Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Chính Quyền Cấp Xã Là Yêu Cầu Khách Quan, Cấp Bách Hiện Nay

Trong thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ để học; người không cần đi học lại được cử đi học, người không cần đi học thì lại bị buộc phải đi học gây ra sự lãng phí không nhỏ. Đã có khá nhiều cán bộ cấp xã học xong không bố trí được công tác, phải nghỉ việc. Ngoài lãng phí tiền của, cái lãng phí lớn nhất là mất công đào tạo mà không làm tăng được số cán bộ có trình độ học vấn đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra. Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ. Đôi khi việc đào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, nhận giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ. Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học hành chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.

Bên cạnh đó, thái độ của các cán bộ được cử đi học cũng cần phải được nhìn nhận cho đúng. Cũng chính vì quan niệm công tác ở cấp xã phụ thuộc vào cơ chế Đảng cử, dân bầu không có tính ổn định lâu dài. Hầu hết các cán bộ cấp xã đều từ chối đi đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, hoặc diễn ra Đại hội Đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nếu không đào tạo thì không thể có đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước; không thể trẻ hóa được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Do quan niệm chưa đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã, cho rằng nếu đưa đi đào tạo khi về công tác không trúng cử thì lãng phí nên công tác đào tạo cán bộ cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Thông thường cứ chờ sau khi bầu cử xong, cán bộ cấp xã trúng cử mới được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 1998 khi có Nghị định số 09/1998/NĐ-CP quy định bốn chức danh chuyên môn, các địa phương đã quan tâm đào tạo các chức danh này, nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Hai là: Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã


Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp xã đều thông qua cơ chế: Đảng cử, dân bầu. Chính vì điều đó đã dẫn đến tình trạng, có khá đông cán bộ cấp xã chưa được đào tạo qua bất cứ một chuyên môn nào. Đó là chưa kể đến có cả cán bộ chính quyền mới có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở. Bên cạnh đó, kết quả bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, dân cư ở địa phương. Yếu tố dòng họ trong nông thôn Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bầu cử. Còn đối với cán bộ chuyên trách và không chuyên trách thì việc tuyển chọn cũng không đặt ra các tiêu chí bắt buộc là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao. Do đó, có khá đông cán bộ chuyên trách mà không có trình độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Việc tuyển dụng cán bộ cấp xã hầu như chỉ dựa vào sự nhất chí của đồng chí Bí thư Đảng ủy và đồng chí Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất dễ bị "lọt lưới" ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ.

Ba là: Chế độ, chính sách và vị thế của người cán bộ chính quyền cấp xã


Đây là một yếu tố tác động rất nhiều đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Trước ngày 01/7/2003, cán bộ chính quyền cấp xã không được coi là công chức nhà nước. Mặc dù chính quyền cấp xã được Hiến pháp 1992 xác định là một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền của Nhà nước ta. Cán bộ cấp xã không được hưởng lương trong ngân sách nhà nước và lương thì gọi là phụ cấp được lấy từ ngân sách xã ra để chi trả. Đã có nhiều trường hợp, khi ngân sách xã quá thiếu thì khoản phụ cấp của các cán bộ cấp xã bị nợ lại. Thậm chí có xã nợ phụ cấp cán bộ xã hàng năm trời mới trả. Bên cạnh đó, hoạt động của chính quyền cấp xã cũng bị xem nhẹ. Có khá nhiều xã (nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa) chỉ làm việc buổi chiều, còn buổi sáng thì tham gia lao động sản xuất cùng gia đình. Vị thế của người cán bộ cấp xã một thời gian khá dài bị xem nhẹ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Hầu như nếu có cơ hội được đi học ở các trường chuyên nghiệp thì rất ít có người quay trở về công tác tại xã. Trong khi đó, các cán bộ cấp xã khi được cử đi học nâng cao trình độ, thì xu hướng chung là tìm mọi cách để được chuyển công tác lên cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khi thấy có cán bộ cấp xã có năng lực, công tác tốt thì huyện cũng đưa lên công tác tại huyện. Đã có khá nhiều đồng chí cán bộ cấp xã công tác rất tốt ở cương vị Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, nhưng khi được đưa lên huyện làm cán bộ huyện thì hầu như không phát huy được sở trường của mình, nhiều người lại được đưa trở về địa phương, nhưng lúc này thì uy tín của họ đã không còn được như trước nữa và hầu như cũng không phát huy được tác dụng.

Chế độ, chính sách và vị thế quá thấp của cán bộ cấp xã làm cho người cán bộ cấp xã không an tâm trong công tác, không có lòng nhiệt tình đối với công việc mà mình được giao, không có chí tiến thủ. Đồng thời, địa bàn cấp xã không có sức hút đối với những người có năng lực, có trình độ học vấn và nhất là đối với đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại cấp xã.

Bốn là: Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Đánh giá khách quan có thể nói, thời gian 10 năm sau đổi mới, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có bước đổi mới, tiến bộ rõ nét. Phần lớn anh chị em đều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, vì thế tình hình cơ sở tương đối ổn định. Sau đó do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm; quan liêu, tham nhũng, tiêu cực phát sinh làm giảm sút chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Hàng loạt điểm nóng ở các địa phương bùng phát mà tiêu biểu nhất là sự kiện Thái Bình tháng 5/1997. Một trong những bài học kinh nghiệm từ sau sự kiện này là cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mới nắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ này để xây dựng chiến lược và qui hoạch cán bộ cấp xã; kịp thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luân chuyển cán bộ, thay thế những cán bộ yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu.


1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay

1.3.1. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Đây là một nghị quyết rất cơ bản và toàn diện. Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một trong ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2005.

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập... đặt ra những yêu cầu rất cao về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Trong khi đó đội ngũ cán bộ cấp xã ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp

xã còn chắp vá. Trong khi đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, chính trị của đội ngũ cán bộ còn rất thấp. Chỉ tính số cán bộ trong diện hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, vẫn còn 51% số cán bộ có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở (THCS) trở xuống, trong đó có 1,4% số cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đọc thông, viết thạo; mới có khoảng 14% số cán bộ có trình độ trung cấp về chuyên môn; 3,2% có trình độ đại học; 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, trước thực trạng cán bộ nêu trên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một nhu cầu tất yếu khách quan vừa là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nhân dân và của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, "có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân"; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Trong đề án xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã của Bộ Nội vụ, đã xác định rõ nhiệm vụ, tiêu chuẩn đối với Bí thư, Phó bí thư chi bộ, Đảng bộ xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền cấp xã: Cán bộ công chức cấp xã được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như cán bộ công chức nhà nước. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ không chuyên trách.


1.3.2. Xuất phát từ vai trò của cán bộ cấp xã và chính quyền cấp xã


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đảng ta luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt ở cấp xã.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng ta đã nghiêm túc tự phê bình, rút ra những sai lầm, khuyết điểm và đồng thời khẳng định quyết tâm sửa chữa sai lầm; đưa ra các quan điểm,

phương hướng, chủ trương đổi mới toàn diện trong đó có vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Đảng ta coi cán bộ và công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước và khẳng định: "... đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" [12, tr. 132].

Thực tiễn đã chứng minh quan điểm đổi mới công tác cán bộ và đổi mới đội ngũ cán bộ do Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: "Tiếp tục đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới" [13, tr. 98].

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là thực sự bức xúc, bởi vì:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu chiến lược là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngày nay với sự tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhận thức sâu sắc rằng: Muốn dân giàu, nước mạnh phải bắt đầu từ cấp xã. Vì xã, phường, thị trấn là nơi cung cấp nguồn nhân tài, nguyên vật liệu chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cũng phải bắt nguồn từ cơ sở. Và động lực để thực hiện được mục tiêu trên trước hết là từ đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [39, tr. 54].

V.I. Lênin đã khẳng định: "Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính quyền Xô- viết phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó" [31, tr. 231].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [39, tr. 269], "cán bộ là cái vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn"; "có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đó là một chân lý nhất định" [39, tr. 240]. Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền cấp xã, phải xây dựng, đào tạo được một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực, được trang bị lý luận chính trị, có kiến thức về quản lý kinh tế, khoa học - kỹ thuật, am hiểu về quản lý nhà nước, có năng lực tổ chức, hoạt động thực tiễn và nhất là phải có một trình độ hiểu biết về pháp luật nhất định. Đội ngũ cán bộ là người thực thi pháp luật, là người đem chính sách, pháp luật của Nhà nước thi hành trong nhân dân.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã xuất phát từ vị trí, vai trò của cấp xã. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi" [39, tr. 371- 372]. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng: Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định hay không thể hiện vào sự ổn định của cấp cơ sở. Nhà nước Việt Nam mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự đồng thuận về ý Đảng - lòng dân.

Nước Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Để chủ động hội nhập, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, cần có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật, năng động sáng tạo trong hoạt động quản lý.


1.3.3. Xuất phát từ tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hiện nay

Tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở nước ta được thể hiện qua số liệu tổng hợp của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ theo những chỉ tiêu cụ thể dưới đây:

Về trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ chính trị và trình độ quản lý nhà

nước.

Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu cấp xã toàn quốc



Các chức danh

Trình độ văn hóa (tỷ lệ %)

Trình độ c. môn (tỷ lệ %)

Trình độ c. trị (tỷ lệ %)

THCS

PTTH

T.cấp

ĐH

T.cấp

CC- ĐH

Bí thư đảng ủy, CTHĐND, CTUBND


37,8


55,8


9,7


5,3


57,5


5,4

Phó BTĐU, Phó CTHĐND, UBND


41,7


52,1


7,3


3,5


41,7


1,8

CTMTTQ và trưởng 4 đoàn thể


50,9


35,6


9,5


2,3


20,5


1,1

4 Chức danh chuyên môn

33,7

60,7

14,6

2,8

10,7

1,2

Các chức danh khác thuộc UBND


45,5


42,5


11,8


2,2


19,2


0,1

Bình quân

41,9

49,3

10,5

3,2

30,0

1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 4

Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.


Qua bảng trên cho thấy, cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ văn hóa chủ yếu là THCS, PTTH (93,62%); trình độ chuyên môn cả trung cấp và đại học chỉ 15%; trình độ chính trị chủ yếu là trung cấp nhưng cũng chỉ mới đạt 57,5%, trình độ cao cấp và đại học chính trị chỉ chiếm 5,4%. Đối với đội ngũ Phó bí thư, Phó chủ tịch HĐND, UBND và các chức danh khác cũng có tỷ lệ tương tự.

Bảng 1.2: Đánh giá trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ xã theo vùng lãnh thổ



Vùng

Trình độ văn hóa (tỷ lệ %)

Trình độ c.môn (tỷ lệ %)

Trình độ c.trị

(tỷ lệ %)

Qua lớp QLNN

THC S

PTT H

T.cấp

ĐH

T.cấp

CC- ĐH

Tỷ lệ

%

4 T.P trực thuộc Trung ương

14,1

85,7

10,2

15,5

60,5

8,3

54,4

15 tỉnh miền núi phía Bắc

53,6

34,5

11,6

1,8

40,8

0,8

32,3

14 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ


34,6


64,4


10,1


4,3


55,0


1,7


43,8

11 Tỉnh miền Trung và Tây Nguyên


42,4


43,1


6,9


2,8


38,7


4,0


39,1

17 Tỉnh Nam Bộ

34,7

61,2

5,5

3,1

55,3

10,0

37,0

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí