Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Các Trường Thcs 3 Năm Qua

Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS 3 năm qua



Năm học


TS

trường


TSCB QL

Trình độ

LLCT

Trình độ đào tạo

Số lượng/(%)

Xếp loại hàng năm

Số lượng/(%)


TC


SC


ĐH


Chưa đạt chuẩn


Tốt


Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu

cầu

2015-2016

23

49

41

8

35

14

0

28

12

9

01

2016-2017

23

49

43

6

43

06

0

34

11

4

0

2017-2018

23

49

46

3

46

03

0

36

13

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thị xã Đông Triều)


Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số cán bộ quản lí có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ (93.8%). Công tác đánh giá cán bộ quản lí được phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ quản lí năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí nói chung và đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường THCS nói riêng.

c) Đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử

Bảng 2.4: Đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử các trường THCS 3 năm qua



Năm học


T/Số giáo viên

Trình độ


đào tạo


Xếp loại hàng năm

Danh hiệu


thi đua



ĐH

Sau

ĐH


Tốt


Khá


TB


Yếu

Cấp

Tỉnh

Cấp

Huyện

2015-2016

48

18

30

0

22

18

8

0

01

03

2016-2017

45

12

33

0

24

15

6

0

01

05

2017-2018

42

6

35

01

24

13

5

0

02

06

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thị xã Đông Triều)

Bảng số liệu cho thấy: Về cơ bản đội ngũ giáo viên môn Lịch sử yêu nghề, đoàn kết, ham học hỏi có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác khác, có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt. Nhiều GV tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, về cơ cấu số lượng đáp ứng đủ cho các nhà trường, 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có trên 85% đạt chuẩn, tỷ lệ danh hiệu thi đua các cấp hàng năm của đội ngũ GV môn Lịch sử đều tăng, điều này đảm bảo cho chất lượng giảng dạy môn Lịch sử tại các nhà trường luôn giữ vững và ổn định trong những năm qua.

2.2. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng DH và quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn thị xã.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Thực trạng DH và quản lý DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp cơ bản nhất mà tác giả sử dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

Các mẫu phiếu điều tra được triển khai theo các bước sau đây:

Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, chúng tôi xử lý phiếu điều tra theo cách tính tỉ lệ % và điểm TB.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS

a) Nhận thức của CBQL và GV về mức độ quan trọng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên các nhà trường về dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1) và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV và HS về mức độ quan trọng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

TT

Mức độ quan trọng

Số lượng

%

1

Rất quan trọng

125

67.6

2

Quan trọng

45

24.3

3

Không quan trọng

15

8.1

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy: Có 170 khách thể được hỏi (91.9%) cho rằng HĐTNST là rất quan trọng và quan trọng, cụ thể mức rất quan trọng là 67.6% và quan trọng là 24.3%, tuy nhiên có 15 ý kiến (8.1%) cho rằng hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm không quan trọng, theo họ cứ làm sao để học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức lịch sử đã học trên lớp là được, không cần phải tổ chức các hoạt động trải nghiệm vì như thế sẽ rất mất thời gian của GV và HS, ngoài ra còn yếu tố đảm bảo các điều kiện an toàn khi cho học sinh đi trải nghiệm.

Như vậy qua khảo sát cho thấy CBGV các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm trong nhà trường và hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo giáo dục của nhà trường, tuy nhiên còn một số ý kiến cho rằng không quan trọng, điều này đặt ra cho CBQL các nhà trường trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về tác dụng, vai trò của HĐTN nói chung và HĐTN môn Lịch sử nói riêng cho CBGV nhà trường.

b) Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của việc tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Để tìm hiểu về vai trò của việc tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát 85 CBQL và GV trong các trường, chúng tôi sử dụng (câu hỏi số 2 phụ lục 1) và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của việc tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm


TT


Vai trò của việc tổ chức hoạt động hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Vai trò

