về số lượng hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ giáo dục, đặc biệt coi trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp năng lực và kỹ năng giảng dạy, quản lí để đạt đến chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm của họ.
Dưới góc độ đổi mới quản lí giáo dục, có thể hiểu một cách cụ thể hơn: Phát triển đội ngũ CBQL nhà trường là các chính sách, chương trình và biện pháp của các cấp quản lí giáo dục mà ở đây trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo và cá nhân CBQL trường THPT nhằm tăng cường về số lượng, chất lượng và cơ cấu để họ có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu quản lí trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay.
Tóm lại, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là nâng cao chất lượng cho từng CBQL trường THPT (cá nhân), đồng thời là sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT (tổ chức), về mặt chất lượng, số lượng và cơ cấu. Có thể nói 3 vấn đề: Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL có liên quan chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT vững mạnh.
1.3. Một số vấn đề về đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
1.3.1. Vai trò của cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Vai trò của đội ngũ CBQL trường THPT với tạo nguồn nhân lực được thể hiện qua hình thành nhân cách học sinh. Trong nhà trường, lao động của giáo viên mang tính “khai sáng” cho con người, các hoạt động giảng dạy, giáo dục tạo ra nhân cách học sinh. Chương trình“Bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009) chỉ rõ: hiệu trưởng có vai trò lãnh đạo phát triển đội ngũ. Với cách tiếp cận hệ thống CBQL, giáo viên và học sinh là các phần tử trong hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên khi tác động vào một yếu tố thì hệ thống sẽ có sự thay đổi. Vận dụng quan điểm giáo dục học để phân tích sự tác động của CBQL đến học sinh, có thể khái quát đây là sự chỉ đạo phối hợp, thống nhất lực lượng giáo viên (chủ thể) nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh (đối tượng) theo yêu cầu của xã hội. Như vậy, năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của CBQL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực lao động trong xã hội.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Luật Giáo dục quy định vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lí giáo dục: "Cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí,
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 1
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 2
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Vài Nét Về Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Tỉnh Vĩnh Long
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
điều hành các hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lí giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lí và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lí giáo dục, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục" (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XI, 2009).
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THPT là quản lí mọi hoạt động của trường THPT theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy dưới Luật, như các Nghị định, Điều lệ trường trung học, Thông tư, Quyết định...
Một cách tường minh thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL trường THPT như sau:
1) Chức năng quản lí: Thực hiện các chức năng cơ bản của quản lí trường THPT theo một chu trình quản lí, đó là:
- Xây dựng các kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch;
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch;
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
2) Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Luật Giáo dục quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Khóa XI, 2009).
- Điều lệ trường trung học cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:
* Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
- Quản lí giáo viên, nhân viên; Quản lí chuyên môn; Phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước, quản lí hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Quản lí và tổ chức giáo dục học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh; Quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường.
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên và học sinh; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định đối với người hiệu trưởng.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công;
- Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng uỷ quyền;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Có thể nói rằng, CBQL trường học là người có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lí, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lí cấp trên cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết trên bằng các quyết định quản lí, tác động điều khiển các thành tố trong hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục được quy định bằng luật pháp hoặc bằng các văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành.
Vì vậy, để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường, CBQL cùng đội ngũ giáo viên phải là một tập thể sư phạm thống nhất, mà chất lượng là hiệu quả giáo dục nhà trường được quyết định bởi chất lượng từng thành viên, số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ.
Để đáp ứng được vị trí, vai trò và thực hiện tốt nhiệm vụ thì CBQL vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lí và phải có đủ những phẩm chất, năng lực cần thiết.
1.3.3. Các yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
* Về số lượng
Đủ số lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng hạng trường THPT (trường hạng 1, hạng 2, hạng 3 và trường chuyên biệt), cụ thể tại Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 ngày 7 tháng 2017 “Quy định mỗi trường có 01 hiệu trưởng. Riêng phó hiệu trưởng được bố trí theo số lớp của quy mô từng trường: Trường THPT có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011).
* Về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn của các cấp có thẩm quyền qui định. Đó là ngoài yêu cầu về hai mặt là phẩm chất, năng lực thì cũng cần quan tâm đến các chỉ số sau đây:
- Độ tuổi và thâm niên: Hài hoà về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác.
- Giới: Cân đối giữa nam và nữ. Đây là một chủ trương của Đảng đối với công tác cán bộ nữ trong thời kì mới, hơn nữa đặc điểm của ngành có tỉ lệ nữ cao và khả năng quản lí của phụ nữ có những điểm có thể bổ sung, hỗ trợ cho phong cách quản lí của nam giới, ví dụ như mềm dẻo, linh hoạt.
