Chứng chỉ NVSP

Chưa có chứng chỉ

NVSP

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

01

HVKTQS

100

80

80.00

19

19.00

1

1.00

97

97.00

3

3.00

02

HVANND

45

12

26.67

26

57.78

7

15.56

45

100

0

0.00

03

HVKTMM

55

15

27.27

32

58.18

8

14.55

53

96.36

2

3.64

Tổng số

200

107

53.5

77

38.5

16

8

195

97.5

5

2.5


Bảng 2.4. Thống kê ĐNGV an toàn thông tin theo trình độ công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ


TT


CSĐT


Tổng số

Trình độ CNTT

Trình độ tiếng Anh

Đạt chuẩn theo TT 03/2014/TT-

BTTTT trở lên


Đạt chuẩn


Chưa đạt chuẩn


A2

(Bậc 2)


B1

(Bậc 3)


B2

(Bậc 4)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

01

HVKTQS

100

100

100

0

0.00

0

0.00

1

1.00

19

19.00

80

80.00

02

HVANND

45

45

100.

0

0.00

0

0.00

7

15.56

26

57.78

12

26.67

03

HVKTMM

55

55

100

0

0.00

0

0.00

8

14.55

32

58.18

15

27.27


Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học: Theo kết quả thống kê ở bảng

2.4 cho thấy giảng viên ngành ATTT ở các trường Đại học khối QPAN đều đạt chuẩn CNTT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông [71]: Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đây là điều quan trọng giúp cho giảng viên có thể tiếp cận với cách mạng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Về trình độ ngoại ngữ cũng qua bảng

2.4 cho thấy đa số giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN đ p ứng được các yêu cầu theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ngày 24 tháng 01 năm 2014. Tuy nhiên, trong thực tế các giảng viên chủ yếu sử dụng ngoại ngữ chỉ để đọc, nghiên cứu tài liệu, vì vậy khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ vẫn còn những hạn chế nhất định. Phỏng vấn một giảng viên có mã số phỏng vấn PV02 của Học viện ANND thấy: “Đa số giảng viên ATTT của trường đạt chuẩn trình độ tiếng Anh chủ yếu là chuẩn B1, B2 khung tham chiếu châu Âu. Nhưng do việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày không thường xuyên, không có môi trường sử dụng tiếng Anh giao tiếp nên trình độ giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh của giảng viên ATTT của trường còn hạn chế nhất định”.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí