Tỷ Lệ Giảng Viên Theo Độ Tuổi Của Trường Đh Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội Năm 2020


Theo bảng đánh giá ta thấy có trên 80% nhà quản lý được hỏi đồng ý với ý kiến số lượng lượng giảng viên của Trường hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo với điểm trung bình là 3.98 và chất lượng nguồn nhân lực giảng viên được tuyển dụng đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn là 3,67.

Tuy nhiên vẫn còn khoảng 12,8% cán bộ quản lý được hỏi chưa đồng thuận với ý kiến trên, điều này thể hiện sự không hài lòng với số lượng giảng viên của Trường, lý do là quy mô của Trường ngày càng có xu hướng mở rộng và việc tuyển dụng hiện nay vẫn còn mang tính truyền thống nhiều, ưu tiên đối với con em cán bộ nhân viên trong Trường, chưa khuyến khích được các đối tượng ứng viên có kinh nghiệm và có chất lượng cao.

2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên

2.2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi của giảng viên

Bảng 2.6: Tỷ lệ giảng viên theo độ tuổi của Trường ĐH Tài chínhNgân hàng Hà Nội năm 2020

Đơn vị tính: Người


Tổng số GV

Dưới 30 tuổi

31- 40 tuổi

41-50 tuổi

Trên 50 tuổi

61

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

13

21,31%

19

31,15%

8

13,11%

21

34,43%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội - 8

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự) Tỷ lệ độ tuổi nguồn nhân lực giảng viên của Nhà trường được thống kê qua bảng 2.5. Ở độ tuổi từ 50 chiếm tỷ lệ 34,43%. Đây là số giảng viên có thâm niên nghề nghiệp cao, phần lớn trong số họ đang giữ vị trí lãnh đạo ở các khoa và Trường. Tuy nhiên, số giảng viên này đang sắp tới tuổi về hưu nên Nhà trường cần

có chính sách cho lực lượng kế cận kịp thời.

Số giảng viên từ 41 – 50 tuổi có 8 người chiếm tỷ lệ 13,11% đây là lực lượng đã chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn, trong số đó có trình Độ thạc sĩ và vẫn còn khả năng tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Ðội ngũ


này nếu được bồi dưỡng, đào tạo tốt hơn nữa sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giảng viên.

Đặc biệt, tỷ lệ giảng viên từ 31 – 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn (31,15%); và tỷ lệ giảng viên trẻ dưới 30 tuổi chiếm 21,31%. Đó là do những năm gần đây Nhà trường đã không ngừng tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo những giảng viên trẻ để bổ sung cho đội ngũ giảng viên. Ðội ngũ này với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của Nhà trường trong tương lai. Ngoài ưu điểm trên, hạn chế lớn nhất của số giảng viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, NCKH và tổ chức các hoạt động giáo dục trong Nhà trường. Họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Ðiều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong Trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức. Đặc biệt là ÐNGV đi đầu, có trình độ chuyên môn cao quan tâm, giúp đỡ để họ phát triển.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ độ tuổi của giảng viên Trường Ðại học Tài chính

– Ngân hàng Hà Nội năm 2020


35%

21%

13%

31%

<30 tuổi

31-40 tuổi

41-50 tuổi

>50 tuổi


2.2.2.2. Cơ cấu theo giới tính

Bảng 2.7: Cơ cấu giảng viên theo giới tính từ năm 2017 đến năm 2020

Đơn vị tính: Người


Năm

Chỉ tiêu

2017 – 2018

2018 – 2019

2019 –2020

Nam

22

23

23

Tỷ lệ (%)

44,90

38,33

37,70

Nữ

27

37

38

Tỷ lệ (%)

55,10

61,67

62,30

Tổng

49

60

61

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự) Cơ cấu giảng viên theo giới tính có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó, cần phải xem xét, phân tích đặc thù để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó. Từ số liệu trong bảng về số lượng giảng viên theo giới tính của Trường Ðại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội qua các năm như sau: Năm 2017, 2018, 2019 và năm 2020. Năm 2017, tỷ lệ nam: nữ là 44,90% và 55,10%, không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ nam nữ. Nhưng từ năm 2018 đến năm 2020, vì có sự thành lập của 02 khoa mới là khoa Luật Kinh tế và khoa Ngoại ngữ, 02 khoa này 100% là các giảng viên nữ nên tỷ lệ nam nữ đã bắt đầu có sự chênh lệch. Cụ thể, năm gần đây nhất là năm 2020, tỷ lệ giữa nam và nữ là 23/38, số lượng nam chiếm 37,70%, số lượng nữ chiếm tỷ trọng lớn 62,30%. Ðiều này thường xảy ra đối với hầu hết các Trường đại học cao đẳng trên cả nước. Từ đó cho thấy nghề dạy học phù hợp hơn với nữ giới với mong muốn

có công việc ổn định.

