Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 2




DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 2.1.

Số liệu quy mô trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên THPT tỉnh Vĩnh Long năm học 2017-2018 ……


Bảng 2.2.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về vai trò của CBQL trường THPT .......................................................................


Bảng 2.3.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về vai trò của CBQL trường THPT ...................................................................................


Bảng 2.4.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT ............................................................


Bảng 2.5.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT ............................................................


Bảng 2.6

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT ............................................................


Bảng 2.7.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT ............................................................


Bảng 2.8.

Thống kê trình độ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long .....................................................................................


Bảng 2.9.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về chất lượng của đội ngũ của CBQL trường THPT .....................................................


Bảng 2.10.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT ............................................................


Bảng 2.11.

Thống kê thâm niên làm công tác quản lí của CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long ..............................................


Bảng 2.12.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ..............................


Bảng 2.13.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ..............................


Bảng 2.14.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT .....................................................


Bảng 2.15.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT .....................................................


Bảng 2.16.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT ..................


Bảng 2.17.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT ..........................


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 2


Bảng 2.18.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT ..................


Bảng 2.19.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT ..........................


Bảng 2.20.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ..............................................


Bảng 2.21.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT .....................................................


Bảng 2.22.

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ..............................................


Bảng 2.23.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT .........................................


Bảng 2.24.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT ..............................................


Bảng 2.25.

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ............


Bảng 2.26.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT .......................


Bảng 2.27

Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ............


Bảng 2.28.

Đánh giá của GV (nhóm 2) về yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ............


Bảng 3.1.

Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long ...........................


Bảng 3.2.

Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long ...........................



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Nói đến công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Tư tưởng đó là kim chỉ Nam cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về quan điểm và phương thức phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ lịch sử.

Thế kỷ XXI, là thế kỷ của sự phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh vực. Giáo dục và Đào tạo cũng không đứng ngoài guồng máy của sự phát triển không ngừng ấy. Những cơ hội mới và những thách thức từ đặc trưng cơ bản của thời đại nêu trên đã làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tư duy và phương thức tiến hành mọi hoạt động xã hội; trong đó nổi bật là vấn đề giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì nguồn lực con người và đặc biệt là đội ngũ CBQL, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Cán bộ quản lí giáo dục giữ một vai trò to lớn và hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, làm cho mọi hoạt động của nhà trường đi vào kỷ cương, nền nếp, ổn định, góp phần thắng lợi sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi cán bộ quản lí giáo dục phải đổi mới tư duy, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác quản lí ở đơn vị nhằm đào tạo những học sinh tự chủ, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đưa nền giáo dục nước ta ngang tầm với nền giáo dục của khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, giáo dục THPT tỉnh Vĩnh Long có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục THPT tỉnh Vĩnh Long vẫn còn một số hạn chế: Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học còn thiếu; trình độ chuyên môn của đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, hiệu quả quản lí ở các trường THPT trong tỉnh chưa cao,..... Một trong những nguyên nhân quan trọng của


những hạn chế trên là trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp (năng lực quản lí) của CBQL các trường THPT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo. Vì thế, cần có những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực quản lí cho CBQL các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Với nhiệm vụ như thế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Song, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục của tỉnh Vĩnh Long hiện nay còn một số yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Như vậy, một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là đội ngũ CBQL. Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Vì thế, yêu cầu về phát triển để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đã, đang trở thành vấn đề trọng tâm của không chỉ riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội hiện nay.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục bậc THPT của tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với giáo dục thế giới, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long so với yêu cầu đổi mới giáo dục THPT còn nhiều bất cập. Nếu hệ thống hóa được lí luận về phát triển đội


ngũ CBQL các trường THPT và làm sáng tỏ được thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long thì sẽ đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Vĩnh Long, góp phần đáp ứng các yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục THPT tỉnh Vĩnh Long.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung vào 3 nhiệm vụ chính:

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long. Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục; đồng thời tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Về đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long.

6.2. Khách thể khảo sát:

Thực hiện việc khảo sát về phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT: Lãnh đạo, CBQL của Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và một số giáo viên các trường THPT tỉnh Vĩnh Long.

6.3. Về thời gian:

Các số liệu điều tra, khảo sát được thu thập trong 3 năm học gần đây (các năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017 - 2018).

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu các nội dung của luận văn được tiếp cận theo các hướng chủ yếu dưới đây.


7.1.1. Tiếp cận lịch sử - lôgic

Tiếp cận lịch sử - lôgic được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm xem xét các dấu hiệu mang tính lịch sử theo giai đoạn hoặc theo các thời kì về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục. Từ đó so sánh và đối chiếu để tìm ra được lôgic giữa các dấu hiệu nhằm nhận biết tính tất yếu về đổi mới giáo dục THPT, về yêu cầu đối với đội ngũ CBQL trường THPT và về các yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

7.1.2. Tiếp cận hệ thống

Các trường THPT là những phần tử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời là các phần tử trong hệ thống các cơ quan hành chính sự nghiệp dưới sự lãnh đạo và quản lí của các cơ quan lãnh đạo và quản lí giáo dục cấp tỉnh. Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm xem xét các dấu hiệu của các phần tử cấu thành hệ thống các cơ quan quản lí có trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT nói riêng; xem xét mối quan hệ và quy luật vận hành của mọi phần tử trong hệ thống đó. Mặt khác, cách tiếp cận này còn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống, nhằm tìm ra các dấu hiệu đặc thù về mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động quản lí phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT theo trách nhiệm của mỗi chủ thể trong hệ thống này.

7.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với phát triển giáo dục và đào tạo để làm rõ các yêu cầu mới của xã hội đối với giáo dục và đào tạo và đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục. Từ đó xem xét được các yêu cầu mới của xã hội đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT trên cơ sở vận dụng Chuẩn hiệu trưởng trường THPT phù hợp với các đặc thù địa phương và với bối cảnh đổi mới giáo dục.

7.1.4. Tiếp cận theo Chuẩn

Tiếp cận theo Chuẩn trong nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm nhận biết được các yêu cầu của Chuẩn về phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng trường THPT; từ đó có các đề xuất bổ sung Chuẩn cho phù hợp với đặc điểm địa phương và đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm


các biện pháp phát triển năng lực của hiệu trưởng theo Chuẩn. Trên cơ sở đó, vận dụng bộ Chuẩn hiệu trưởng để đánh giá phó hiệu trưởng theo các tiêu chí tương ứng với nhiệm vụ được giao.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu lí luận, tìm hiểu các quan điểm Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, Điều lệ trường trung học và các văn bản quy phạm về giáo dục, các công trình và tài liệu khoa học có liên quan để hệ thống hoá các khái niệm, hình thành luận điểm lí luận cơ bản, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, xin ý kiến CBQL và giáo viên (bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm mục đích khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo các yêu cầu về năng lực của người quản lí và theo các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường THPT, thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó tìm ra các mâu thuẫn, khó khăn và bất cập của thực trạng để đề xuất các biện pháp phát triển CBQL trường THPT của tỉnh trong bối cảnh đổi mới giáo dục; đồng thời minh chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn.

7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh các phương pháp trọng tâm, người viết còn sử dụng kết hợp một số phần mềm tin học và sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu.

8. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

8.1. Về lí luận

Hệ thống hóa cơ sở lí luận của phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.


8.2. Về thực tiễn

Đánh giá thực trạng về đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long.

9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí