Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

đồng, con số này là do công ty đã bán trụ sở chính 31-33-35 Hàm Nghi, là tài sản của cá nhân các thành viên HĐQT vì cuối năm 2011, với áp lực lãi suất ngân hàng lên tới 24%, một số cá nhân đã bán 80% giá trị căn nhà và cho công ty mượn tiền nhằm giảm dư nợ cho công ty. Cũng đồng thời năm nay 2011, công ty phát sinh thêm các khoản chi phí dự án, chi phí lãi vay ngân hàng, lãi vay công ty liên quan cùng với chi phí thuê nhà làm con số chi phí phải trả của công ty là 167,881,987,537 đồng so với năm trước với con số là 111,754,038,761 đồng,

Năm 2012 so 2011: Qua biểu đồ trên ta thấy, vay và nợ ngắn hạn của công ty giảm nhẹ, đồng thời công ty tăng khoản phải trả cho người bán mà chủ yếu là tăng khoản phải trả cho nhà cung cấp – kinh doanh BĐS lên con số 159,855,545,924 đồng so với con số này năm 2011 là 80,671,595,924 đồng. Về việc tăng khoản mục này năm 2012 có thể giải thích Hoàng Quân đang cố gắng giảm bớt rủi ro do sử dụng nợ bằng cách tận dụng tối đa nguồn vốn từ khoản phải trả người bán. Đồng thời khoản mục chi phí phải trả năm nay tăng mạnh 97,65% so năm 2011, chủ yếu là tăng phần chi phí phải trả cho dự án, con số này là 315,896,471,028 đồng trên tổng số chi phí phải trả năm nay là 331,822,231,939 đồng. Điều này là tất yếu vì trong kỳ Hoàng Quân tiến hành thi công 5 dự án lớn đó là Cinderlla 1, 2 và Cheery 2, 3, 4, vì thế chi phí dự án trong kỳ tăng là hợp lý.

Nợ dài hạn: NDH chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn, năm 2010 NDH chiếm tỷ trọng là 30.36%, tỷ trọng này giảm mạnh năm 2011 chỉ còn 6.68% giảm 683,648,882,006 đồng. Đến năm 2012 thì khoản NDH này có biểu hiện tăng lại với tỷ trọng trên tổng nguồn vốn là 21.47%, tăng 264.86% so năm 2011 đạt giá trị là 583,634,311,773 đồng so với giá trị 159,961,622,466 đồng trong năm 2011.

Liên quan đến khoản NDH của Hoàng Quân có 2 khoản mục chính ảnh hưởng đến đó là phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, cụ thể tình hình biến động như sau:

Phải trả dài hạn khác: Năm 2010 khoản phải trả dài hạn khác của công ty chính là khoản tiền nhận góp vốn hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án như: Hoàng Quân Plaza cùng công ty cổ phần đầu tư xây dựng Kiên Giang và Hoàng Quân MêKông, khu đô thị Sông Đà – Bình Tân… Con số này đến năm 2011 giảm mạnh với tỷ lệ giảm là 81.56% tương đương giá trị giảm 619,147,687,595 đồng. Lý giải cho khoản giảm giá trị này là do 31/12/2010 công ty đầu tư xây dựng Kiên Giang và Hoàng Quân MêKông đã chuyển nhượng phần vốn góp này cho công ty Hoàng Quân. Năm 2012, khoản mục này tăng đột biến đạt con số khá ấn tượng cho năm tài chính 500,583,311,773 đồng, tăng 257.66% so năm 2011 với con số khá khiêm tốn là 139,961,622,466 đồng. Khoản này tăng mạnh là do trong năm công ty nhận 200 tỷ góp vốn liên doanh dự án từ công ty cổ phần đầu tư BĐS Đô Thành, và tăng khoản tiền mượn thành viên HĐQT 103,924,689,307 đồng... Khoản này tăng

cho thấy công ty có nguồn dự án tốt nên nhận được sự góp vốn liên doanh từ các công ty khác, đồng thời cùng với việc tăng góp vốn liên doanh công ty cũng có khoản phải trả các thành viên HĐQT lớn trong năm tài chính 2012 là do công ty thiếu vốn kinh doanh nên có vay mượn thành viên HĐQT là ông Trương Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT) và bà Nguyễn Thị Diệu Phương (Thành viên HĐQT) với tổng số tiền gần 127 tỷ đồng.

Vay và NDH: Khoản vay này của công ty cao nhất năm 2010, khoản vay này được dùng để tái cơ cấu tình trạng thâm hụt vốn lưu động của công ty để có thể tiếp tục đầu tư vào các dự án BĐS. Khoảng vay này giảm mạnh vào năm 2011, giảm 77.83% tương đương con số 82,951,000,000 đồng chỉ còn 20,000,000,000 đồng do khoản vay này năm trước từ ngân hàng TMCP Đông Nam Á theo hợp đồng vay 36 tháng, nên được chuyển một phần nợ dài hạn thành nợ dài hạn đến hạn trả. Năm 2012, khoản vay này có xu hướng tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 314.76% chủ yếu ở khoản tiền lãi nhập vốn của công ty. Tăng từ con số 20,000,000,000 đồng lên con số khá ấn tượng là 82,951,000,000 đồng. Số tiền lãi nhập vốn này là 83,010,000,000 đồng và đây là khoản tiền nợ dài hạn đến hạn trả của năm 2011 và đã được chuyển thành nợ ngắn hạn trong năm trước về khoản vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á (trong đó nợ gốc phải trả là 60 tỷ đồng). Nhận định về khoản vay này, công ty phải chịu một khoản lãi vay khá lớn vì số tiền vay trước đó, buộc công ty phải vay tái nợ ngân hàng để nhập lãi vào vốn vay – đồng nghĩa với việc tương lai công ty buộc phải chịu thêm một khoản tiền lãi vay cho khoản lãi vay nhập vốn này - trong khi lãi vay của ngân hàng dành cho ngành BĐS là liên tục tăng, điều này cho thấy Hoàng Quân đang cố gắng huy động mọi tiềm lực tài chính để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình vì trong năm tài chính 2012, Hoàng Quân nhận được nhiều hợp đồng M&A và tình hình kinh doanh của công ty có dấu hiệu khả quan hơn năm tài chính trước đó.

b. Vốn chủ sở hữu

Nhìn chung có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm từ 729,176,503,855 đồng năm 2010 lên 752,888,572,385 đồng năm 2012. Năm 2011 tăng nhẹ so năm 2010 là do tăng lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ tăng 1.74%, Vì lợi nhuận thấp nên công ty không chia cổ tức trong năm 2011. Công ty cũng không chia thưởng phần lợi nhuận tích lũy còn lại của năm 2010 để tránh việc pha loãng cổ phiếu. Song đến năm 2012 so 2011 tăng là do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức 2011 cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 làm tăng vốn đầu tư CSH lên 200,000,000,000 đồng và ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối con số tương đương, điều này làm tăng vốn điều lệ công ty lên 600,000,000,000 đồng. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu mà không là tiền mặt cho thấy một chính sách đúng đắn của Hoàng Quân đó là giữ lại lợi nhuận tái đầu tư kinh doanh, đặc biệt có hiệu quả nhất

là trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn chung mà điển hình nhất là lĩnh vực BĐS. Một điều cần lưu ý ở đây là trong năm 2010, 2011 công ty không hề trích lập các quỹ từ lợi nhuận, nhưng đến năm 2012 công ty đã có một khoản trích cho quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính, điều này phản ánh tình hình quản trị rủi ro của công ty có chiều hướng tích cực.

Để đánh giá năng lực tài chính, khả năng chủ động của công ty về nguồn vốn sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh và đầu tư, ta tiến hành phân tích tính tự chủ về tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: Hệ số nợ, hệ số nợ/VCSH.

Bảng 2.4: Bảng phân tích tự chủ về tài chính


Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

1. Nợ phải trả

2,049,144,272,396

1,660,438,351,229

1,965,722,255,667

1a. NNH

1,205,533,767,924

1,500,476,728,763

1,382,187,943,894

1b. NDH

843,610,504,472

159,961,622,466

583,634,311,773

2. VCSH

729,176,503,855

734,890,983,913

752,888,572,385

3. Tổng nguồn vốn

2,778,320,776,251

2,395,329,335,142

2,718,610,828,052

4. Tỷ suất nợ (1/3) %

73.75%

69.32%

72.31%

4a. Tỷ suất NNH (1a/3) %

43.39%

62.64%

50.84%

4b. Tỷ suất NDH (1b/3) %

30.36%

6.68%

21.47%

5. Tỷ suất tự tài trợ (2/3) %

26.25%

30.68%

27.69%

6. Tỷ suất NPT/VCSH (1/2)

%

281.02%

225.94%

261.09%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn thương mại - Dịch vụ - Địa ốc Hoàng Quân - 9

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012


Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn


VCSH


Nợ phải trả

100%


80%


60%


40%


20%


0%

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dựa vào bảng phân tích và đồ thị trên cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty nhìn chung có xu hướng tăng từ 26.25% năm 2010 lên 30.68% năm 2011 và năm

2012 đạt 27.69%. Tỷ suất nợ của công ty lần lượt qua 3 năm là 73.75%, 69.32%, 72.31%, là một con số khá lớn. Nguyên nhân của việc tỷ suất nợ này cao là do nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, vì trong thời gian này công ty mở rộng quy mô hoạt động do đó công ty đã vay vốn, đồng thời với điều đó là chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác thông qua các khoản phải trả người bán để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất.

Tỷ suất nợ công ty cao cho thấy công ty đã sử dụng tối đa đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn cân nợ này một mặt đem lại lợi nhuận cao cho công ty, song mặt khác nó làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh khi khoản vay liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có thể khiến công ty mất khả năng chi trả nhất là trong điều kiện đầu ra của BĐS gặp khó khăn trì trệ như hiện nay thì khoản nợ phải trả lớn như thế này thật sự trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Do đó trong những năm tới công ty cần có kế hoạch sử dụng đòn cân nợ phù hợp hơn đồng thời có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro.

Nhìn chung tỷ số tự tài trợ trong 3 năm có xu hướng tăng . Như ta đã biết tổng tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ bằng 100% nên khi tỷ suất nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì tỷ suất tự tài trợ chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là 26.25%, 30.68%, 27.69% trong 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Bên cạnh đó tỷ suất NPT trên VCSH của công ty rất cao chiếm trên 200% cụ thể là 281.02% năm 2010, 225.94% năm 2011, 261.09% năm 2012. Nhìn chung tỷ suất này qua 3 năm có xu hướng giảm chủ yếu là do giảm NPT. Năm 2010, công ty sử dụng chủ yếu là NPT trong tổng nguồn vốn, trong năm công ty cũng hạn chế việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng, điều này cho thấy trước tình hình kinh tế hiện nay lãi suất liên tục tăng thì chính sách sử dụng nguồn vốn từ chủ sở hữu của công ty là một nhìn nhận sáng suốt và cần có biện pháp cơ cấu lại tỷ lệ NPT và VCSH sao cho đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.

Nhận xét: Nhìn chung NPT của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn là biểu hiện cho thấy nhu cầu vốn của công ty trong thời gian này là rất lớn. Do việc Hoàng Quân mở rộng quy mô hoạt động, triển khai các dự án lớn mặc dù công ty đã chú trọng gia tăng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu song vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của công ty cho nên khoản NPT từ các khoản vay nợ và chậm chi trả các khoản lãi ngân hàng, cùng với việc vay “tái nợ” là nguồn vốn mà công ty buộc phải sử dụng. Tuy nhiên, LNST của công ty năm 2011 giảm gần 270 tỷ so với năm 2010 chỉ còn hơn 5.7 tỷ đồng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan, hơn nữa là do lãi suất tăng cao nên công ty chủ động giảm bớt các khoản nợ

nhằm giảm rủi ro. Nhưng đến năm 2012, nhận định tình hình kinh doanh có tiến triển hơn năm trước và do công ty có chiến lược đầu tư vào BĐS tầm trung nên lượng vốn cần huy động năm này là cao, chính vì điều này mà công ty đã có khoản NPT tăng lên sau năm 2011 tình hình kinh doanh khá ảm đạm. Cùng với việc tìm kiếm nguồn vốn từ các khoản đi vay, công ty cũng cố gắng tăng nguồn vốn chủ sở hữu để có thể linh hoạt, chủ động hơn trong việc vay vốn bằng nhiều nguồn khác nhau như: Vốn tạm thời nhàn rỗi trong công ty, nguồn vốn khấu hao cơ bản, huy động vốn từ cán bộ, nhân viên trong công ty.

Nhìn nhận số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán cho ta thấy:

Năm 2010: Công ty sử dụng một phần NDH đầu tư cho TS ngắn hạn, điều này là hợp lý vì theo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh thì NNH dùng để đầu tư TSNH và NDH để đầu tư TSDH.

Năm 2011: Công ty sử dụng một phần nguồn nợ vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn với con số gần 300 tỷ đồng điều này làm mất cân đối thanh khoản cho công ty. Do năm 2011 công ty đầu tư TSDH nhưng NDH công ty giảm mạnh không đủ tài trợ nên công ty sử dụng một phần ở nợ vay dài hạn. Nhưng về lâu dài, việc đầu tư dùng NNH với lãi suất cao lên đến 18% - 20% một năm, có lúc lên đến 27%/năm thì việc đầu tư này sẽ gây ra gánh nặng về chi phí lãi vay trong năm tài chính.

Năm 2012: Vẫn như năm 2011, công ty vẫn dùng một phần NNH đầu tư cho TSDH, song khoản mục NDH này có biểu hiện gia tăng hơn so với năm 2011 cho thấy công ty đang nỗ lực cơ cấu lại nguồn đầu tư của mình nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.2.1 Phân tích biến động doanh thu, chi phí


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Hoàng Điệp

Bảng 2.5: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh


Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch năm 2011 so năm 2010

Chênh lệch năm 2012 so năm 2011

2010

2011

2012

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ


1

2

3

4=2-1

5=(4/1)

*100%

6=3-2

7=(6/2)

*100%

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

415,318,991,699

60,662,769,084

302,012,384,855

-354,656,222,615

-85.39%

241,349,615,771

397.85%

Các khoản giảm trừ doanh thu

49,082,345,221

12,573,265,460

71,196,833

-36,509,079,761

-74.38%

-12,502,068,627

-99.43%

Doanh thu thuần

366,236,646,478

48,089,503,624

301,941,188,022

-318,147,142,854

-86.87%

253,851,684,398

527.87%

Giá vốn hàng bán

278,078,516,696

31,340,141,859

208,966,339,229

-246,738,374,837

-88.73%

177,626,197,370

566.77%

Lợi nhuận gộp

88,158,129,782

16,749,361,765

92,974,848,793

-71,408,768,017

-81.00%

76,225,487,028

455.09%

Doanh thu hoạt động tài chính

230,021,626,129

122,845,230,928

45,379,247,998

-107,176,395,201

-46.59%

-77,465,982,930

-63.06%

Chi phí tài chính

39,580,607,184

69,159,510,281

73,206,468,144

29,578,903,097

74.73%

4,046,957,863

5.85%

Trong đó: chi phí lãi vay

39,580,607,184

68,111,260,296

73,192,302,844

28,530,653,112

72.08%

5,081,042,548

7.46%

Chi phí bán hàng

18,823,979,873

27,619,851,974

18,988,249,480

8,795,872,101

46.73%

-8,631,602,494

-31.25%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

22,538,700,695

69,533,692,692

27,521,632,088

46,994,991,997

208.51%

-42,012,060,604

-60.42%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

237,236,468,159

(26,718,462,254)

18,637,747,079

-263,954,930,413

-111.26%

45,356,209,333

-169.76%

Thu nhập khác

53,097,511,677

41,500,351,524

6,964,679,908

-11,597,160,153

-21.84%

-34,535,671,616

-83.22%

Chi phí khác

2,099,842,091

1,265,348,075

1,260,196,555

-834,494,016

-39.74%

-5,151,520

-0.41%

Lợi nhuận khác

50,997,669,586

40,235,003,449

5,704,483,353

-10,762,666,137

-21.10%

-34,530,520,096

-85.82%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

288,234,137,745

13,516,541,195

24,342,230,432

-274,717,596,550

-95.31%

10,825,689,237

80.09%

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành

18,718,713,891

3,906,817,650

5,294,021,467

-14,811,896,241

-79.13%

1,387,203,817

35.51%

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hoãn lại

(5,712,330,519)

3,895,243,487

-

9,607,574,006

-168.19%

-3,895,243,487

-100.00%

Lợi nhuận sau TTNDN

275,227,754,373

5,714,480,058

19,048,208,965

-269,513,274,315

-97.92%

13,333,728,907

233.33%

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012



Qua phân tích biến động kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy 3 năm qua hoạt động của công ty đều mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế không ổn định qua các năm: Năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 275,227,754,373 đồng, nhưng đến năm 2011 con số này giảm mạnh chỉ còn 5,714,480,058 đồng giảm 97.92%, đến năm 2012 tăng lên 19,048,208,965 đồng tương ứng tăng 233.33%. Doanh thu và chi phí là hai yếu tố cơ bản của sự biến động bất ổn của khoản mục lợi nhuận sau thuế. Cụ thể:

a. Doanh thu

Doanh thu bán hàng – Doanh thu thuần:

Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự biến động của doanh thu bán hàng


Doanh thu kinh doanh BĐS


Doanh thu hoạt động xây

dựng

Doanh thu cung cấp dịch vụ


Doanh thu hoạt động khác

300,000,000,000

250,000,000,000

200,000,000,000

150,000,000,000

100,000,000,000

50,000,000,000

-

2010

2011

2012

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua 3 năm, tuy nhiên năm 2011 doanh thu giảm rất mạnh với tỷ lệ 85.39% tương ứng với con số giảm là 354,656,222,615 đồng, việc này cho thấy công ty năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh cùng với khoản giảm trừ doanh thu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ con số tương đương 1/9 năm 2010, tăng lên 1/5 năm 2011.

Nguyên nhân là do thời kỳ này nền kinh tế nói chung và ngành BĐS nói riêng gặp khủng hoảng trầm trọng khiến tâm lý người mua không ổn định, họ trong trạng thái theo dòi diễn biến thị trường, họ thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Năm 2011 tình hình kinh tế Việt Nam bước vào giai đọan cực kỳ khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm trong khi lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất tăng, giá nhân công tăng,… để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP vào cuối tháng 2 năm 2011 và NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN vào đầu tháng 3/2011. Điều này đã có tác động mạnh đến cục diện của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính, chứng khoán và đặc biệt là bất động sản. Chỉ thị 01/CT- NHNN của NHNN quy định đến 31/12/2011 các ngân hàng thương mại phải giảm tỷ trọng dư nợ cho vay

lĩnh vực phi sản xuất (chủ yếu là BĐS và chứng khoán) so với tổng dư nợ về 16%. Biện pháp trên đã gây ra tác động rất lớn làm thị trường BĐS vốn đã khó khăn lại càng ảm đạm hơn, cung cầu suy giảm, thanh khoản thấp, giá bất động sản lao dốc, nhiều hàng hóa BĐS phải bán dưới giá thành. Chính những nguyên nhân trên đã giao thoa tác động làm doanh thu BĐS sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên năm 2012, doanh thu có chiều hướng tăng lại với tốc độ tăng khá nhanh 397.85% đạt giá trị 302,012,384,855 đồng. Trong năm này, Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng cho vay đối với lĩnh vực BĐS từ tháng 4/2012 bằng một loạt những chính sách “cởi trói” cho BĐS như hạ lãi suất. Tín dụng được mở với mọi loại hình không chỉ cho vay nhà để ở mà còn vay để mua bán, nhà để đầu tư, mở cho vay xây dựng BĐS để bán, đồng thời FDI “đổ” vào BĐS tăng gấp 2 lần năm 2011: FDI vào BĐS năm 2011 chưa đầy 1 tỷ USD. Năm 2012 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam đạt 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2% vốn đăng ký năm 2012 (12,72 tỷ USD). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã vươn lên đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút FDI. Đồng thời, trong năm nay công ty đã thực hiện một số thương vụ M&A đầu tư vào dự án dành cho người có thu nhập thấp đáp ứng đúng nhu cầu xã hội thu hút được đầu tư của nhà đầu tư làm tăng doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính:


Bảng 2.6: Bảng phân tích doanh thu hoạt động tài chính

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh thu hoạt động tài chính

230,021,626,129

122,845,230,928

45,379,247,998

Trong đó:





Lãi tiền gửi, lãi cho vay


8,796,124,311


69,311,800,245


37,472,669,215


Cổ tức, lợi nhuận được chia


221,225,501,818


4,106,108,618


1,368,971,185

Doanh thu phần chênh lệch giá trị đất được

định giá tăng thêm


-


-


4,588,516,000


Lãi chuyển nhượng khoản đầu tư


-


49,211,326,046


1,872,591,598


Doanh thu hoạt động tài chính khác


-


215,996,019


76,500,000

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012


Doanh thu hoạt động tài chính nhìn chung giảm qua các năm, giảm từ 230,021,626,129 đồng năm 2010 xuống còn 45,379,247,998 đồng năm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là các khoản lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia…từ các hoạt động đầu tư tài chính. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 dù có giảm 46.59% so với năm 2011 nhưng đây vẫn là khoản thu đem lại lợi nhuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2022