[2], tác giả Trần Xuân Bách đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý luận của hoạt động đ nh giá cũng như các nguyên tắc và triết lý trong việc đ nh giá giảng viên; đồng thời tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng công tác đ nh giá giảng viên theo chuẩn trên cả bình diện Việt nam và thế giới. Trên cơ sở đó nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tác giả tiến hành đề xuất các phương pháp và quy trình đ nh giá giảng viên theo chuẩn cũng như việc áp dụng vào việc đ nh giá giảng viên tại đơn vị công tác nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên công trình nghiên cứu chỉ mới tập trung vào khía cạnh đ nh giá đội ngũ giảng viên đại học. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị tham khảo.
- Công trình nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [48] tác giả Nguyễn Văn Lượng đã tiến hành khảo sát, đ nh giá mức độ đ p ứng về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiên cứu khoa học, hoạt động thực tiễn, phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân của đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của công trình này chỉ bó hẹp trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nên cũng chỉ có giá trị tham khảo.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Lâm “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”. [44] đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng ngành GTVT đ p ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vấn đề đi sâu nghiên cứu của đề tài là đội ngũ giảng viên bậc cao đẳng vì vậy chỉ có giá trị tham khảo.
- Về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy các chuyên ngành đặc thù thông qua công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ
thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [31] tác giả Mai Thị Thùy Hương đã đưa ra một số phương hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên. Cũng như một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên này trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Công trình đi sâu nghiên cứu về bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cũng như những giải pháp giúp đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật có thể thích được với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy công trình này cũng chỉ có giá trị tham khảo.
- Giải pháp quản lý lĩnh vực giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực được tác giả Phạm Xuân Hùng với công trình “ Phát triển đội ngũ giảng viên quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực” [32] đã đưa ra các giải pháp: Xây dựng Bộ tiêu chuẩn năng lực GVQLGD; Lập KH chiến lược phát triển đội ngũ GVQLGD theo tiếp cận năng lực; Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ GVQLGD theo tiếp cận năng lực; Đ nh giá, xếp loại năng lực GVQLGD theo Chuẩn; Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVQLGD theo tiếp cận năng lực; Tạo động lực làm việc cho đội ngũ GVQLGD. Công trình nghiên cứu tập trung vào hướng phát triển ĐNGV quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực nên chỉ có giá trị tham khảo.
- Trong nghiên cứu “ Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực” [17] tác giả Nguyễn Thế Dân cũng đã tập trung phân tích thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên hiện nay, đối chiếu với mô hình quản lý đội ngũ giảng viên theo quan điểm tiếp cận năng lực từ đó đề xuất giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên này.
- Trong công trình nghiên cứu của mình “ Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay” [15] tác giả Trần Công Chánh thông qua việc tiếp cận lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle; đồng thời tiếp cận chức năng và thành tố quản lý phát triển nguồn nhân lực của Christian Batal đưa ra; Kết hợp vận dụng kết quả một số công trình nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên của một số cơ sở đào tạo; Cùng
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 1
- Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 2
- Tiếp Cận Theo Lý Thuyết Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Những Vấn Đề Còn Trống Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Khối Qpan
- Khung Năng Lực Nghề Nghiệp Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin.
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
với việc quán triệt các nguyên tắc và định hướng đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên, làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay. Trong nghiên cứu này tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy đề tài có thể được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
- Trong luận án tiến sĩ “Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh hiện nay” [79] tác giả Nguyễn Đức Trí đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn; từ thực trạng và chiến lược phát triển của các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương, tác giả đã đề xuất bộ tiêu chuẩn giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đây là bộ tiêu chuẩn mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo để đưa vào nghiên cứu của mình.
- Trong các luận án tiến sĩ nghiên cứu về các đại học địa phương tiêu biển có các công trình nghiên cứu sau: “Quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học địa phương trong bối cảnh hiện nay” [53] của tác giả Hồ Thị Nga công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học địa phương hiện nay, căn cứ vào 5 nguyên tắc thực hiện khi đề xuất các giải pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp gồm: Đề xuất chuẩn năng lực giảng viên đại học địa phương; Hoàn thiện quy trình quy hoạch và tuyển dụng giảng viên; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên Đại học địa phương; Đ nh giá giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên; Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên; Xây dựng môi trường tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học địa phương trong quản lý đội ngũ giảng viên và Tổ chức phối hợp phát triển đội ngũ giảng viên giữa các trường Đại học địa phương. Công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học An giang theo tiếp cận quản lý nhân lực” [80] của tác giả Nguyễn Bách Thắng nghiên cứu đ nh giá
thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học An Giang, công trình đã đưa ra những nguyên tắc lựa chọn giải pháp và đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học An Giang nhằm đ p ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở việc nghiên cứu quản lý đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học địa phương. Vì vậy, Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh.
- Đối với Lĩnh vực QPAN, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho lực lượng vũ trang hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đ p ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, lâu dài, đang đặt ra những yêu cầu mới mà lực lượng vũ trang cần tập trung giải quyết, nhất là vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường thuộc khối QPAN ngày càng cấp thiết. Những nghiên cứu gần đây đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng đội ngũ giảng viên, đề cao vai trò của việc phát triển bền vững và thích ứng nhanh của giảng viên và cả đội ngũ giảng viên các trường khối QPAN với những thay đổi nhanh chóng của giáo dục trên thế giới, trong đó có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Nhà khoa học người nga Rodionov. Trong công trình nghiên cứu “Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán bộ, sĩ quan cấp cao” [69] đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của người sĩ quan cao cấp quân đội Nga, như: Có tầm nhìn chính trị rộng, có tri thức quân sự, kỹ thuật quân sự, kinh tế quân sự sâu sắc, biết tư duy sáng tạo, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo chính sách quân sự, học thuyết quân sự...; biết làm việc với các cơ quan hành pháp, lập pháp, thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan dân sự, các tổ chức xã hội... [69, tr. 12-14]. Thông qua nghiên cứu của mình tác giả cho rằng việc xác định các chủ trương, giải pháp xây dựng phải đồng bộ, làm tốt từ khâu tuyển chọn,
đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách phải được quan tâm thực hiện tốt ở các cơ quan chủ quản cũng như bản thân các nhà trường.
- Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội” [85] do tác giả Vũ Việt làm chủ nhiệm đề tài đã đưa ra một số giải pháp kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, như: Hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp quy về kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD quân đội; thực hiện có hiệu quả vấn đề kiện toàn về số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, CBQLGD; từng bước chuẩn hoá chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD, cần thực hiện tốt về chuẩn chất lượng theo hướng quản lý chất lượng; chuẩn về trình độ học vấn, chuẩn về trình độ đào tạo chức vụ và kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ QLGD; chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học của đội ngũ nhà giáo, CBQLGD quân đội; xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đối với đội ngũ nhà giáo, CBQLGD quân đội.
- Bàn về công tác quản lý học viên ở các nhà trường Quân đội trong công trình nghiên cứu “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở các hệ, tiểu đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo chính uỷ, chính trị viên hiện nay”
[70] tác giả Lê Quý Trịnh thông qua đề tài đã đưa ra nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý học viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ, trình độ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội, năng lực sư phạm và phương pháp, tác phong công tác, kiến thức, kinh nghiệm quản lý [70, tr. 8,12,18]. Tác giả đã đề xuất các giải pháp, như: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong nhận thức về vai trò của cán bộ quản lý học viên đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt việc tạo nguồn, quy hoạch, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý học viên; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và phát huy ý thức tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý học viên, thực hiện tốt phương châm cấp trên bồi dưỡng cấp dưới; phát huy sức mạnh tổng hợp, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý học viên; tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định về quản lý học viên và thực hiện tốt chính sách cán bộ.
- Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đào tạo sỹ quan quân đội” [75] của tác giả Nguyễn Văn Tháp đã đề tiến hành đ nh giá công tác xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường sỹ quan quân đội từ đó đưa ra nhận định công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của các nhà trường quân đội trong thời gian vừa qua đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả, để lại nhiều kinh nghiệm quý. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng đội ngũ giảng viên còn một số hạn chế, bất cập về số lượng và chất lượng so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong các trường đào tạo sỹ quan quân đội. Tác giả đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên trong đó nhấn mạnh vào các vấn đề: làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn đội ngũ; nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn.
- Trong công trình nghiên cứu “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” [30] tác giả Lương Thanh Hân, nghiên cứu đã đề cập vấn đề phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp như nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng; xây dựng môi trường giáo dục; thực hiện tích cực hóa đội ngũ giảng viên …. để phát triển hài hòa bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của các đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong các trường sỹ quan Quân đội nhân dân.
- Khi bàn về việc phát huy tính cực xã hội của đội ngũ giảng viên – sĩ quan thông qua công trình nghiên cứu “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [37] tác giả Nguyễn Văn Hòa tập trung trình bày quá trình và những giải pháp cơ bản nhằm
phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ “Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an nhân dân” [49] của tác giả Nguyễn Văn Ly đã nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý chất lượng đào tạo; khả năng vận dụng vào quản lý chất lượng đào tạo trong các học viện, trường đại học CAND với những yêu cầu mới về trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp đặc trưng của người cán bộ CAND trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm đào tạo cán bộ công an ở một số nước trên thế giới, đ nh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học trên các nội dung như: quản lý sơ tuyển ở Công an các địa phương; công tác chuẩn bị và tiếp nhận sinh viên; quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường; quản lý hoạt động thực tập ngoài nhà trường; quản lý các hoạt động cuối khóa; quản lý sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các học viện, trường đại học trực thuộc Bộ công an. Luận án bước đầu đề cập đến việc chuẩn bị đội ngũ giảng viên trong quá trình quản lý chất lượng đào tạo và giải pháp chuẩn hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát triển đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân.
- Về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong lực lượng Công An nhân dân có công trình “Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trường Công an nhân dân đến năm 2015 và hướng tới năm 2020” [10] do tác giả Cấn Văn Chúc làm chủ nhiệm, đã trình bày, phân tích thực trạng về hai đối tượng chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các trường Công an nhân dân. Trên cơ sở đ nh giá thực trạng, nghiên cứu đã nhận định, đề ra dự báo khoa học về sự phát triển của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2015, hướng tới năm 2020. Đề tài tập trung đề ra các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các trường Công an nhân dân.
- Trong kỷ yếu hội thảo “Xây dựng đội ngũ nữ giảng viên tại Học viện Cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo” [28] của Học viện Cảnh sát với các bài viết của các nhà khoa học trong các khoa, bộ môn và đơn vị chức năng đã nêu ra thực trạng, phân tích, đánh giá về đội ngũ giảng viên nữ của Học viện Cảnh sát và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ.
- Tác giả Võ Thành Đạt với công trình “Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học CAND” [20] đã tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên hiện nay, đối chiếu với mô hình quản lý đội ngũ giảng viên theo quan điểm quản lý nhân lực tổng thể đã đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện và hệ thống cao. Các giải pháp có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, lấy hạn chế của giải pháp này khắc phục nhược điểm của giải pháp kia. Một tổ hợp các giải pháp chất lượng ở cấp hệ thống và những cố gắng của đơn vị sẽ khả thi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giảng viên.
- Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội” [21], của tác giả Đỗ Văn Đạo, NXB chính trị quốc gia sự thật - 2015, cuốn sách tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong lịch sử dân tộc và ở một số nước, khái quát hóa tình hình phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt nam từ năm 1994 đến nay; phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt nam đ p ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt nam.
1.1.3. Nhận xét tổng quan
1.1.3.1. Khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố
Các nghiên cứu đã bàn về vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên cũng như công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay; Giải pháp phát triển ĐNGV các nhà trường quân đội, công an; xây dựng đội ngũ cán bộ