Vài Nét Về Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Tỉnh Vĩnh Long


vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;

Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;

Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long “Về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020”;

Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long “Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)”.

* Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT

Chất lượng và hiệu quả hoạt động của một tổ chức nói chung, của đội ngũ CBQL nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó yếu tố cơ chế, chính sách là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động của tổ chức đó. Chính vì thế cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ CBQL. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lí cán bộ, công chức của cơ quan quản lí và của người quản lí đối với một tổ chức.


Kết luận chương 1


Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó có chất lượng giáo dục phổ thông - cấp học nền tảng của giáo dục. Chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực giáo dục trong đó có đội ngũ CBQL các trường THPT; cho nên phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là vấn đề rất bức thiết.

Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được dựa trên quan điểm của triết học về phát triển, dựa trên sự phối hợp giữa lí thuyết phát triển nguồn nhân lực với lí luận quản lí đội ngũ nhân sự trong một tổ chức. Từ đó chỉ ra các nội dung hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT như: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm hiệu trưởng; đào tạo và bồi dưỡng CBQL; đánh giá CBQL; tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL.

Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay phải nhằm mục tiêu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt được chuẩn về phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giáo dục THPT. Các phẩm chất và năng lực là mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được đánh giá theo các quy định trong Chuẩn hiệu trưởng trường THPT và theo 06 nhóm năng lực chung của người quản lí được cụ thể hoá cho đối tượng là hiệu trưởng trường THPT. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay phải dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển đội ngũ đó. Những vấn đề cơ bản đã nghiên cứu về cơ sở lí luận phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là cơ sở lí luận để kết hợp với thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tại tỉnh Vĩnh Long nhằm có định hướng đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong tỉnh.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH LONG

2.1. Vài nét về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Theo quốc lộ 1, tỉnh Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía bắc, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía nam. Nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre, đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp thành phố Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2018, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 24 trường THPT và 07 trường THCS&THPT.

2.1.1. Quy mô trường, lớp, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

Số trường, lớp, học sinh tiếp tục được củng cố và phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu niên và nhân dân được học tập.

Bảng 2.1. Số liệu quy mô trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên THPT tỉnh Vĩnh Long năm học 2017-2018


STT


Trường

Số lớp

Số học sinh

Số cán bộ, giáo viên và nhân viên

1

THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

27

898

109

2

THPT Lưu Văn Liệt

44

1,679

102

3

THPT Nguyễn Thông

39

1,394

93

4

THPT Vĩnh Long

45

1,858

105

5

THCS và THPT Trưng Vương

36

1,307

80

6

THPT Phạm Hùng

41

1,472

118

7

THPT Hòa Ninh

22

802

57

8

THCS và THPT Phú Quới

50

1,842

108

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 6


9

THPT Mang Thít

31

1,168

87

10

THPT Nguyễn Văn Thiệt

21

728

56

11

THCS và THPT Mỹ Phước

28

950

68

12

THPT Bình Minh

44

1,591

106

13

THPT Hoàng Thái Hiếu

28

944

64

14

THPT Tân Quới

29

1,044

70

15

THPT Tân Lược

28

1,010

66

16

THCS và THPT Mỹ Thuận

29

1,044

66

17

THPT Võ Văn Kiệt

44

1,555

113

18

THPT Nguyễn Hiếu Tự

33

1,125

81

19

THPT Hiếu Phụng

28

949

72

20

THCS và THPT Hiếu Nhơn

49

1,676

114

21

THPT Trần Đại Nghĩa

30

1,044

87

22

THPT Song Phú

24

853

59

23

THPT Phan Văn Hòa

29

1,004

75

24

THPT Tam Bình

18

655

46

25

THCS và THPT Long Phú

50

1,749

122

26

Phổ thông Dân tộc nội trú

6

208

27

27

THPT Trà Ôn

33

1,214

90

28

THPT Lê Thanh Mừng

20

662

53

29

THPT Hựu Thành

24

853

65

30

THPT Vĩnh Xuân

31

1.075

79

31

THCS và THPT Hòa Bình

58

2,005

121


TỔNG CỘNG

1,019

3,358

2,559

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Mạng lưới trường học cấp THPT của tỉnh nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong tỉnh, đảm bảo góp phần làm nền tảng vững chắc cho bậc Đại học sau khi học sinh hoàn thành chương trình THPT.


2.1.2. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất được tăng cường đáng kể. Thời gian gần đây, việc xây dựng phòng học kiên cố thay cho phòng học tạm bợ có vai trò quan trọng, đảm bảo ổn định nơi học cho học sinh. Các công trình phụ như nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, rào khuôn viên trường, diện tích cây xanh cũng được quan tâm, môi trường được cải thiện từng bước đảm bảo điều kiện học tập, vui chơi cho học sinh.

- Thiết bị dạy học từ vài năm trở lại đây cũng được đầu tư mua sắm trang bị để thầy và trò có điều kiện hoạt động trong đổi mới nội dung, phương pháp.

- Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của địa phương, những cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hiện nay khó khăn lớn nhất của địa phương là diện tích đất đa số không đủ theo chuẩn quy định của từng cấp học. Đây là vấn đề khó khăn nhất mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long cần phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các địa phương tháo gỡ nhằm đạt chỉ tiêu 30% trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020.

2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát nhằm bảo đảm tính toàn diện trong việc nghiên cứu, khảo sát phát triển đội ngũ CBQL trường THPT nhằm làm rõ thực trạng về đội ngũ CBQL trường THPT và hoạt động quản lí đội ngũ CBQL trường THPT tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm học gần đây (các năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017 và 2017 - 2018).

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng đội ngũ CBQL.

- Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL.

2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Khách thể điều tra, khảo sát

Khách thể điều tra khảo sát gồm hai nhóm:

+ Nhóm 1: 36 cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).

+ Nhóm 2: 264 giáo viên dạy THPT.

- Công cụ điều tra, khảo sát


Đề tài đã xây dựng mẫu phiếu hỏi làm công cụ chính cho việc điều tra, khảo sát. Phiếu khảo sát thực trạng dành cho 02 nhóm khách thể: Cán bộ quản lí (nhóm

1) và cán bộ giáo viên (nhóm 2), gồm 12 câu hỏi.

- Thang đánh giá các câu hỏi

Thang đánh giá các câu hỏi được sử dụng là thang điểm 4; mỗi câu hỏi được đánh giá với 05 mức độ khác nhau tăng dần từ 0 đến 4, theo quy ước: 0 điểm: kém; 1 điểm: yếu; 2 điểm: trung bình; 3 điểm: khá; 4 điểm: tốt.

- Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát

Phát phiếu khảo sát trực tiếp cho các nhóm và thu lại phiếu;

Xử lí các số liệu thu được nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Điểm trung bình các biến khảo sát được phân loại thành các mức độ:

+ Từ 0 điểm - 0,80 điểm: kém/không ảnh hưởng;

+ Từ 0,81 điểm - 1,60 điểm: yếu/ít ảnh hưởng;

+ Từ 1,61 điểm - 2,40 điểm: trung bình;

+ Từ 2,41 điểm - 3,20 điểm: khá/khá ảnh hưởng;

+ Từ 3,21 điểm - 4 điểm: tốt/rất ảnh hưởng.

* Phương pháp phỏng vấn sâu

- Người trả lời phỏng vấn Gồm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: tác giả lựa chọn phỏng vấn 06 CBQL là hiệu trưởng.

+ Nhóm 2: phỏng vấn 04 giáo viên có thâm niên giảng dạy THPT.

- Câu hỏi phỏng vấn

Mỗi nhóm khác nhau có câu hỏi phỏng vấn khác nhau (Phụ lục 3).

- Cách thức phỏng vấn

Phỏng vấn cá nhân; phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Người nghiên cứu chuẩn bị sẵn câu hỏi về các vấn đề mình quan tâm cho mỗi nhóm đối tượng, nêu câu hỏi, ghi nhận các câu trả lời.

- Thời gian phỏng vấn Tháng 6 và 7 năm 2018


2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Nhận thức về vai trò của cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

Đội ngũ CBQL có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông; là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức của nhóm đối tượng CBQL (nhóm 1) về vai trò của CBQL trường THPT, nhóm đối tượng này đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình khảo sát và kết quả khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về vai trò của CBQL trường THPT


TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Quyết định chất lượng mọi mặt của nhà trường

3,88

0,318

2

Rất đồng ý

2

Là người quản lí nhà nước về giáo dục

3,94

0,232

1

Rất đồng ý


3

Thể hiện được vai trò lãnh đạo đem lại hiệu

quả cho các hoạt động hàng ngày của trường


3,38


0,494


3

Rất đồng ý


4

Cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác cho các cấp quản lí, tư vấn có hiệu quả

về hoạt động học sinh và hoạt động nhà trường


3,02


0,166


4


Đồng ý

Điểm trung bình

3,55

0,302




Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho ta thấy, đa số CBQL đã nhận thức được vai trò của CBQL trường THPT đối với hoạt động giáo dục của nhà trường và được đánh giá hầu hết ở mức độ rất đồng ý với các nội dung trên. Vai trò được nhóm 1 đánh giá cao nhất đó là vai trò thứ 2: CBQL “Là người quản lí nhà nước về giáo dục” [ĐTB: 3,94, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý] và vai trò thứ 1: CBQL “Quyết định chất lượng mọi mặt của nhà trường” [ĐTB: 3,88, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]. Xếp ở thứ hạng 3 với điểm trung bình 3,38 là vai trò thứ 3: CBQL “Thể hiện được vai trò lãnh đạo đem lại hiệu quả cho các hoạt động hàng ngày của trường”. Mức xếp loại “Đồng ý” chính là vai trò thứ 4: CBQL “Cung cấp những thông tin kịp thời, chính


xác cho các cấp quản lí, tư vấn có hiệu quả về hoạt động học sinh và hoạt động nhà trường”.

Tuy có các mức đánh giá khác nhau như trên nhưng nhìn một cách tổng thể thì cơ bản nhóm đối tượng khảo sát này đã nhận thức rất tốt vai trò của CBQL trường THPT.

Bảng 2.3. Đánh giá của GV (nhóm 2) về vai trò của CBQL trường THPT


TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Quyết định chất lượng mọi mặt của nhà trường

3,85

0,347

3

Rất đồng ý

2

Là người quản lí nhà nước về giáo dục

3,99

0,061

1

Rất đồng ý


3

Thể hiện được vai trò lãnh đạo đem lại hiệu quả cho các hoạt động hàng ngày của

trường


3,14


0,347


4


Đồng ý


4

Cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác cho các cấp quản lí, tư vấn có hiệu quả

về hoạt động học sinh và hoạt động nhà trường


3,86


0,343


2


Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,71

0,274




Nhìn vào số liệu bảng 2.3 (kết quả khảo sát nhóm 2 là GV) so với bảng

2.2 ta thấy: Nhận thức về vai trò của CBQL trường THPT khá phù hợp nhau về xếp loại. Đặc biệt ở hai bảng lại có sự tương đồng trong đánh giá ở vai trò thứ 2 “Rất đồng ý” với thứ hạng 1 và ĐTB cao nhất so với các nội dung còn lại.

Tuy nhiên, ngoài sự tương đồng thì ta cũng thấy ý kiến đánh giá của hai nhóm tham gia khảo sát cũng có sự khác biệt. Đó là, ở vai trò thứ 1 “CBQL có vai trò quyết định chất lượng mọi mặt của nhà trường” nhóm CBQL đánh giá thứ 2, xếp loại “Rất đồng ý”; còn nhóm GV đánh giá nội dung này ở thứ hạng 3 [ĐTB: 3,85, TH: 3]. Ở vai trò thứ 4: CBQL “Cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác cho các cấp quản lí, tư vấn có hiệu quả về hoạt động học sinh và hoạt động nhà trường”, nhóm GV xếp loại “Rất đồng ý” với ĐTB: 3,86, xếp thứ hạng 2 trong bảng khảo sát, trong khi đó, cùng một vai trò nhưng nhóm CBQL lại xếp hạng ở vị trí thứ 4, với mức độ “Đồng ý”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2023