quy định của ngành, pháp luật, thể chế xã hội. Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đồng thời với chức năng là đội ngũ nhà giáo còn là sĩ quan Quân đội hoặc Công an, đội ngũ nhà khoa học thuộc lĩnh vực ATTT, nhà quản lý, nhà giáo dục, là lực lượng trụ cột quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT.
1.2.1.4. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN
Nhân lực: là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động.
Phát triển: Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao “mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến về mặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài (hoặc chủ thể quản lý) đều được coi là phát triển” [26].
Các nghiên cứu của tác giả Leonard Nadler [100] cho rằng mục tiêu phát triển nhân lực theo quan điểm hiện đại là không quá chú trọng về số lượng, cơ cấu, mà cần hướng đến mục tiêu (phát hiện) tiềm năng; giáo dục và đào tạo phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ con người (phát triển) và cần duy trì một môi trường làm việc thuận lợi nhằm nuôi dưỡng (phát huy) khả năng lao động và sáng tạo của họ. Quan điểm phát triển này có thể được áp dụng cho các cấp độ tổ chức và quốc gia.
Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để tăng về số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực: hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình tạo ra sự thay đổi về số lượng, nâng cao chất lượng, phẩm chất nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị và đ p ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước, của vùng hay của một tổ chức.
Có rất nhiều quan niệm và định nghĩa về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Theo lý thuyết phát triển của Leonard Nadler, nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiếp Cận Theo Lý Thuyết Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Ở Các Trường Đại Học Khối Quốc Phòng An Ninh.
- Những Vấn Đề Còn Trống Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Khung Năng Lực Nghề Nghiệp Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin.
- Nội Dung Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Khối Quốc Phòng An Ninh Theo Lý Thuyết Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Môi Trường Sư Phạm, Uy Tín, Thương Hiệu Của Trường
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
Theo Giáo sư John Bratton và Jeff Gold, “Ph t triển nguồn nhân lực bao gồm các thủ tục và quá trình mà sự tìm kiếm có chủ đích để cung cấp các hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng, hiểu biết và năng lực tiềm tàng của con người.
Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển NNL giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm.
Như vậy có thể thấy các quan điểm được thể hiện trong các nghiên cứu của nhiều tác giả về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực không có sự thống nhất. Các tiêu chí được sử dụng làm thước đo trong mỗi khái niệm được đưa ra khi là trừu tượng khó đ nh giá, có thể định lượng được chủ yếu là trình độ học vấn, trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc.
Theo quan điểm của tác giả luận án, phát triển nguồn nhân lực với khái niệm như đã nêu ở trên thì có thể đ nh giá thông qua ba nhóm hoạt động chính chủ yếu: Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng), Sử dụng nguồn nhân lực (tuyển chọn, sử dụng, đ nh giá, đề bạt), Tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực (môi trường làm việc, môi trường pháp lý, chính sách đãi ngộ). Mô hình phát triển nguồn nhân lực được vận dụng vào nghiên cứu luận án này là mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler.
Phát triển đội ngũ giảng viên: Theo quan điểm triết học, phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản
chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi.
Thuật ngữ “ph t triển” mà luận án đề cập đến bao gồm các hoạt động quản lý nhằm biến đổi đối tượng quản lý lớn mạnh về mọi mặt về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đ p ứng tối ưu những kỳ vọng của chủ thể quản lý. Như vậy, phát triển đội ngũ giảng viên là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường, là quá trình làm cho đội ngũ giảng viên từng bước được biến đổi, hoàn thiện hơn nhằm đ p ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của chức trách, nhiệm vụ bản thân giảng viên cũng như của nhà trường.
Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN: là quá trình xây dựng, hoàn thiện hoặc thay đổi thực trạng của đội ngũ giảng viên ngành ATTT, giúp cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT lớn mạnh về mọi mặt: Đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ATTT đ p ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.
