Về Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo, Quản Lý, Phóng Viên, Biên Tập Viên, Kỹ Thuật Viên


Chương 3

THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BÁO ĐIỆN TỬ


3.1. THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.1.1. Thành tựu

3.1.1.1. Về quy mô, số lượng báo điện tử

Theo Cục Báo chí và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT-TT, tính đến tháng 12-2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí, trong đó, báo in có 199, tạp chí 639; toàn quốc có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và tỉnh, thành phố, trên 500 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, hàng nghìn trạm truyền thanh, truyền hình cấp xã. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, hiện cả nước có 92 báo, tạp chí điện tử (trong đó có 20 báo, tạp chí điện tử độc lập), số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí là 265. Có 16 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ thuê máy chủ (hosting) tại Việt Nam. Hiện nay, internet nói chung, báo điện tử nói riêng đã thu hút hàng trăm triệu người truy cập. Tính đến tháng 6 năm 2013, cả nước có trên 32 triệu người sử dụng internet, tương ứng khoảng 35% dân số, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Xingapo - 75%, Malaixia - trên 62%, Brunây - trên 55%. Chỉ tính 10 năm 2001-2011, số lượng người sử dụng internet tăng trung bình 12%/năm. Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo điện tử nối mạng internet cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng của báo chí. Tuy ra đời khá muộn, nhưng các báo điện tử ở nước ta đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của công chúng. Theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ, lượng lượt truy cập bình quân mỗi ngày trên các báo điện tử là 1,5 triệu đến 4,5 triệu lượt trên các báo điện tử ở Trung ương, 15.000 đến 20.000 lượt trên


các báo địa phương. Dẫn đầu lượng lượt truy cập là các báo điện tử độc lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

(Phụ lục 4).

Vừa qua, báo Tuổi trẻ điện tử đã tiến hành thăm dò 100 người đang học tập, làm việc và định cư ở Mỹ, Pháp, Italia, Malaixia, Thái Lan. Kết quả cho thấy, 2/3 số người được hỏi có thói quen đọc báo điện tử Việt Nam hằng ngày, 1/5 số người được hỏi cho biết từ 2 đến 3 ngày họ mới đọc báo điện tử Việt Nam một lần, tính chung 9-10 người được hỏi có sở thích đọc báo trong nước. Theo điều tra của báo VnExpress, số người vào mạng thường xuyên để đọc báo điện tử dưới 34 tuổi chiếm 27,2%, trên 54 tuổi chiếm 18,5%, nữ chiếm 47,6%.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 11

Với sự lãnh đạo, định hướng của các cấp ủy đảng, trong những năm qua, các báo điện tử hoạt động cơ bản đúng tôn chỉ, mục đích, ngoài giới thiệu, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các cơ quan báo điện tử đã giới thiệu với đông đảo công chúng nhiều tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện; phục vụ kịp thời các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước và nhu cầu văn hóa của nhân dân, các kỳ đại hội của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị APEC 14, Việt Nam gia nhập WTO; tổng kết thành tựu 20 năm đổi mới đất nước, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016... tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành lập Đảng 3-2, Ngày thành lập nước 2-9, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7-5, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4; phục vụ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 và ban hành Hiến pháp 2013…

Các cơ quan báo điện tử tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật


của Nhà nước làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt sâu sắc và nhất trí cao với đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng được thể hiện trong các văn kiện Đại hội và nghị quyết của các kỳ họp Trung ương Đảng, trong các luật, nghị định của Nhà nước, trong các chương trình, nhiệm vụ công tác của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” trên nhiều lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực TT-VH, của các thế lực phản động, thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới; mở rộng giao lưu, hội nhập với bên ngoài. Nhiều cơ quan báo điện tử xây dựng và kiên trì thực hiện những quy định mang tính nguyên tắc nhằm giữ vững tôn chỉ, mục đích; bảo đảm thông tin tích cực, lành mạnh luôn chiếm tỷ lệ lớn; phát động và tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, báo điện tử đã có bước phát triển vượt bậc, cả về số lượng và chất lượng, từng báo điện tử đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Các báo cập nhật được những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội…, xây dựng được kho tư liệu trên báo mạng với hàng trăm nghìn trang tư liệu, tiện lợi cho việc tra cứu, nghiên cứu, học tập của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp bạn đọc, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là đúng định hướng của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, góp phần quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng.

3.1.1.2. Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên

Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, đội

ngũ nhà báo nước ta ngày càng hùng hậu, cả nước hiện có hơn 17.000 người


làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành, sống chủ yếu bằng dịch vụ nghề báo.

Trong thời kỳ đầu, cơ bản các báo điện tử mang tính chất một trang tin điện tử. Tất cả cán bộ từ lãnh đạo đến biên tập viên, phóng viên, nhân viên kỹ thuật đều kiêm nhiệm, từ các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan. Số cán bộ, biên tập viên, phóng viên chủ yếu làm nhiệm vụ khai thác, biên tập tin, bài từ các báo, tạp chí khác, cập nhật lên mạng. Ngoài ra, các báo cũng cập nhật một số tin, bài viết mới, thể hiện bước đầu nội dung, bản sắc riêng.

Về đội ngũ cán bộ, nhìn chung, trong các báo điện tử, lượng cán bộ ít hơn nhiều so với các báo, tạp chí in, vì đặc thù của loại hình và ưu thế kỹ thuật, các báo điện tử giảm được tối đa cán bộ hành chính (văn thư, đánh máy, lưu trữ, kế toán, tài vụ…). Do các phóng viên, biên tập viên công tác tại báo điện tử không chỉ có nghiệp vụ phóng viên, biên tập, mà còn phải thành thạo việc tác nghiệp trên mạng, là nhà báo biết thao tác trên mạng, nên số nhân viên phục vụ xuất bản cũng giảm nhiều. Nếu ban đầu mỗi báo điện tử chỉ có khoảng 10-20 người, đến nay bình quân mỗi báo có khoảng 50-150 người. Nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, bộ máy tổ chức được bổ sung, phát triển tương đối hoàn chỉnh và dần trở nên ổn định bền vững. Ngoài ra, các báo điện tử cũng cơ cấu cán bộ biên tập kiêm nhiệm từ các ban, bộ, ngành ở Trung ương và đội ngũ cộng tác viên từ các cơ quan, địa phương.

Việc bố trí, sắp xếp trong các cơ quan báo như sau: cán bộ quản lý chiếm khoảng 15%, phục vụ văn phòng 25% và phóng viên, biên tập viên là 60%; biên chế cơ hữu khoảng 20-40% và lao động hợp đồng khoảng 60-80% tổng số.

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của một cơ quan báo điện

tử. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề


nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tác nghiệp báo chí của người lãnh đạo, của từng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. Thước đo đánh giá quan trọng nhất của chất lượng nguồn nhân lực là tờ báo hoạt động thế nào, có uy tín trong xã hội không, có nhiều người cập nhật không, có nhiều tác phẩm báo chí được xã hội hóa không.

Hiện nay, đa số các báo có trên 70% cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ biên chế được tuyển dụng là đảng viên. Nhiều đồng chí có từ 20 năm tuổi đảng trở lên, đã trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý từ cơ quan khác. Tất cả báo điện tử độc lập đều có tổ chức đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cấp trên. Do ý thức được vị trí và tầm quan trọng của báo điện tử, nên từ lãnh đạo đến phóng viên, biên tập viên, nhân viên luôn ý thức được trách nhiệm trước cấp ủy đảng, ngành, cơ quan quản lý, thể hiện được tính định hướng thông tin, định hướng xã hội của một cơ quan ngôn luận của Đảng, đoàn thể của bộ, ngành.

Trong giai đoạn đầu, các báo điện tử ở Việt Nam cũng tuân theo những quy luật của sự phát triển của một tập thể nói chung và cơ quan báo điện tử nói riêng. Ở giai đoạn này, mọi thành viên vừa mới được tập hợp lại theo yêu cầu của tổ chức, nguyện vọng của cá nhân và sự bố trí công việc của lãnh đạo. Tập thể các báo có người lãnh đạo cứng rắn, kiên quyết, công tâm, có thể quyết đoán ra mệnh lệnh bắt buộc các thành viên phải thực hiện yêu cầu để ổn định tổ chức, đề cao kỷ luật, đưa tập thể vào nền nếp làm việc, bước đầu xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí trong tổ chức lao động và sinh hoạt.

Kết quả khảo sát cho thấy, các báo điện tử ở Việt Nam đã thể hiện rõ sự phát triển, ổn định, lành mạnh của một tập thể. Một là, sự thống nhất về mục đích hoạt động, trên cơ sở đó gắn kết các thành viên với nhau, tạo nên một ý chí chung. Mục đích hoạt động của tập thể cơ quan báo dần trở thành mục đích và sự cố gắng theo đuổi của từng bộ phận cũng như của từng thành viên. Hai là, sự thống nhất về các quan điểm đạo đức, chính trị, xã hội, bảo đảm sự thống nhất trong cách nhìn nhận về các sự kiện, hiện tượng xảy ra, trên cơ sở đó có sự


thống nhất trong cách đánh giá, nhận xét và phản ánh. Ba là, có sự lãnh đạo tập trung thống nhất nhằm phối hợp, điều hòa các hoạt động, hướng hoạt động của ban biên tập, các bộ phận chuyên môn, các thành viên vào thực hiện nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả. Bốn là, có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng, tạo ra một bầu không khí tập thể thuận lợi, bảo đảm cuộc sống tinh thần thoải mái. Mối quan hệ tập thể như vậy không chỉ đơn giản là sự giúp đỡ lẫn nhau, mà đó còn là sự bắt buộc phải hiệp đồng phục vụ những mục đích xã hội. Năm là, đã duy trì có hiệu quả những quy chế kỷ luật lao động, quan hệ công tác giúp tăng cường sự thống nhất của tập thể, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ một cách có ý thức trong các hoạt động xã hội của báo, giữ cho tập thể ổn định, hoạt động hiệu quả và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Tùy theo chuyên ngành được đào tạo, số cán bộ, phóng viên, biên tập viên này đã được bố trí công tác trong các ban chuyên môn tương đối phù hợp và bước đầu đã phát huy được năng lực, sở trường. Hiện nay, tổ chức hành chính của các báo điện tử ở Việt Nam có cấu trúc hình chóp, đứng đầu là tổng biên tập, các phó tổng biên tập và một số ủy viên ban biên tập; các ban chuyên môn có trưởng ban và các phó trưởng ban, chịu trách nhiệm trước ban biên tập toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, các sinh hoạt chính trị - tư tưởng, chấp hành kỷ luật, quy chế lao động của ban. Cấu trúc tổ chức như vậy cho phép các báo có thể thực hiện phối hợp, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả cao giữa ban biên tập với các ban chuyên môn, giữa các phóng viên, biên tập viên với nhau và với các cấp lãnh đạo.

Nhờ tổ chức nhân sự hợp lý, hoàn thiện có sự chỉ huy thống nhất, khoa học của lãnh đạo, nên mọi mục tiêu nhiệm vụ công tác được thực hiện nghiêm túc, mỗi cá nhân phóng viên, biên tập viên phát huy sở trường, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp, thực hiện linh hoạt, năng động, sáng tạo nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc cao, đem lại lợi ích cho tập thể, cho mỗi người, hơn nữa mỗi người được thỏa mãn nhu cầu về tự khẳng định mình và tương lai phát triển.


Kết quả khảo sát ở một số báo điện tử: Dân trí, VnExpress, Vietnamnet, điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, điện tử Chính phủ, Nhân Dân điện tử, Tạp chí Cộng sản điện tử, Tạp chí Tuyên giáo điện tử… cho thấy, đội ngũ lãnh đạo ban của các báo này luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao; linh hoạt, khéo léo, có sự cân nhắc kỹ càng khi phân công nhiệm vụ, đúng người, đúng việc. Tại một số báo, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tập thể ban biên tập được đánh giá cao trong việc lãnh đạo, điều hành công việc, tổ chức và sử dụng lao động, khẳng định tích cực phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn. Trong nhiều cơ quan báo điện tử, lãnh đạo ban biên tập đã xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chặt chẽ, các quy định nghiêm ngặt và thực hiện chế độ kỷ luật nghiêm minh, kiểm tra thường xuyên công việc, nhờ đó các hoạt động lao động, sinh hoạt tập thể có nền nếp, quy củ. Nhiều lãnh đạo báo coi trọng nguyên tắc quản lý, tin cậy, tôn trọng, quý mến, đề cao những phẩm chất tích cực của phóng viên, biên tập viên trong đơn vị, đối xử với họ như những người thân, nhờ đó tạo được không khí chân tình cởi mở, thoải mái trong việc thực hiện, tuân thủ kỷ luật nội quy, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong quá trình vận hành bộ máy, đội ngũ lãnh đạo các báo cũng hiểu rất rõ rằng, hoạt động báo chí là một công việc trí tuệ, sáng tạo, mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự chịu trách nhiệm trước công việc, đó là chất lượng, số lượng, tiến độ thực hiện tin, bài của mình. Do vậy, việc tạo cho mỗi phóng viên, biên tập viên một không gian, một hành lang hoạt động thuận tiện, phù hợp năng lực, sở trường và các phẩm chất nghề nghiệp riêng là rất cần thiết. Việc này tạo nên sự cởi mở, tin tưởng, thoải mái, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Nhiều phóng viên, tuy không được đào tạo nghiệp vụ báo điện tử, nhưng bằng sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo, uốn nắn, động viên kịp thời của các cấp lãnh đạo và ý thức tự học đã vươn lên trở thành những cây viết có triển vọng tốt, có khả năng độc lập tổ chức công việc và viết được nhiều tin, bài có chất lượng.


Đối với phóng viên, biên tập viên ở các ban chuyên môn, theo thời gian, do sự thuyên chuyển, bổ sung mà thâm niên công tác, trình độ nghiệp vụ của họ có khác nhau. Trong quá trình công tác, do sự phát triển không đồng đều, có những phóng viên, biên tập viên trở thành những người nhiều kinh nghiệm, tích lũy được nhiều tri thức và vốn hiểu biết, mở rộng được nhiều quan hệ, có khả năng phản ánh sự kiện, khái quát và hệ thống các vấn đề, trở thành những phóng viên, biên tập viên chủ lực của các báo, có năng lực viết sâu, viết rộng, tạo nên những tin, bài mang tính thời sự cao, có tầm bao quát, có giá trị. Những phóng viên mới vào nghề ít kinh nghiệm hoạt động thực tế, kiến thức nặng tính sách vở, nhưng bù lại, họ là những người ham hiểu biết, năng động, nhiệt tình, đó là những trợ thủ đắc lực làm những công việc cụ thể cho những biên tập viên chủ chốt tại các ban chuyên môn. Nhờ biết sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý của người lãnh đạo, sự đa dạng các lĩnh vực tri thức và nghiệp vụ chuyên môn, sự chênh lệch về trình độ, kinh nghiệm viết tin, bài, sự khác biệt về lứa tuổi, giới tính là sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau có hiệu quả.

3.1.1.3. Về trình độ công nghệ

Về hiện trạng quản lý, vận hành kỹ thuật, các báo đã được cung cấp thêm các máy tính trạm và máy văn phòng phục vụ cho hoạt động của tòa soạn được tốt hơn. Việc quản lý và vận hành hệ thống dễ dàng, thông suốt là do cải tiến được kết cấu hạ tầng mạng và đưa các máy chủ dịch vụ cũng như một số phần mềm vào ứng dụng; việc bảo trì các máy móc cũng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trước đây số lượng tin, bài của các báo còn ít, bản thảo giấy vẫn chiếm một khối lượng lớn, lượng giấy, mực in chiếm nhiều chi phí hoạt động của các tòa soạn, máy in hoạt động liên tục dẫn đến hỏng hóc phải sửa chữa. Do phải in bài nên tốc độ lưu chuyển trong quy trình đọc duyệt tin, bài chậm, dẫn đến việc phát tin chậm, đây là điều khó chấp nhận khi làm báo điện tử.

Việc lưu trữ và tra cứu thông tin trên văn bản giấy khó khăn, mất nhiều

thời gian và chi phí, đôi khi còn bị thất lạc. Các công việc liên quan đến thống

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí