Các Quan Điểm Và Lý Luận Cơ Bản Về Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ


lý luận chính trị - hành chính cao cấp cho đội ngũ cán bộ đó thông qua Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị - hành chính cấp tỉnh.

Đối với cán bộ lãnh đạo ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, khi họ vừa là người đứng đầu trong các cơ quan Đảng - vốn được hiểu là nơi thực hiện chức năng lãnh đạo là chủ yếu; vừa là người đứng đầu trong các cơ quan Chính phủ và chính quyền các cấp - vốn được coi là nơi chủ yếu thực hiện chức năng quản lý thì việc phân biệt lúc nào là người lãnh đạo, lúc nào là người quản lý càng là một vấn đề khó khăn và trong thực tế là không thể tuyệt đối hoá một trong các chức năng đó.

Chính từ những lý do đó, ở đây như đã nêu ở trên, khi dùng cụm từ cán bộ lãnh đạo đã chứa hàm ý là chỉ những người có chức vụ quan trọng ở các cấp, các cơ quan, đơn vị, là những người có trách nhiệm, vừa có chức năng lãnh đạo vừa có chức năng quản lý.

2.2 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

2.2.1 Các quan điểm về đào tạo cán bộ

Phân tích và làm rõ quan điểm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng được coi như là điểm xuất phát tất yếu để nhận thức đúng đắn vấn đề đặt ra, tức là nắm được thực chất của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Khi nói đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, người ta thường phân thành hai loại hình với hai phương thức tiến hành khác nhau là đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và đào tạo, bồi dưỡng tổ chức thực hiện các chương trình giảng dạy - học tập cụ thể nằm trong một quá trình trang bị kiến thức thống nhất, nhằm không ngừng nâng cao, hoàn thiện các


kiến thức, kỹ năng lãnh đ ạo, đồng thời góp phần củng cố về lập trường, phẩm chất và đạo đức cho cán bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

2.2.1.1 Quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và Hồ Chí Minh

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, cán bộ - nhất là cán bộ lãnh đạo - có một ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của cách mạng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của một giai cấp, một chính đảng luôn là một trong những yếu tố quyết định nhất đối với địa vị chính trị - xã hội của giai cấp và chính đảng đó. Đặc biệt đối với giai cấp vô sản, đó là sự bảo đảm cho việc thực hiện thành công toàn bộ sứ mệnh lịch sử vĩ đại giải phóng giai cấp, nhân loại. Những điều đó đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin phân tích và nhận định một cách sâu sắc.

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 6

C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng nói: Mỗi thời đại xã hội cần có những con người vĩ đại và chính mỗi thời đại ấy sẽ "sáng tạo ra những con người như thế" [4, tr.181]. Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng đối với bất cứ một giai đoạn phát triển của xã hội hay đối với một thời kỳ lịch sử cách mạng nào cũng cần phải tạo ra được những người lãnh đạo tiêu biểu để thúc đẩy tiến trình xã hội và cách mạng trong thời kỳ ấy. Bên cạnh đó cũng phải hiểu rằng, một người cán bộ lãnh đạo ở mỗi thời kỳ phát triển của xã hội và của cách mạng, dù được đào tạo ở đâu với trình độ nào cũng còn phải được hoàn thiện kiến thức và được tôi luyện trong phong trào thực tế của thời kỳ đó.

Bản thân C. Mác và Ph. Ăngghen trong sự nghiệp hoạt động của mình, rất quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho phong trào công nhân và cho chính đảng của nó, hai ông coi đó chính là việc tạo ra lực lượng "thúc đẩy phong trào tiến lên".

Đứng trước những đòi hỏi bức xúc của nhiệm vụ truyền bá tư tưởng cộng sản, nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng nòng cốt cho phong trào công nhân và hình thành nên các chính đảng vô sản đầu tiên ở Châu Âu, hai ông đã đi tiên phong trong việc tập hợp những đại biểu ưu tú nhất của phong


trào công nhân vào các tổ chức cách mạng mang tính quốc tế, để từ đó giáo dục tư tưởng cộng sản cho họ. Đặc biệt bằng chính hoạt động không mệt mỏi trong truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, tiến hành đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử và đảng phái cơ hội trong phong trào công nhân, trước hết là trong các tổ chức mà hai ông tham gia, đã trực tiếp giúp những đại biểu chân chính của giai cấp công nhân và của các đảng vô sản thấm nhuần tư tưởng cách mạng vô sản, trang bị cho mình phương pháp luận khoa học, hiểu rõ các vấn đề chiến lược và sách lược đấu tranh của phong trào công nhân lúc bấy giờ, đồng thời rèn luyện cho họ một bản lĩnh kiên cường, một phẩm chất mẫu mực và những kỹ năng tổ chức lãnh đạo chủ yếu.

Đối với giai cấp vô sản và chính đảng của nó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo là một trong những vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và là yếu tố quyết định trực tiếp sự thành bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng do giai cấp và chính đảng đó lãnh đạo.

C. Mác và Ph. Ăngghen là người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản. Hai ông là người có công sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời cũng là người đem lý luận khoa học kết hợp với phong trào công nhân lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa cộng sản khoa học chỉ ra rằng: giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được quyền lãnh đạo, giữ vững được chính quyền thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ từ quá trình truyền bá lý luận khoa học vào phong trào công nhân. Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [53, tr.181].

Cũng như C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin coi vi ệc xây dựng đào

tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là đối với hàng ngũ lãnh đ ạo cao cấp, được gọi là "các lãnh tụ" là một vấn đề cơ bản và nó mang tính tất yếu đối với tất


cả các giai cấp có khả năng trở thành giai cấp thống trị và mong muốn trở thành giai cấp thống trị. Ngay từ năm 1900, khi nêu ra những nhiệm vụ cho phong trào cách mạng ở nước Nga, Lênin đã viết: "Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào... Chúng ta phải đào tạo những người sẵn sàng hiến cho cách mạng, không phải chỉ những buổi tối rỗi việc của họ, mà tất cả cuộc đời của họ" [57, tr.473, 474].

Trong nhiều bài viết và nói, Lênin đã nêu ra hết sức rõ các quan điểm về đào tạo cán bộ nói chung và đặc biệt là cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của giai cấp vô sản. Theo Lênin, nguồn cán bộ lãnh đạo để đào tạo là từ chính trong lực lượng quần chúng: "Nhiệm vụ tổ chức của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức trong quần chúng nhân dân" [57, tr.333].

Trong quan điểm của Lênin, việc đào tạo cán bộ lãnh đạo phải được tiến hành một cách có hệ thống, tuần tự và kiên định, đó là công việc của toàn đảng. Lênin viết: "Toàn đảng phải bồi dưỡng cho mình, một cách có hệ thống, tuần tự và kiên định, những cán bộ xứng đáng ở trung ương; phải làm thế nào để đảng nhìn thấy rõ ràng, như trong lòng bàn tay, toàn bộ sự hoạt động của mỗi uỷ viên được chỉ định cử giữ chức vụ cao cấp; để đảng thậm chí còn biết được những đặc điểm cá tính của họ, những mặt mạnh và mặt yếu của họ, những thắng lợi và "thất bại" của họ..." [55, tr.107].

Lênin còn nhấn mạnh rằng, phải thông qua việc phân công công tác, qua thử thách không phải một lần, mà thậm chí hàng trăm lần trong công tác thực tế để đào tạo cán bộ lãnh đạo và phải quan tâm đào tạo cán bộ trẻ để đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo. Theo Lênin: "Việc tổ chức công tác một cách gương mẫu là một sự đào tạo cán bộ và là một tấm gương tương đối dễ noi theo" [62, tr.284].


Những "con người sử dụng lực lượng thực tiễn" và "những lãnh tụ chính trị" mà các nhà kinh điển Mác - Lênin đã nêu ra, đó chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đảng. Để có đội ngũ đó phải tiến hành xây dựng, đào tạo. Nếu không, đảng không thể thực hiện được tư tưởng chỉ đạo, không thể tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng và không thể thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Điều đó nói lên vai trò hết sức quan trọng của cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.

Trong thực tế, ngay từ những ngày thành lập Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, V.I.Lênin đã rất coi trọng công tác cán bộ. Người chỉ rõ, muốn lật đổ chế độ Nga hoàng giành chính quyền phải có "đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp". Ông đã cho mở các lớp đào tạo cán bộ và chính ông đã giảng dạy ở các lớp đó. Cách mạng Tháng Mười Nga không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo như thế.

Khi có chính quyền, lãnh đạo công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin tiến hành đánh giá, sắp xếp lại cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ mới. Năm 1922, qua thực tiễn V.I.Lênin tiếp tục khẳng định:

"Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [53, tr.449].

Điều đó xuất phát từ những vấn đề được đặt ra sau khi Đảng giành được chính quyền, rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo quản lý. Vì vậy, Lênin cho rằng, Đảng phải gấp rút lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ mạnh cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ mới.

Cùng với những quan điểm về đào tạo cán bộ của các nhà kinh điển Mác - Lênin, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Hồ Chí Minh rất chú ý trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 6/1923, khi chia


tay với những người cùng hoạt động ở Pháp, Hồ Chí Minh xác định cách thức mà những người cách mạng Việt Nam giành lấy độc lập dân tộc là: "Đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập". Điều đó cho thấy, vấn đề hàng đầu của cách mạng là phải có cán bộ, phải chăm lo đào tạo cán bộ. Quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khi đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay), Người nhắc nhở cán bộ và học viên "học để làm việc, làm người, làm cán bộ" [66, tr.684].

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ cách mạng là hết sức quan trọng. Bởi theo Người, "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"; "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", nên "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [66, tr.269].

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bao giờ cũng phải xuất phát từ mục đích, căn cứ vào nhu cầu của cách mạng. Hồ Chí Minh đã khẳng định rất rõ ràng mục đích của đào tạo, huấn luyện cán bộ: "Mở lớp huấn luyện là một việc rất tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: Học tốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích.

Vì vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay" [66, tr.303].

Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, khai mạc ngày 6-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bốn mục tiêu của công tác huấn luyện cán bộ:

"a/ Học để sửa chữa tư tưởng: ... Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.

b/ Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh, tận tuỵ với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn.


c/ Học để tin tưởng: ... Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hy sinh.

d/ Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy" [67, tr.50].

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh lưu ý đối với đội ngũ những người huấn luyện và những người "phụ trách" việc huấn luyện. Người yêu cầu những người lãnh đạo cũng phải tham gia vào công tác này, bởi người lãnh đạo thường được đào tạo quy củ lại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khả năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thường rất tốt. Do đó, công tác huấn luyện sẽ thiết thực hơn, có hiệu quả hơn và sát với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Người viết: "Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy" [66, tr.273]; "Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: Tư tưởng, đạo đức, lối làm việc" [67, tr.46]. Người còn nêu rõ: "Người huấn luyện phải học thêm mãi vì nếu người huấn luyện không tích

cực học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ thì "năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có h ại cho Đoàn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang" [67, tr.52].

Quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trước hết phải chú trọng đến nội dung đào tạo hay "Huấn luyện gì?". Theo Hồ Chí Minh, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trước tiên là về lý luận chính trị. Người chỉ rõ rằng, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận để tránh những thất bại có thể xảy ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc ngày 7-9-1957, Người nói: "Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đang giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ


cách mạng vĩ đại của mình" [68, tr.492]. Ngoài nội dung cốt lõi là lý luận chính trị, nếu cán bộ chưa có trình đ ộ văn hoá, ngoại ngữ, chuyên môn thì còn phải được đào tạo theo các nội dung đó, để làm sao cán bộ phải có văn hoá, ngoại ngữ, lãnh đạo ngành nào phải giỏi chuyên môn ngành ấy. Hồ Chí Minh cho rằng, đào tạo chuyên môn cần căn cứ vào đối tượng, nhu cầu và nhiệm vụ chuyên môn của từng loại cán bộ, bảo đảm mỗi cán bộ đều phải chuyên sâu một nghề. Ngoài ra, nội dung đào tạo cán bộ còn phải thiết thực, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn cách mạng. Người chỉ rõ: "Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, chính quyền, quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện cán bộ như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế" [67, tr.48]. Do vậy, đào tạo phải xuất phát từ thực tế, không được mở lớp lung tung, "mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận" [67, tr.52].

Về phương thức đào tạo cán bộ hay "huấn luyện thế nào", Hồ Chí Minh cho rằng, phải gắn với đào tạo trong thực tiễn, với việc tự đào tạo hay "học phải kết hợp với hành", phát huy yếu tố "tự học" của cán bộ, lấy "tự học làm cốt", học tập suốt đời. Nghĩa là, cán b ộ phải thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi với những hình thức phù hợp, trong đó học tập trong thực tiễn, trong nhân dân là một hình thức quan trọng. Người khẳng định: "Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn" [67, tr.50]. Hơn nữa, phương thức đào tạo còn phải phù hợp với các đối tượng cán bộ như Người đã nói: "Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề" [69, tr.47]. Để thực hiện tốt đào tạo cán bộ thì khâu chọn người dạy và học cần phải hết sức kỹ càng; tổ chức lớp học cần phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phương pháp dạy và học cần khoa học. Đối với người dạy thì, người dạy nghề nào phải tinh thông nghề đó, luôn trau dồi nghề đó. Người

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí