Các Yêu Cầu Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Đối Với Các Cơ Sở Giáo Dục Đại Học Trong Giai Đoạn Hiện Nay.


1.4.2. Các yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên đối với các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2.1. Các nhiệm vụ của giảng viên

Căn cứ Luật giáo dục, Pháp lệnh cán bộ công chức và theo quyết định số 5238/TCCP - TC ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ 3 ngạch bậc giảng viên được xếp ở đại học: giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp.

Giảng viên có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Giảng dạy phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công: Lên lớp cho SV trong các hình thức tổ chức dạy học khác nhau (giảng đường, phòng thí nghiệm, bệnh viện...); Báo cáo khoa học (hội thảo, tập huấn)...

- Công tác nghiệp vụ sư phạm: Tham gia các hoạt động phát triển về mặt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ.

- Biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm.

- Tham gia quản lý đào tạo: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập...

- Tư vấn, giám sát, hướng dẫn, cố vấn cho sinh viên: Giám sát các hoạt động của sinh viên tại phòng thí nghiệm, thực tập, dã ngoại...; Tư vấn cho sinh viên về các đề tài nghiên cứu, luận văn...; Tư vấn cho sinh viên về nghề nghiệp.

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

- Tham gia các hoạt động tư vấn, dịch vụ chuyên môn theo hợp đồng; hợp tác với các trường, các tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện các dịch vụ phục vụ lợi ích cộng đồng.


- Tham gia các hoạt động xã hội công ích: tham gia các hội nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể, hoạt động tình nguyện, từ thiện trong lĩnh vực chuyên môn; cung cấp các dịch vụ chuyên môn miễn phí…

1.4.2.2. Yêu cầu về trình độ với giảng viên

Với bậc Cao đẳng trình độ chuẩn là có bằng cử nhân trở lên; với bậc đại học trình độ chuẩn là có bằng thạc sỹ trở lên;

Đã qua thời gian thử việc theo quy định hiện hành; phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ trong chuyên môn tối thiểu ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ).

Đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng hàng đầu đến chất lượng đào tạo trong các trường đại học - cao đẳng.

Quan tâm đến đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ cũng chính là quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Khoa học - kĩ thuật và Giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

1.4.3. Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, tại Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh lần thứ Hai (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra "phấn đấu trở thành trường Đại học Điều dưỡng vào năm 2015, cung cấp nguồn cán bộ y tế chủ yếu cho các tỉnh vùng Đông Bắc, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong khu vực" [33].

Một số yêu cầu cấp bách đặt ra trong định hướng phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh đã được Nhà trường xác định như sau:


- Phấn đấu 100% nhà giáo là đạt chuẩn hoá, đồng bộ hoá và có một tỉ lệ cao trên chuẩn về trình độ đào tạo, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

- Về năng lực chuyên môn: đội ngũ nhà giáo phải có kiến thức sâu về chuyên ngành giảng dạy, có kỹ năng vận dụng tốt các phương pháp dạy học sáng tạo, kỹ năng sư phạm cao, sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại, thường xuyên cập nhật các thông tin khoa học mới.

- Về trình độ đào tạo: giảng viên cao đẳng tối thiểu phải có trình độ đại học. Cần có chính sách thu hút những người có năng lực chuyên môn, trình độ cao về làm cán bộ giảng dạy. Động viên, khích lệ những cán bộ khoa học có trình độ, nhiều kinh nghiệm đang công tác tại các cơ sở y tế hoặc đã nghỉ hưu tham gia dạy thỉnh giảng.

- Quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo là nhằm đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là một yêu cầu quan trọng, cấp bách và thường xuyên của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. [33]

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được nhà trường xác định là biện pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Việc đào tạo bồi dưỡng được cụ thể hoá bằng việc chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng vận dụng các phương pháp giảng dạy, kỹ năng nghiên cứu khoa học... khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt, trong đó có một yêu cầu không thể thiếu là trình độ ngoại ngữ. Đây là một số yêu cầu rất cấp bách nói chung đối với các nhà trường và đặc biệt là đối với trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh nói riêng.


Tiểu kết chương 1

Phát triển giáo dục đào tạo là một quốc sách về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người và phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng đang là vấn đề cần được quan tâm, xem xét bởi vai trò quyết định của nó trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội về cả nhân cách và tài năng.

Trong chương này, tác giả đã đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan đến Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nhằm mục tiêu làm rõ nội dung đề tài cần nghiên cứu.

Từ Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực, đề tài đã xác định được hướng nghiên cứu cần tập trung. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng cốt lõi cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo của đề tài.

Để xác định đúng hướng nghiên cứu cho đề tài, tác giả cũng đã dựa vào những cơ sở pháp lý của Đảng và Chính phủ về phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện đại hoá - công nghiệp hoá; yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Từ đó, trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ luôn bám sát mục tiêu đã xác định.

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của các biện pháp phát triển ĐNGV, tác giả nhận thức rằng quản lý phát triển ĐNGV trong giai đoạn hiện nay phải là mục tiêu chiến lược hàng đầu của đổi mới quản lý giáo dục đại học nói chung và nâng cao chất lượng ở mỗi cơ sở đào tạo nói riêng.

Trong chương II, đề tài sẽ thực hiện việc khảo sát thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Tình hình phát triển đội ngũ ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

2.1.1. Vài nét về môi trường kinh tế, xã hội

Vị trí địa lý: Quảng Ninh là tỉnh biên giới, biển đảo nằm ở phía đông bắc Việt Nam có diện tích 5839 km2; phía bắc giáp huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Lạng Sơn; phía tây giáp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng; phía Đông, Nam giáp biển Đông. Địa hình Quảng Ninh tương đối đa dạng, phức tạp với 2/3 diện tích là đồi núi, 132,8 km biên giới đường bộ, trên 250 km bờ biển và hàng nghìn hòn đảo nằm rải rác trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Tỉnh Quảng Ninh có 2 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện (có 2 huyện đảo) với 134 phường xã thị trấn (có 12 xã đảo, 95 xã vùng núi, 26 xã vùng cao, 11 xã biên giới.