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh

85

100

0

0

0

0

2

Phát hiện năng khiếu của học sinh

72

84.7

13

15.3

0

0

3

Tạo sự hứng thú cho các em

85

100

0

0

0

0

4

Tạo sự gắn kết với tập thể

85

100

0

0

0

0

5

Phát triển nhân cách học sinh

85

100

0

0

0

0

6

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành

85

100

0

0

0

0

7

Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS

85

100

0

0

0

0

8

Chỉ để giải trí

0

0

11

13

74

87

Kết quả khảo sát cho thấy: CBQL và GV trong nhà trường đã nhận thấy rõ tác dụng và yêu cầu của hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm để "Phát hiện năng khiếu của học sinh" có 84.7% cho rằng rất quan trọng và 15.3% cho rằng quan trọng; Với nội dung "Chỉ để giải trí" có 74 người (87%) được hỏi cho rằng không quan trọng. Các nội dung còn lại đều được GV đánh giá 100% là rất quan trọng và cần thiết khi tổ

chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh trong các trường THCS vì theo họ khi học sinh được tham gia trải nghiệm các kiến thức lịch sử đã học trên lớp, các em rất hào hứng tham gia, thông qua các hoạt động HS đoàn kết hơn và được rèn các kỹ năng thực hành để ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn, cũng thông qua hoạt động trải nghiệm mối quan hệ giữa học sinh với GV, học sinh với học sinh được thân thiện, gần gũi và gắn bó hơn. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức rất tiến bộ của CBGV trong các trường THCS thị xã Đông Triều về tầm quan trọng và vai trò của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm trong các nhà trường và là tiền đề để thực hiện các hoạt động này một cách có hiệu quả và thuận lợi trong thời gian tới.

2.3.2. Thực trạng triển khai nội dung dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều

Với nội dung dạy học môn Lịch sử ở trường THCS thì có các những chương, phần sau có thể được dạy học theo hướng trải nghiệm là:

TT

Khối/Lớp

Nội dung trải nghiệm

Thời gian thực hiện

1

6

- Tiết 13: Nước Văn Lang

- Học kì 1: Chiếu phim dựng về

Quá trình dựng nước Văn Lang

- Tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Học kì 2: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Đền thờ Nữ tướng Lê Chân tại xã Thủy An-

Đông triều-Quảng Ninh)

-Tiết 24: Khởi Nghĩa Lí Bí

nước vạn Xuân

- Học kì 2: Tổ chức CLB lịch sử

thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử.

- Tiết 31: Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Học kì 2: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Khu di tích Bạch Đằng tại Thị xã

Quảng Yên- Quảng Ninh)

- Tiết 32: Lịch sử địa phương (Bài 1 sách LSĐP: Quảng Ninh thời tiền sử và buổi đầu đấu tranh dựng nước)

- Học kì 2: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm xem phim về những dấu tích người việt cổ được tìm thấy ở Quảng Ninh hoặc cho học sinh đi tham

quan tại Bảo tàng Quảng Ninh)

2

7

- Tiết 18:Văn hóa Đại Việt

- Học kì 1: Tham quan di tích

Khối/Lớp

Nội dung trải nghiệm

Thời gian thực hiện



thời Trần

lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Đền An Sinh thờ Tám vị vua Trần xã An Sinh - Đông triều-

Quảng Ninh)

- Tiết24,25,26,27: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

- Học kì 1: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng tại Thị xã

Quảng Yên- Quảng Ninh)

- Tiết34: Lịch sử địa phương (Bài 2 sách LSĐP: Hoàng đế Trần Nhân Tông và di tích - danh thắng Yên Tử)

- Học kì 1: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Yên Tử tại Thành

phố Uông Bí - Quảng Ninh)

3

8

-Tiết 34: Sự phát triển KHKT

và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX

- Học kì 1: Tổ chức diễn đàn

- Tiết43: Lịch sử địa phương (Bài3 sách LSĐP: Khu mỏ than - Một trong những chiếc nôi của giai cấp công nhân

Việt Nam

- Học kì 2: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại mỏ than Mạo Khê - Đông Triều- Quảng Ninh)

4

9s

- Tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt

Nam dân chủ Cộng hòa.