- Dân tộc: Yếu tố thành phần dân tộc trong đội ngũ CBQL có một vị trí quan trọng, nhất là đối với các nhà trường có tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao. Chính họ là người hiểu tường tận về phong tục tập quán, văn hóa, tính cách của phụ huynh, học sinh, địa bàn, từ đó có phương pháp quản lí thích hợp. Vì thế, đối với các trường có tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao hoặc Trường Phổ thông Dân tộc nội trú nên bố trí 01 CBQL là người dân tộc thiểu số để thuận lợi trong công tác quản lí học sinh và giao tiếp với cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Chuyên môn: Đội ngũ CBQL của mỗi nhà trường phải có cơ cấu hợp lí về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội, ...) để thực hiện tốt các chức năng quản lí nhà trường; Phải có thời gian kinh qua công tác giảng dạy một thời gian, đủ năng lực quản lí cấp học khi được bổ nhiệm (thông thường tối thiểu là 05 năm).
1.3.4. Yêu cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
* Về phẩm chất
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, gương mẫu đi đầu trong chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường và địa phương; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý thức vượt khó khăn; biết động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Gương mẫu chấp hành các quy chế của ngành, quy định của trường và kỉ luật lao động; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; đảm bảo sự liêm chính, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lí nhà trường; có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; không lợi dụng quyền lực, thực hiện dân chủ trong nhà trường.
- Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, khoa học.
- Chuẩn mực trong trong quan hệ và giao tiếp có hiệu quả.
* Về năng lực
+ Về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cấp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể đảm nhận việc giảng dạy, tối thiểu đạt trình độ chuẩn theo cấp học.
- Có năng lực sư phạm và khả năng tổ chức đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục nhằm tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh.
- Có ý thức tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập; có khả năng sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc trong công tác, sử dụng được tin học trong công việc quản lí nhà trường.
+ Về năng lực lãnh đạo quản lí nhà trường
- Nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển của nhà trường.
- Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
- Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường.
- Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.
- Có khả năng vận động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường.
- Quản lí việc thực hiện chương trình các môn học theo hướng phân hoá, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng theo các qui định hiện hành.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường. Sử dụng hiệu quả tài sản, thiết bị của nhà trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.
- Xây dựng và thường xuyên cải tiến các qui trình hoạt động, thủ tục hành chính, hồ sơ nhà trường; xây dựng hệ thống thông tin phục vụ dạy học, giáo dục hiệu quả; đảm bảo đánh giá kết quả các mặt hoạt động của nhà trường khách quan, khoa học, công bằng; tiếp nhận và xử lí thông tin phản hồi để tư vấn, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường.
Như vậy, chất lượng đội ngũ được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực, nó được tích hợp từ chất lượng của mỗi cá nhân CBQL: “Chất lượng của đội ngũ CBQL là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ”.
1.4. Những vấn đề về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
1.4.1. Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Bất kỳ một quốc gia nào, vấn đề nhân lực và nhân tài là vấn đề sống còn không thể thiếu. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đó chính là nhân tố quyết định. Trước sự đổi mới của đất nước, nhất là thời đại bùng nổ tri thức và công nghệ, thì nguồn nhân lực càng được coi trọng. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng nền giáo dục. Chất lượng nền giáo dục không thể phụ thuộc vào đâu khác hơn là chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
Nhận định trên khẳng định rằng, việc xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, là có cơ sở thực tế. Đảng và Nhà nước ta khẳng định việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là việc làm hết sức cần thiết bởi chính đội ngũ này quyết định việc nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục của đất nước. Với vai trò quan trọng đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước.
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Chính phủ, 2005).
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định, hướng phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL là khâu then chốt” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, 2013).
Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực được xác định là quan trọng hàng đầu này. Do vậy, Nghị quyết Đại hội XII tiếp tục xác định giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm cho sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra mục tiêu: Đến năm 2020, đất nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp này là nguồn nhân lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Muốn đảm bảo tăng trưởng về mọi mặt, ổn định về an ninh quốc phòng, trước hết phải chăm lo cho phát triển nguồn nhân lực con người, chuẩn bị một lực lượng có đầy đủ phẩm chất và năng lực phù hợp với yếu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Điều này rất cần được bắt nguồn từ giáo dục phổ thông. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng, nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo, phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của