Dân cư: Quảng Ninh có 1.144.381 người (tính đến ngày 01/4/2009) với 11 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm khoảng 90%; các dân tộc còn lại (Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán chỉ, Hoa, Cao Lan...) cư trú chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Ngoài ra, còn hàng chục nghìn người từ các tỉnh thành phố khác đến cư trú và hoạt động kinh tế, dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương và kéo theo nhiều hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội.

Về kinh tế, xã hội: Là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế công nghiệp, xuất nhập khẩu, cảng biển và du lịch với tốc độ phát triển kinh tế cao và tương đối ổn định. GDP tăng bình quân trên 12%/ năm. Hiện tại 100% các xã, thị trấn trong toàn tỉnh đều có đường giao thông thuận lợi


đến các trung tâm xã và các thôn, bản lớn; hệ thống điện, nước sạch, các dịch vụ y tế, văn hoá xã hội, phát thanh truyền hình đều được triển khai phát triển đều khắp trong toàn tỉnh.

Về sự phát triển Y tế- Giáo dục: Toàn tỉnh có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 17 trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trên 350 trường phổ thông công lập các cấp.

Toàn tỉnh có 16 bệnh viện (1 bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, 9 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa tuyến tỉnh, 6 bệnh viện tuyến huyện); 25 trung tâm y tế (11 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 15 trung tâm y tế tuyến huyện); 186 trạm xá xã phường với tổng số Bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá là 3145 người... Nguồn lực này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân cả về số lượng cán bộ y tế, trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ.

2.1.2. Vài nét về Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Trường được thành lập theo Quyết định số 1003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2005 trên cơ sở trường Trung cấp Y tế Quảng Ninh. Với bề dày 50 năm, Trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ y tế. Trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, trường là một trong những nơi đào tạo cán bộ y và dược của miền Bắc Việt Nam, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phục vụ quân đội.

Nhiều năm gần đây, trường CĐYTQN đã từng bước đổi mới và đã được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế đánh giá là một trong các đơn vị đứng vào tốp đầu của các trường Y, Dược trong toàn quốc về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo chất lượng và có nhiều cán bộ giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

2.1.3. Mô hình tổ chức tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất trường CĐ Y tế Quảng Ninh

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trường: Gồm 3 khoa chuyên môn và 5 phòng chức năng

Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng NCKH - QH & HTQT

Phòng Tổ chức - Hành chính - QTĐS

Trung tâm PHCN & CSSKCĐ

Phòng Quản lý HS - SV

Phòng Đào tạo

Khoa Y

BM Văn hóa cơ bản

BM N.Ngữ - T.học - C.Trị - P.Luật - GDTC

Khoa Dược

Khoa Khoa học cơ bản

BM Y học cơ sở

BM ĐD cơ bản

BM ĐD Nội -

Truyền nhiễm

BM ĐD Ngoại - Chấn thương

BM ĐD Sản - nhi

BM Y tế công cộng

BM Y học Dân Tộc - PHCN

BM Bào chế - dược liệu

BM H.dược - D.lý - HP.Tích

Sơ đồ 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Số hóa

35

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

GV bộ môn

HIỆU TRƯỞNG VÀ CÁC

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tập thể sinh viên (lớp, chi đoàn)

ĐẢNG ỦY

CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

GV chủ nhiệm

bở

i T

r ung


t âm

H

ọc


l i ệ

u

- Đ

ại

họ

c T

i Ngu

y ê n


h t

t p:

/


/ w

w w

.


l r c

-


t nu

.


e du

.


v n


2.1.3.2. Hệ thống đào tạo

(a) Bậc và loại hình đào tạo

- Bậc đào tạo: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo lại

- Loại hình đào tạo: chính quy; vừa học vừa làm, liên kết đào tạo;

(b) Quy mô đào tạo

Cao đẳng: 666 sinh viên; Trung cấp hệ chính quy: 1.379 học sinh; Trung cấp hệ vừa học vừa làm: 133 học sinh

2.1.3.3. Cơ sở vật chất, các nguồn kinh phí

(a) Cơ sở vật chất: Trường gồm 2 cơ sở. Trong đó: Cơ sở 1 đặt tại phường Hồng Hải; Cơ sở 2: đặt tại phường Trần Hưng Đạo.

Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất Trường CĐYTQN


Chỉ tiêu

Số lượng

1. Tổng diện tích mặt bằng

9.300 m2

2. Tổng số phòng học, giảng đường: Diện tích giảng đường, phòng học

31 (phòng)

2.351,8 (m2)

3. Diện tích xưởng thực tập

1352,4 m2

4. Diện tích phòng thí nghiệm

386,4 m2

5. Diện tích khu thể thao

950 m2

6. Diện tích thư viện

168 m2

7. Diện tích ký túc xá

700 m2

8. Số đầu sách có trong thư viện:

500 quyển

9. Số máy vi tính:

104 bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 5

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010)

Hầu hết các giảng đường đều có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, máy chiếu projector, loa máy hiện đại. Các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập được trang bị các máy móc, dụng cụ, hóa chất, … phục vụ học tập cho HSSV. Hiện tại, Trường đang chuẩn bị các thủ tục để xây dựng khu Ký túc xá HSSV bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước.

(b) Các nguồn kinh phí: Trường có các nguồn thu sau:

Ngày đăng: 19/05/2022