- Học kì 2 (Chiếu phim Tư liệu: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

2-9-1945)

- Tiết 33: Lịch sử địa phương (Bài 4 sách LSĐP: Quảng Ninh trong kháng chiến chống

thực dân Pháp (1945-1954)

- Học kì 2: Tham quan di tích lịch sử (1 buổi trải nghiệm tại Chùa Bác Mã (Đệ tứ chiến khu Đông Triều -

Đông Triều- Quảng Ninh)

Tiết 45,46: Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất

đất nước(1973-1975)

- Học kì 2: (Chiếu phim tư liệu về ngày Miền Nam giải phóng)

TT

Khối/Lớp

Nội dung trải nghiệm

Thời gian thực hiện



- Tiết49: Lịch sử địa phương (Bài 5 sách LSĐP: Quảng Ninh trong kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước)

- Học kì 2: Tổ chức giao lưu (1 buổi học tập trải tại Bảo tàng Quảng Ninh)

TT


Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện (câu hỏi số 3 Phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm‌


TT


Các nội dung dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Củng cố, mở rộng kiến thức lịch sử đã học

75

88.2

10

11.8

0

0

2

Giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống dân tộc

47

55.3

38

44.7

0

0

3

Giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể

58

68.2

22

25.9

5

5.9

4

Giáo dục học sinh kiến thức lịch sử gắn bó với

đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước

58

68.2

27

31.8

0

0


5

Cung cấp cho học sinh công cụ của các khoa học lịch sử để học sinh biết cách thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình thành ở học sinh năng lực tìm hiểu

tự nhiên và xã hội.


35


41.2


35


41.2


15


17.6


6

Giáo dục học sinh nhận diện và hiểu tư liệu lịch sử, tái hiện và trình bày lịch sử, giải thích lịch sử, đánh giá lịch sử, vận dụng bài

học lịch sử vào thực tiễn


27


31.8


40


47.1


18


21.1

Qua bảng khảo sát cho thấy: Nội dung "Củng cố, mở rộng kiến thức đã học'' trong dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh đã được hầu hết giáo

viên quan tâm thực hiện thường xuyên với 88.2%. Vì đây là phần quan trọng ở mỗi bài học, sau khi truyền đạt xong phần kiến thức mới giáo viên chốt lại những nội dung cơ bản của bài cho học sinh. Và 11.8% đôi khi thực hiện, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử cho học sinh nhà trường.

Nội dung ''Giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống dân tộc" cho các em có 55.3% số thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện trong dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn 44.7% thầy cô chưa thường xuyên thực hiện và không có ai trả lời là không thực hiện nội dung này.

Với nội dung ''Giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể'' có 68.2% ý kiến cho rằng các thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn 5.9% số được hỏi cho là không thực hiện, vì theo họ khi tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm là lúc để cho học sinh được chủ động trong mọi hoạt động, điều này đã phản ánh đúng với nhận định của một bộ phận học sinh ở trên về tác dụng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm là tạo sự gắn kết tập thể ở mức thấp và một lần nữa cho thấy các CBGV nhà trường cần quan tâm cải thiện tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nhằm tạo cho học sinh sự gắn kết và kỷ luật trong hoạt động tập thể.

Với nội dung "Giáo dục học sinh kiến thức lịch sử gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước" đã có 68.2% số thầy cô được hỏi trả lời thường xuyên thực hiện nội dung này, tuy nhiên vẫn còn 31.8% chưa thường xuyên chú ý đến kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.

Với nội dung thứ 5 và thứ 6 còn nhiều thầy cô trả lời không thực hiện với tỷ lệ lần lượt là 17.6% và 21.1%. Khi trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết với các nội dung này, giáo viên rất khó chuyển tải và có ít kiến thức trong số đó chủ yếu rơi vào các giáo viên trẻ và ít tuổi nghề. Đối với nội dung cập nhật tin tức kinh tế văn hóa xã hội... một số thầy cô cho rằng ít có thời gian xem ti vi, đọc báo vì ngoài thời gian trên lớp về nhà họ còn phải soạn giáo án, lo chăm sóc gia đình. Qua đó cho thấy trong thời gian tới CBQL các trường THCS thị xã Đông Triều cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về thời sự, văn hóa xã hội cho GV để họ có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng cho nhiệm vụ giáo dục nói chung và tổ chức các hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nói riêng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022