1.2.2. Đặc điểm của giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN
Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN là Giảng viên - Sĩ quan họ được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ ATTT, nghiệp vụ QPAN, thường xuyên làm việc trong môi trường đặc thù liên quan đến thông tin cá nhân, nắm giữ các bí mật trong chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo Đảng, nhà nước, địa phương, bộ, ban, ngành và lực lượng vũ trang vì vậy phải luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tuân thủ nghiêm túc điều lệnh, điều lệ chế độ quy định của lực lượng vũ trang quy chế bảo mật, quy chế giáo dục – đào tạo của nhà trường, sản phẩm đào tạo của họ là những sĩ quan an toàn thông tin “vừa hồng, vừa chuyên” vì vậy giảng viên
ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải luôn giữ đạo lý thầy trò, tình đồng chí, đồng nghiệp của những người cùng chung lý tưởng.
Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN được đào tạo tại các trường trong và ngoài nước theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ ATTT có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, hoặc những người đã tốt nghiệp các trường đại học có trình độ học vấn, chuyên môn tương ứng (toán học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông…) mà các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT cần và được tuyển chọn vào giảng dạy ngành ATTT. Điều này cũng đặt ra những đòi hỏi khác nhau về phẩm chất nhân cách, năng lực sư phạm và nhất là năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.
Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải là người có phẩm chất, năng lực toàn diện, giỏi và chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy; đồng thời, phải có sự am hiểu và trải nghiệm về các mặt công tác, các hoạt động ATTT trong lĩnh vực QPAN và KTXH, họ là những “người thầy mặc áo lính” tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, phương pháp sư phạm. Sản phẩm và thương hiệu của họ là những người sĩ quan quân đội, công an làm công tác đảm bảo ATTT. Trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng an ninh thì việc đào tạo đội ngũ sĩ quan ATTT là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, là khâu quyết định nâng cao khả năng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang góp phần cùng toàn Đảng toàn Dân bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt nam trong mọi tình huống.
1.2.2.1. Phẩm chất chính trị - đạo đức nghề nghiệp
Theo Chương II của Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị, thì đạo đức nhà giáo [67], được quy định như sau:
- Phẩm chất chính trị
Phải có lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ngành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ, và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ và chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, nền tảng văn hóa XHCN hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, các loại tội phạm theo phương châm hành động “tích cực bảo vệ mình, chủ động tấn công địch”.
- Đạo đức nghề nghiệp
Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đ ng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đ nh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đ p ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Lối sống, tác phong
Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Ngoài ra giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải đ p ứng đủ các điều kiện quy định trong các luật sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đối với những người làm trong lĩnh vực QPAN quy định như sau:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, công an; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đ p ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm [45], [10].
Về tác phong: Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT phải chấp hành nghiêm tư thế, lễ tiết tác phong theo quy định của ngành.
Về trang phục: Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT phải mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, theo đúng quy định của ngành.
Về vấn đề đoàn kết: phải giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề
nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh sinh viên, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
1.2.2.2. Năng lực chuyên ngành
Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN cũng như giảng viên của các trường đại học phải đạt chuẩn giảng viên theo Điều 54, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học (2019) [61], quy định:
Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ; có trình độ đ p ứng yêu cầu của luật này, quy chế và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải là những người có năng lực giúp sinh viên nhận ra được tiềm năng của mình muốn vậy họ phải trở thành những huấn luận viên giỏi, cố vấn học tập giỏi và phải có khả năng ứng dụng thành thạo công nghệ như một phương tiện vượt trội để giúp truyền tải kiến thức, các khía cạnh liên quan đến đào tạo.
Ngoài ra họ còn phải có khả năng phân tích chương trình đào tạo sẻ chuyển trọng tâm từ “thiết kế lại chương trình đào tạo” sang “triển khai chương trình đào tạo” để thích ứng với việc triển khai chương trình đào tạo chương trình học phi tuyến, động, linh hoạt ; tập trung vào hình thức học tập được cá nhân hoá.
Phải biết sử dụng các hệ thống quản lý học tập mới như: học tập di động (Mobile learning), nội dung tương tác (Interactive contents), trợ giảng ảo (Virtual teaching assistants (Chatbots)), tương tác kỹ thuật số (Digital interactions