Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông


Qua đây cho ta thấy, cơ bản cả hai nhóm đều đã nhận thức rất tốt vai trò của CBQL trường THPT. Sở dĩ có sự chênh lệch nhau giữa thứ hạng là do đứng ở hai vị trí CBQL và GV giảng dạy khác nhau nên sẽ có nhận thức khác nhau về vai trò của CBQL trường THPT.

Nếu như trước đây, người quản lí cơ sở giáo dục (hiệu trưởng) phải thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết sự vụ hành chính là chủ yếu thì trong tình hình mới người hiệu trưởng phải có khả năng lãnh đạo, quản lí phát triển nhà trường theo yêu cầu của sự thay đổi. Như vậy người hiệu trưởng trường THPT hiện nay phải là người lãnh đạo và là người quản lí. Họ không chỉ thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên sắp đặt, đề ra, mà họ còn phải tự vạch ra con đường phát triển của nhà trường, đề ra sứ mệnh nhà trường,…. Do đó phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép là nhà lãnh đạo và quản lí. Trong đó lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững và quản lí để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

Lãnh đạo nhà trường phải là người tiếp nhận nhanh với sự thay đổi đó nhưng quan trọng hơn là tiếp nhận sự thay đổi đó như thế nào và quyết định sự thay đổi trong nhà trường và chịu trách nhiệm với sự thay đổi đó.

Và muốn có được quyết định chính xác thì họ phải biết cách xây dựng và phát triển nhà trường.

2.3.2. Đánh giá mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

Về đánh giá mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT, tác giả đã tiến hành khảo sát hai nhóm khách thể (nhóm 1: CBQL; nhóm 2: GV) và kết quả cho thấy ở bảng 2.4 và bảng 2.5.


Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Khả năng phân tích, dự báo và tầm nhìn chiến lược của cán bộ quản lí giáo dục

3,00

0,000

3

Đồng ý

2

Năng lực hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông của cán bộ quản lí giáo dục

3,02

0,166

2

Đồng ý

3

Khả năng am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lí giáo dục của cán bộ quản lí giáo dục

3,08

0,280

1

Đồng ý


4

Khả năng lập kế hoạch, thiết kế và định hướng triển khai kế hoạch của cán bộ quản lí giáo dục


3,02


0,166

2

Đồng ý


Đánh giá kết quả công tác, rèn luyện của





5

cán bộ, giáo viên, nhân viên và lãnh đạo nhà trường theo Chuẩn, theo quy định đánh

3,02

0,166

2

Đồng


giá phân loại công chức, viên chức





Điểm trung bình

3,02

0,155



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 7


Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.4 cho ta thấy, xếp ở vị trí cao nhất chính là nội dung 3 “Khả năng am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lí giáo dục của cán bộ quản lí giáo dục” [ĐTB: 3,08, TH: 1, MĐ: Đồng ý]. Ba nội dung: “Năng lực hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông của cán bộ quản lí giáo dục”, “Khả năng lập kế hoạch, thiết kế và định hướng triển khai kế hoạch của cán bộ quản lí giáo dục” và “Đánh giá kết quả công tác, rèn luyện của cán bộ, giáo viên, nhân viên và lãnh đạo nhà trường theo Chuẩn, theo quy định đánh giá phân loại công chức, viên chức” được xếp ở vị trí thứ 2 [ĐTB: 3,02, MĐ: Đồng ý]. Và xếp hạng thứ 3 là nội dung “Khả năng phân tích, dự báo và tầm nhìn chiến lược của cán bộ quản lí giáo dục” [ĐTB 3,00] tương ứng với mức độ “Đồng ý” trong thang điểm chuẩn.


Bảng 2.5. Đánh giá của GV (nhóm 2) về chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Khả năng phân tích, dự báo và tầm nhìn chiến lược của cán bộ quản lí giáo dục

3,80

0,398

3

Rất đồng ý

2

Năng lực hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông của cán bộ quản lí giáo dục

3,89

0,303

2

Rất đồng ý

3

Khả năng am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lí giáo dục của cán bộ quản lí giáo dục

3,17

0,380

4

Đồng ý


4

Khả năng lập kế hoạch, thiết kế và định hướng triển khai kế hoạch của cán bộ quản lí giáo dục


3,00


0,000

5


Đồng ý


Đánh giá kết quả công tác, rèn luyện của





5

cán bộ, giáo viên, nhân viên và lãnh đạo nhà trường theo Chuẩn, theo quy định đánh

3,96

0,181

1

Rất

đồng ý


giá phân loại công chức, viên chức





Điểm trung bình

3,56

0,252




So sánh giữa kết quả thống kê ở bảng 2.4 và kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho biết, nội dung thứ 5 “Đánh giá kết quả công tác, rèn luyện của của cán bộ, giáo viên, nhân viên và lãnh đạo nhà trường theo Chuẩn, theo quy định đánh giá phân loại công chức, viên chức” ở nhóm 2 đều xếp hạng 1, mức độ “Rất đồng ý”trong khi đó cũng ở nội dung này, nhóm 1 xếp hạng thứ 5, mức độ “Đồng ý”. Xét về mặt điểm số thì nhóm GV đánh giá cao hơn [ĐTB 3,96] nhóm CBQL [ĐTB 3,02].

Kết quả khảo sát ở hai nhóm cho ta thấy: Nhóm 1 chỉ ở mức độ “Đồng ý” với những nội dung thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT. Có thể họ xem đây là chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng sư phạm. Trong khi đó nhóm 2, cho mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT là rất cần thiết nên mức độ “Rất đồng ý” 4/5 nội dung.

Phân tích từ đánh giá mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT của hai nhóm cho ta thấy: về cơ bản, CBQL đã phần nào đáp ứng được mức độ thực hiện các nội dung trên. Đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT là rất cao.


Tuy nhiên, một số CBQL còn hạn chế về năng lực lập kế hoạch, dự báo; khả năng làm việc khoa học; khả năng tổng kết kinh nghiệm; nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống thông tin còn yếu và bất cập so với yêu cầu chung.

CBQL mặc dù trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục; song vẫn còn một bộ phận khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch, dự báo tình hình còn nhiều hạn chế, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu nghiên cứu, chưa tích cực tìm tòi các giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển đơn vị.

2.3.3. Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

- Về số lượng

Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long có 97 người, trong đó có 31 hiệu trưởng, 66 phó hiệu trưởng. Xét về số lượng, đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh tương đối đủ về số lượng, tuy nhiên vẫn còn thiếu một số phó hiệu trưởng theo định mức quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).

- Về cơ cấu đội ngũ

+ Tỉ lệ nữ CBQL các trường THPT trong tỉnh chiếm 24,74% (24/97), nữ hiệu trưởng 12,9% (4/31). Tỉ lệ này thấp so với số lượng nữ CBQL trường THPT của tỉnh.

+ Tỉ lệ đảng viên chiếm 92,78% (90/97), tất cả các trường THPT trong tỉnh đều có chi bộ riêng.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH


1

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của trường THPT


3,91


0,280


2

Rất đồng ý


2

Cơ cấu (độ tuổi, thâm niên công tác, giới tính) đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của trường THPT


3,91


0,280


2


Rất đồng ý


3

Cơ cấu về trình độ đào tạo chuyên ngành sư phạm, lí luận chính trị, quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục của đội ngũ CBQL trường THPT


4,00


0,000


1


Rất đồng ý


4

Cơ cấu về trình độ chính trị và chức vụ trong Đảng của đội ngũ CBQL trường THPT


3,91


0,280


2

Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,93

0,210




Bảng 2.7. Đánh giá của GV (nhóm 2) về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH


1

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của trường THPT


3,86


0,339

1

Rất đồng ý


2

Cơ cấu (độ tuổi, thâm niên công tác, giới tính) đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường

THPT đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của trường THPT


3,14


0,347


2


Đồng ý


3

Cơ cấu về trình độ đào tạo chuyên ngành sư phạm, lí luận chính trị, quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục của đội ngũ

CBQL trường THPT


3,14


0,351


2


Đồng ý


4

Cơ cấu về trình độ chính trị và chức vụ trong Đảng của đội ngũ CBQL trường

THPT


3,06


0,245

3


Đồng ý

Điểm trung bình

3,30

0,320




Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.6 cho ta thấy, mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là 100%.


Ở bảng 2.6 của nhóm 1, nội dung 3 đứng ở thứ hạng cao nhất [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý], nội dung 1, 2 và 4 là ngang nhau [ĐTB: 3,91, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]. Trong khi đó, ở bảng 2.7 của nhóm 2, nội dung 3 đứng ở vị trí thứ 2 [ĐTB: 3,14, TH: 2, MĐ: Đồng ý]. Điều này cho thấy có sự nhận xét khác nhau về cơ cấu trình độ đào tạo chuyên ngành sư phạm, lí luận chính trị, quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục của đội ngũ CBQL trường THPT.

Dựa vào số liệu ở bảng 2.7, ta thấy được nhóm 2 cho rằng nội dung 1 ở thứ hạng đầu tiên [ĐTB: 3,86, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý] nhưng nhóm 1 thì cho rằng nội dung 1 xếp thứ hạng thứ 2 [ĐTB: 3,91, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]. Kết quả đó cho thấy số lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của trường THPT có ảnh hưởng nhiều đến đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tương đối đầy đủ theo quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục về giới tính và độ tuổi. Một số CBQL nữ đã phát huy được vai trò của mình. Cơ cấu trẻ hóa đội ngũ bước đầu được thực hiện tốt.

2.3.4. Thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

Trong thời gian qua, nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức, đoàn thể luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đều xác định việc ưu tiên, hỗ trợ phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ như sau:

* Về đào tạo

- 100% cán bộ quản lí giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định, trong đó trên chuẩn về trình độ là 50% trở lên (hiện nay đạt được 26,8%).

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lí giáo dục có trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó trình độ cao cấp lí luận chính trị là 20% trở lên.


* Về bồi dưỡng:

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lí giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lí, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin.

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lí giáo dục được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lí giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng, trong đó có 70% đạt mức độ từ khá trở lên.

- Phấn đấu 100% nhà giáo được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lí giáo dục trước khi bổ nhiệm làm CBQL cơ sở giáo dục phổ thông.

* Về trình độ năng lực

- Trình độ chuyên môn

+ Trên đại học: 26/97 người, tỉ lệ 26,8%.

+ Đại học: 71/97 người, tỉ lệ 73,2%.

- Trình độ lí luận chính trị

+ Cao cấp: 08/97 người, tỉ lệ 8,24%.

+ Trung cấp: 50/97 người, tỉ lệ 51,54%.

+ Sơ cấp: 39/97 người, tỉ lệ 40,20%.

- Trình độ quản lí: 100% CBQL đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường

học.

Bảng 2.8. Thống kê trình độ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long




Trình độ chính trị

Trình độ chuyên môn

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường học


Cao cấp


Trung cấp


Sơ cấp


Trên đại học


Đại học


Đã được bồi dưỡng


Chưa được bồi dưỡng

Số lượng

8

50

39

26

71

97

0

Tỉ lệ %

8,24%

51,54%

40,20%

26,8%

73,2%

100%


(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)


Tất cả CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo và tỉ lệ CBQL đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn tương đối thấp.

Về trình độ nghiệp vụ quản lí trường học: 100% đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường học, trong đó có 03 CBQL đạt trình độ thạc sĩ Quản lí giáo dục, 01 nghiên cứu sinh Quản lí giáo dục.

Phát triển đội ngũ là phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ, cần nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về các mặt số lượng, cơ cấu về giới tính, độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ chuyên môn, quản lí, phẩm chất đạo đức, chính trị.… Xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực và những kỹ năng cần rèn luyện theo từng vị trí, chức danh quản lí để phát huy mặt mạnh, hạn chế của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT gồm hai vấn đề: Phát triển đội ngũ và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân của từng cán bộ quản lí giáo dục. Hai vấn đề này có mối liên hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Cá nhân giỏi sẽ dẫn đến tập thể vững mạnh và tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho cá nhân phát triển. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục, là thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực quản lí toàn diện, bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục bậc THPT, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục Việt Nam và tiếp thu những tinh hoa của giáo dục thế giới.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí