Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo

46


đào tạo về lý luận cần phải thông suốt, nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng, vì Tổ quốc và nhân dân. Đối với người học thì phương thức tự học, tự đào tạo cần được coi là phương thức chính để tu dưỡng đạo đức cách mạng, cũng như để đạt được mục tiêu học tập. Trong đào tạo cán bộ, Hồ Chí Minh còn cho rằng phải coi trọng việc đánh giá kết quả học tập của học viên. Cần coi kết quả học tập của học viên để làm một căn cứ đánh giá, từ đó có kế hoạch sử dụng phù hợp. Người viết: "Khi cất nhắc cán bộ, phải xem xét kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định" [66, tr.273].

2.2.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng cả trong điều kiện hoạt động bí mật cũng như công khai hợp pháp hay không hợp pháp, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều luôn luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khoá

VII) của Đảng (khi bước vào thời kỳ đổi mới đất nước), đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười lúc đó đã nói: "trong những năm tháng chiến tranh gian khổ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn xa, chăm lo đào tạo hàng vạn cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ khoa học và công nghệ, nguồn vốn quý của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đây là một bài học kinh nghiệm lớn thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng" [22, tr.23]. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy rõ sự yếu kém lạc hậu của mình về lý luận, bệnh quan liêu, duy ý chí giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện Việt Nam mới bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu. Đảng đã nhận thức rõ những sai lầm trong lãnh đạo kinh tế xã hội không chỉ bắt nguồn từ những


khuyết điểm trong công tác tư tưởng, tổ chức mà cả về công tác cán bộ cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ.

Ngay từ khi bắt đầu đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới tư duy, phải nhận thức đúng và phù hợp với hệ thống quy luật khách quan; đồng thời Đảng khẳng định rằng: muốn đổi mới tư duy phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận nói chung, công tác cán bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị nói riêng.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ đảng viên. Tại Quy định số 54-QĐ/TƯ ngày 12/5/1999 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng" có quy định: "Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn". Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp cận thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là biểu hiện của sự thoái hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai (khóa VIII) khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành tựu của công cuộc đổi mới tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự nghiệp đó cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trong điều kiện mới. Tại Hội nghị Trung ương ba (khóa VIII) về chiến lược cán bộ, Đảng đã chỉ rõ: Càng đi vào cơ chế thị trường hội nhập với khu vực và thế giới trong thời đại của trí tuệ bùng nổ thông tin thì nhiệm vụ cách mạng càng khó khăn phức tạp. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam càng phải ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


thức sâu sắc tầm quan trọng, sự quyết định của vấn đề cán bộ, đào tạo cán bộ. Tại Hội nghị này, Đảng đã đề ra phương hướng chung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Việc học tập của cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải được thực hiện nghiêm ngặt.

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 7

Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nh ận rõ thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất, số lượng và cơ cấu nhiều mặt chưa ngang tầm. Vì vậy, Đảng đã đ ề ra yêu cầu: "Mỗi cán bộ công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tinh thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ" [22, tr. 89]. Trong đào tạo cán bộ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng cả khâu xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, phương thức đào tạo, kiện toàn hệ thống đào tạo, bồi dưỡng. Tại Hội nghị Trung ương ba (khóa VIII), Đảng nhấn mạnh các vấn đề của đào tạo cán bộ: "Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn"; "kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ"; "mở rộng đào tạo trong nước, đồng thời chú trọng đào tạo ở nước ngoài"; "kết hợp việc đào tạo tại các trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác trong lao động sản xuất, trong phong trào quần chúng" [22, tr.84-85].


Có thể thấy rõ rằng, đào tạo cán bộ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Ý thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất chính trị để gánh vác sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề đào tạo cán bộ được Đảng quan tâm hơn bao giờ hết. Bối cảnh trong nước và quốc tế đang tạo ra những thuận lợi hết sức cơ bản, song cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức. Việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ về trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức là một đòi hỏi cấp bách hiện nay đối với hệ thống Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – nơi đào tạo chủ yếu đối với cán bộ lãnh đạo. Chủ trương này đã đư ợc khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 52- NQ/TƯ ngày 30/7/2005 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Để đáp ứng với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ, như đào tạo cán bộ hướng tới theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ; nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo. Trong Văn kiện Hội nghị Trung ương chín (khoá X), Đảng đã nêu rõ: "Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng về mọi mặt của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức" [23, tr.275].

Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho hệ thống chính trị, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng. Công tác này đã và đang có nhi ều đổi mới tích cực, làm


nâng cao hơn chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

2.2.1.3 Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về thực chất là một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Lào, đồng thời có tiền thân là Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, cho nên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng cũng chính là n ền tảng về lý luận và quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó các điều kiện lịch sử cụ thể và những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ cụ thể đã trở thành cơ sở thực tiễn để Đảng Nhân dân Cách mạng Lào xác định những quan điểm, chủ trương chỉ đạo phù hợp đối với công tác này.

Trong toàn bộ quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Ngay trong báo cáo chính trị của Đảng khoá I đã đ ề ra một trong những nhiệm vụ cơ bản là phải "tích cực đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt nhất là quan tâm đến cán bộ công - nông, bộ tộc thiểu số".

Trong bài viết nhân dịp 10 năm thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn, Tổng Bí thư của Đảng lúc bấy giờ đã viết: "Vấn đề quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng Đảng là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ" và đồng chí nhấn mạnh phải "không ngừng tăng cường bồi dưỡng năng lực của cán bộ" [13, tr.120].

Trong hoạt động thực tế, ngay từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, khi Đảng mới thành lập, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được tiến hành một cách chủ động và ngày càng được tăng cường hơn. Mặc dù chiến tranh chống


phá của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, nhưng hàng trăm hàng nghìn cán bộ cách mạng cùng với hàng trăm hàng nghìn con em các dân tộc đã được đào tạo, bồi dưỡng cả ở vùng giải phóng và gửi đi các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trong đó chủ yếu và đông đảo nhất, đồng bộ nhất là đào tạo ở miền Bắc Việt Nam.

Riêng đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy hay cán bộ cốt cán được Đảng đặc biệt quan tâm, cho nên ngay từ đầu những năm 50, Trường Chính trị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mang tên "Trường Xamakhi" (Trường Đoàn kết) đã được thành lập. Từ đó các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận về đường lối của Đảng thường xuyên được tiến hành, góp phần nâng cao trình độ và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Chính vì vậy có thể nói công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, nhất là với những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới và trước những đòi hỏi của tình hình mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng càng được Đảng quan tâm đặc biệt.

Trước hết, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào xác định đây là một trong những khâu trọng yếu nhất trong công tác lãnh đạo của mình, là một vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa có tính cấp thiết đối với sự phát triển của sự nghiệp cách mạng trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Nghị quyết đánh dấu sự bắt đầu của sự nghiệp đổi mới ở Lào, không chỉ khẳng định rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, mà còn nhấn mạnh phải làm công tác này cho tốt "với tinh thần khẩn trương" và "với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất", trong đó "phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt và cán bộ kế cận ở các cấp trước tiên" [27, tr.212].


Tại Hội nghị công tác tổ chức Đảng toàn quốc lần thứ bảy (17-12-1987) Chủ tịch Cay-Xơn-Phôm-Vi-Hảm đã nói:

Vấn đề then chốt của nhiệm vụ cách mạng mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đang gánh vác trong tình hình hiện nay là phải chú trọng mọi cố gắng vào sự đổi mới của công tác cán bộ; đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo đồng bộ, có chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đổi mới toàn diện của đất nước và sự kế thừa một cách vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, nhất là thế hệ đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Nếu giải quyết vấn đề trên không tốt thì những nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đúng đắn, phù hợp đến mấy cũng chỉ là tài liệu nằm trên giấy mà thôi… [34, tr.12].

Còn trong các Nghị quyết Đại hội lần thứ V, VI, VII của Đảng, ngoài việc khẳng định lại tầm quan trọng và tính cấp tiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo còn chỉ rõ đây "là chìa khóa đ ể bảo đảm cho các công việc đều được thực hiện tốt" [50, tr.53].

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo hiện nay là một việc rất cơ bản, vì đây không phải là một hoạt động nhất thời và mang tính hình thức bên ngoài, ngược lại, đó là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, lâu dài với mục đích là tạo sự thay đổi căn bản về chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ, đáp ứng những yêu cầu mới luôn đặt ra đối với cán bộ.

Đảng chủ trương thực hiện chuẩn hóa về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhằm không ngừng nâng cao năng lực tư duy và tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ này.

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thấy rằng, việc chuẩn hóa trình độ học vấn của cán bộ lãnh đạo được đặt ra như là một đòi hỏi tất yếu, vì vậy đây phải là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng trong thời kỳ mới. Cho nên trong "Chiến lược công tác cán bộ giai đoạn 2001 - 2020" và nhất là trong Quy định số 04 của Bộ Chính trị "về tiêu chuẩn cán bộ" (2003) đã xác


định cụ thể các tiêu chí về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính và một số lĩnh vực khác đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo cụ thể [11, tr.3]. Và, tất nhiên các tiêu chí đặt ra đó chỉ có thể được thực hiện trong thực tế khi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không ngừng được tăng cường và "đạt được hiệu quả tốt".

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong trước mắt và lâu dài phải được thực hiện theo hướng "phục vụ các công việc trọng tâm và phục vụ việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước ở các cấp", trực tiếp làm động lực thúc đẩy quá trình nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước [31, tr.60-61].

Đảng luôn quan tâm đến việc kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua trường lớp với việc thử thách rèn luyện và trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, coi đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ, nuôi dưỡng và phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của họ. Đây là quan điểm chỉ đạo trước sau như một của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. Chính vì vậy trong thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục thực hiện phương châm học đi đôi với hành, học lý luận đi đôi với nghiên cứu thực tiễn. Đảng vừa yêu cầu phải có kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ qua trường lớp, vừa chủ trương "thực hiện chế độ thử thách cán bộ trong phong trào thực tế", đưa cán bộ đương chức và cán bộ kế cận các chức vụ quan trọng, đã đư ợc đào tạo qua trường lớp, xuống cơ sở, đồng thời thực hiện sự luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý giữa trung ương và địa phương, từ ngành này đi ngành khác, từ địa phương này đi địa phương khác để cán bộ lãnh đ ạo tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý [30, tr.12]. Từ tất cả những điều đã nói ở trên chứng minh rằng, ở Lào hiện nay việc đẩy mạnh, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo là đòi hỏi cấp thiết, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022