Tuy nhiên, về phía Nhà truờng tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới cũng có nhiều mặt hạn chế như: tuổi đời của giảng viên nữ phần lớn dưới 35 tuổi việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản, nghỉ nuôi con ốm của các nữ giảng viên làm cho Nhà trường luôn phải tăng số giờ giảng của các giảng viên đang tiếp tục làm việc, nguy cơ thiếu giảng viên càng tăng. Phụ nữ thường phải chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới, gánh nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con. Cho


nên sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của Nhà trường còn chưa tích cực.

Sự mất cân đối trong cơ cấu gây ra không ít những khó khăn trong bố trí thực hiện phân công giảng dạy. Đặc biệt với cơ cấu đội ngũ trẻ về độ tuổi, các giảng viên nữ trong Nhà trường chiếm phần nhiều những người đang trong độ tuổi sinh đẻ nên cùng một thời gian, trong ĐNGV có nhiều người nghỉ thai sản, điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy chung của Bộ môn, Khoa và của Trường. Điều này đặt ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực giảng viên phải có kế hoạch sao cho phù hợp.

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ giới tính giai đoạn 2017 - 2020


70

60

50

40

30

20

10

0

Nam

Nữ

2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020

2.2.2.3. Cơ cấu theo trình độ

Bảng 2.8: Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ giảng viên năm 2020

Đơn vị tính: Người


Trình độ

Giảng viên cơ hữu & kiêm chức

SL

Tỷ lệ

Cử nhân

7

11,48

Thạc sĩ

39

63,93

Tiến sĩ

14

22,95

PGS, GS

1

1,64

Tổng số

61

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự)


Nhìn bảng số liệu 2.8 chúng ta có thể thấy rằng trong những năm vừa qua để chuẩn bị tốt tiền để làm bệ phóng cho những kế hoạch chiến lược, Nhà trường không ngừng đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ giảng viên đủ về số lượng đạt chuẩn về chất lượng.

Hiện tại, đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Ðại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đã có sự tăng lên nhanh chóng về số lượng giảng viên có trình độ sau đại học và đang rất tích cực trong việc tham gia nâng cao trình độ. Với 14 Tiến sĩ thuộc đội ngũ giảng viên Nhà trường, 39 Thạc sĩ thuộc đội ngũ giảng viên. Đây là tiềm lực bổ sung cho chất luợng nguồn nhân lực giảng viên Nhà trường trong thời gian tới.

Khoa Tài chính – Ngân hàng có 01 PGS.TS vừa cán bộ quản lý thực hiện công tác kiêm giảng đối với một số môn. Số lượng người ở trình độ đại học đang tham gia các lớp sau đại học, tiếp tục nâng cao trình độ, kỹ năng của mình.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu theo trình độ của ngũ giảng viên năm 2020

(ĐVT: %)


2%

11%

23%

Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

PGS, GS

64%

Bên cạnh đó, trình độ giảng viên theo từng khoa còn đuợc thể hiện thông qua bảng số liệu 2.8. Nhìn chung, trong những năm gần đây ngoài sự tăng lên về quy mô giảng viên thì cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên cũng có xu hướng gia


tăng và đang rất tích cực học tập nâng cao trình độ. Năm 2020, nguồn nhân lực giảng viên của Trường đang có nhiều sự thay đổi, giảng viên có trình độ chuyên môn là tiến sĩ đang được nâng cao.

2.2.2.4. Cơ cấu theo trình độ các khoa

Bảng 2.9: Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo trình độ các khoa đến năm 2020

Đơn vị tính: Người



Trình độ đào tạo

Các khoa chuyên môn


Tổng


Khoa cơ bản

Khoa TC - NH


Khoa QTKD

Khoa KT- KT

Khoa Ngoại ngữ

Khoa Luật Kinh

tế


Khoa CNTT

Đại học

1

0

2

1

0

2

1

7

Tỷ lệ %

10

0

20

11,11

0

40

14,29


Thạc sĩ

7

10

5

6

6

1

4

39

Tỷ lệ %

70

76,92

50

66,67

85,71

20

57,14


Tiến sĩ

2

2

3

2

1

2

2

14

Tỷ lệ %

20

15,39

30

22,22

14,29

40

28,57


PGS, GS

0

1

0

0

0

0

0

1

Tỷ lệ %

0

7,69

0

0

0

0

0


Tổng

10

13

10

9

7

5

7

61

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự)

Xét theo trình độ ở khoa Cơ bản, khoa Tài chính – Ngân hàng, khoa Quản trị kinh doanh và khoa Kế toán – Kiểm toán thì có thể thấy rằng, mặc dù tỷ lệ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở mỗi khoa là khá cao, tuy nhiên tỷ lệ giảng viên có học vị Phó giáo sư, Giáo sư lại rất thấp. Đặc biệt, chỉ có khoa Tài chính – Ngân hàng có 01 PGS.GS chiếm tỷ lệ 7,69%.

Khoa Ngoại ngữ, khoa Luật Kinh tế và khoa Công nghệ thông tin là những khoa mới được thành lập nhưng tỷ lệ giảng viên có học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ chiếm tỷ lệ cao, đảm bảo được chất lượng giảng dạy của các khoa.


Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo trình độ của các Khoa Trường Ðại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2020

(ĐVT: %)


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

PGS, GS

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Cử nhân

Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa

CB TCNH QTKD KTKT NN

Khoa Khoa LKT CNTT

Tóm lại, tiêu chí số lượng giảng viên một Trường đại học đào tạo nhóm ngành kinh tế 25 sinh viên/1giảng viên và nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ không quá 20 sinh viên/1 giảng viên tại Trường Ðại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội với lưu lượng học sinh, sinh viên hiện nay là 4914 người trong đó khối kinh tế có 4550 sinh viên thì số giảng viên Nhà trường cần đáp ứng đủ tiêu chí quy định là 4550/25 = 182 người. Và khối công nghệ thông tin có 364 sinh viên cần 364/20 = 19 giảng viên. Như vậy tổng số giảng viên Nhà trường cần 201 người.

Điều kiện để được mở 01 mã ngành đào tạo trình độ đại học là phải có: “Ít nhất một giảng viên có học vị tiến sĩ, ít nhất 3 giảng viên có học vị thạc sĩ có trình độ chuyên môn tương ứng”. Hiện nay, theo đề án phát triển của Nhà trường giai đoạn 2020 – 2030 đào tạo 9 mã ngành thì đội ngũ giảng viên Nhà trường cần ít nhất


9 giảng viên có học vị tiến sĩ, 27 giảng viên có học vị thạc sĩ phân bổ ở các mã ngành đào tạo đại học cụ thể của Nhà trường.

Hiện nay, mục tiêu phát triển của Nhà trường đến năm 2030 sẽ có khoảng 70% giảng viên đạt học vị từ thạc sĩ trở lên và 30% giảng viên đạt học vị từ tiến sĩ trở lên. Vì vậy, Nhà trường có nhiều biện pháp khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia các lớp đào tạo, cử cán bộ đi nghiên cứu sinh và thu hút các giảng viên có chất lượng cao.

Như vậy, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một Trường đại học ngoài công lập được thành lập mới 10 năm và hoạt động theo quy chế Trường đại học tư thục chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND Thành phố Hà Nội; nhưng nhìn chung trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên đã đáp ứng được tiêu chí phát triển về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các Trường Ðại học.

2.2.2.5. Đánh giá theo tiêu chí cơ cấu giảng viên của Trường

Cơ cấu giảng viên của Trường có ý nghĩa lớn đối với chất lượng đào tạo. Ban Giám hiệu Nhà trường cũng đã có sự quan tâm và đầu tư để hình thành được giảng viên với cơ cấu đủ về lượng và đảm bảo về chất.

Bảng 2.10: Đánh giá cơ cấu giảng viên Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2020‌

TT

T

Tiêu chí

Mức

Bình

Quân

1

2

3

4

5

1

Cơ cấu giảng viên của Trường hiện nay là phù

hợp với yêu cầu đào tạo của Trường

8

12

11

12

4

2,83

2

Theo ông/bà, cần hoàn thiện hơn nữa cơ cấu

giảng viên bằng đào tạo, bồi dưỡng

1

4

25

16

1

3,26


Mức độ hài lòng chung






3,045

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra ở trên cho thấy, cán bộ quản lý của Trường hiện nay chưa có sự hài lòng cao với cơ cấu giảng viên hiện tại. Đối với quan điểm về hoàn

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí