Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn Và Điểm Mới Của Nghiên Cứu


Trong nghiên cứu này, chân dung xã hội của NCT có việc làm được nhận diện, phân tích và diễn giải theo 3 chiều cạnh, đó là: Chân dung xã hội phác họa trong gia đình, ở cộng đồng, và thông qua việc làm.

Nội dung nghiên cứu chân dung xã hội trong gia đình hướng tới:

Phân tích mối quan hệ trong gia đình theo tình trạng hôn nhân, số thế hệ cùng chung sống, quy mô hộ gia đình và hành vi ứng xử.

Phân tích sự ảnh hưởng đến gia đình của NCT có việc làm theo mức độ tham gia định hướng, tư vấn, hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn trong nhà.

Phân tích sự tôn trọng của gia đình dành cho NCT có việc làm theo mức độ lắng nghe ý kiến từ phía các thành viên, cũng như mức độ hài lòng của bản thân NCT có việc làm về sự tôn trọng đó.

Phân tích chân dung xã hội trong gia đình của NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Nội dung nghiên cứu chân dung xã hội ở cộng đồng hướng tới:

Phân tích mối QHXH với bạn thân, hàng xóm theo mức độ đến chơi nhà, mức độ chia sẻ chuyện riêng, cũng như mâu thuẫn với nhau.

Phân tích sự ảnh hưởng đến bạn thân, hàng xóm theo mức độ sẵn sàng hỗ trợ hòa giải mâu thuẫn hay vượt qua khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Phân tích sự tôn trọng dành cho NCT có việc làm theo mức độ lắng nghe ý kiến từ phía bạn thân, hàng xóm, đồng thời theo mức độ hài lòng của bản thân NCT có việc làm về sự tôn trọng này.

Phân tích chân dung xã hội ở cộng đồng của NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 3

Nội dung nghiên cứu chân dung xã hội phác họa thông qua việc làm hướng tới:

Sự lựa chọn công việc của NCT: về lĩnh vực làm việc (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, KD - DV); về vị trí công việc (lao động tự do, lao động gia đình, làm công ăn lương, chủ doanh nghiệp và khác); về tình trạng ký kết hợp đồng lao động (có/không có hợp đồng lao động); và về thời gian


làm việc (số ngày làm việc trung bình/tuần và số giờ làm việc trung bình/ngày).

Yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc, bao gồm: động cơ làm việc và nhu cầu nghỉ ngơi. Động cơ làm việc được chia theo yếu tố kinh tế (làm việc để tự lo cuộc sống), yếu tố cá nhân (làm việc để cuộc sống đỡ buồn) và yếu tố xã hội (làm việc để con/cháu tôn trọng, nghĩa là để cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân). Nhu cầu nghỉ ngơi được chia theo yếu tố kinh tế (dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già), yếu tố cá nhân (dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe) và yếu tố xã hội (dự định làm việc đến khi không còn người thuê).

Sự hài lòng về công việc theo mức độ hài lòng về công việc cho thu nhập cao nhất, về thời gian làm việc và về thu nhập từ công việc.

Phân tích chân dung xã hội phác họa thông qua việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH.

6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học. Đề tài:

Góp phần làm rõ hệ thống lý luận về các khái niệm liên quan đến đối tượng và vấn đề nghiên cứu như: NCT, việc làm, NCT có việc làm, chân dung xã hội, chân dung xã hội của NCT có việc làm.

Góp phần kiểm chứng, phát triển lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận diện xã hội, và lý thuyết động cơ làm việc.

Góp phần nâng cao nhận thức xã hội về ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu cuộc sống của NCT có việc làm.

Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc triển khai chủ trương, chính sách cải thiện chất lượng cuộc sống của NCT có việc làm.

6. 2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu thực trạng cuộc sống của NCT có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ đó phác họa một phần bức tranh về chân dung xã hội của nhóm dân số này trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm.

Đề tài phân tích các đặc điểm thuộc về chân dung xã hội của NCT có


việc làm theo các chiều cạnh khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, cũng như của chính NCT có việc làm về cuộc sống của họ.

6.3. Điểm mới của nghiên cứu

Luận án đã luận giải làm phong phú thêm nội dung lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết động cơ làm việc trong nghiên cứu chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm; luận giải làm sâu sắc thêm khái niệm về người cao tuổi, việc làm, người cao tuổi có việc làm, chân dung xã hội và chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm;

Luận án đã tổng quan bao quát chân dung xã hội trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm của người cao tuổi.

Thông qua nghiên cứu thực tiễn, luận án đã phác họa về chân dung xã hội trong gia đình, từ đó cho thấy nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn của người cao tuổi có việc làm trở lên ngày càng rõ nét, nhưng sự quan tâm, chia sẻ giữa nhóm dân số này với các thành viên khác luôn diễn ra trong bầu không khí tích cực, gần gũi, thân thiện. Đây là tiền đề trợ giúp người cao tuổi có việc làm định hướng công việc, tư vấn con/cháu cách thức vượt qua khó khăn, hòa giải mâu thuẫn gia đình và quyết định việc lớn trong nhà. Song một bộ phận nhóm dân số này không tham gia vào các hoạt động trên và đây có thể là lý do khiến họ cảm nhận vị trí, vai trò của bản thân có sự suy giảm. Đánh giá chung, người cao tuổi có việc làm luôn nhận được sự tôn trọng của gia đình, song mức độ tôn trọng này dường như có sự suy giảm theo thời gian.

Tương tự, thông qua nghiên cứu thực tiễn, luận án đã phác họa về chân dung xã hội ở cộng đồng, qua đó cho thấy người cao tuổi có việc làm thiết lập được các mối quan hệ xã hội thân thiện, bền chặt với bạn thân và hàng xóm, dù rằng khả năng duy trì các mối quan hệ này giảm xuống khi tuổi của họ tăng lên. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy nhóm dân số này tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực đến bạn thân và hàng xóm


thông qua các hoạt động chia sẻ, trợ giúp, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này giảm dần theo thời gian. Nhìn chung, người cao tuổi có việc làm nhận được sự tôn trọng của cộng đồng.

Cuối cùng, luận án đã phác họa chân dung xã hội thông qua việc làm. Các phát hiện chỉ ra đa số người cao tuổi lựa chọn công việc trong lĩnh vực kinh doanh – dịch vụ, ở vị trí của người lao động tự do, không được ký hợp đồng lao động, có thời gian làm việc kéo dài. Yếu tố chủ đạo thúc đẩy họ tiếp tục thực hiện công việc thuộc về yếu tố xã hội, nghĩa là làm việc để con, cháu tôn trọng, qua đó cảm nhận sự hữu ích của bản thân. Tuy nhiên, công việc mà NCT đang làm thường cho thu nhập thấp. Mặc dù vậy đa số nhóm dân số này hài lòng về nó

Cuối cùng, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trong đó đề cập đến những giải pháp của Nhà nước, của địa phương của hộ gia đình và của chính người cao tuổi trong việc phát huy năng lực thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế.


NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Thực trạng già hóa dân số trong bối cảnh của xã hội Việt Nam giai đoạn trước đã tạo ra những biến đổi sâu sắc về cuộc sống của NCT. Phần tổng quan dưới đây nêu cụ thể các vấn đề đó theo 3 nhóm, trong đó:

Nhóm 1 đề cập đến các nghiên cứu về chân dung xã hội của NCT thể hiện thông qua cuộc sống trong gia đình.

Nhóm 2 đề cập đến các nghiên cứu về chân dung xã hội của NCT thể hiện thông qua cuộc sống ở cộng đồng.

Nhóm 3 đề cập đến các nghiên cứu về chân dung xã hội của NCT thể hiện thông qua việc làm.

1.1. Nhóm các nghiên cứu về chân dung xã hội của người cao tuổi thể hiện thông qua cuộc sống trong gia đình

1.1.1. Cuộc sống trong gia đình: nguy cơ đối diện sự cô đơn ngày càng hiện

hữu

Sự biến đổi của mô hình tổ chức gia đình trong giai đoạn vừa qua khiến nhiều

NCT trở nên ngày càng cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Theo một số nghiên cứu chỉ ra mô hình tổ chức gia đình trên thế giới có sự biến động mạnh mẽ. Số hộ gia đình mở rộng giảm xuống, số thành viên trong hộ giảm theo, kéo theo đó là số NCT cô đơn tăng lên [Liên hợp quốc, 2007; Denis Mannaerts, 2016]. Điều này diễn ra ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong nhiều hộ gia đình, con/cháu có xu hướng từ bỏ cuộc sống chung từ sớm để xây dựng cuộc sống riêng bên ngoài. Sự biến đổi mô hình tổ chức gia đình khiến nhiều NCT có cảm giác buồn bã, chán nản, từ đó dần rơi vào trầm cảm, lo âu. Hơn thế nữa, cuộc sống chung giữa các thế hệ hiện nay cũng rất phức tạp, dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Do vậy, ai cũng muốn có cuộc sống độc lập hoặc sống với những người biết nghe lời. Chính bởi nguyên nhân này mà các con đến tuổi trưởng thành thường ra ở riêng, để lại bố mẹ sống chung với nhau cho đến khi về già và qua đời [Denis Mannaerts, 2016, tr. 10 - 24].

Cũng theo chiều hướng này, nghiên cứu của Liên hợp quốc năm 2007 chỉ ra


quy mô hộ gia đình của NCT hiện nay thu hẹp hơn so với 10 năm trước (so với năm 1997), trung bình 7 NCT thì có 1 người sống trong cảnh cô đơn. Trong các quốc gia đang phát triển, số NCT sống trong hộ gia đình mở rộng, gia đình nhiều thế hệ sụt giảm nhanh chóng. Thực trạng này gióng lên tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ NCT thiếu người chăm sóc khi mà hệ thống chăm sóc công hay dịch vụ chưa phát triển [Unions Unis, 2007, tr. 4 - 6].

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về xã hội truyền thống cho thấy NCT thường sống quây quần bên con, cháu, có vai trò kết nối các thành viên, là người duy trì các giá trị đạo đức và điều hòa mâu thuẫn gia đình. Thực tế này được đề cập trong nghiên cứu về “Giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa” của Nguyễn Thị Thọ (2014), về “Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo” của Trần Đình Hượu (1989), về “Sự biến đổi của các truyền thông gia đình nông thôn trong quá trình hiện đại hóa” của Phí Văn Ba (1990), hay về “Từ làng đến nước: một cách tiếp cận lịch sử” của Phan Đại Doãn (2010).

Theo phân tích của Nguyễn Thị Thọ (2014, tr.97 - 99), trong xã hội truyền thống, NCT thường sống trong hộ gia đình mở rộng gồm tam, tứ, hay ngũ đại đồng đường. Do vậy, họ có vai trò quan trọng trong việc duy trì mối liên hệ giữa các thành viên, đó là mối quan hệ gắn bó giữa ông, bà, cha, mẹ và con, cháu. Trong mối quan hệ này thì “từ, hiếu” là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu. NCT thể hiện sự nhân từ, độ lượng, sự quan tâm và trách nhiệm với các thành viên khác. Khuôn phép, lễ giáo do NCT duy trì được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành văn hóa giao tiếp, ứng xử gia đình.

Tương tự, nghiên cứu của Trần Đình Hượu (1989, tr. 33), của Phí Văn Ba (1990, tr. 3) chỉ ra rằng, NCT trong xã hội truyền thống thường sống trong những hộ gia đình đông người, nhiều thế hệ, bởi mô hình tổ chức gia đình này là tập tục, là hệ tư tưởng chịu ảnh hưởng lớn từ Nho giáo. Hệ tư tưởng này trở thành động lực, niềm khao khát, trách nhiệm thúc đẩy các gia đình trong xã hội truyền thống sớm dựng vợ, gả chồng cho các con, qua đó làm tròn bổn phận cha mẹ, đồng thời có điểm nương tựa khi về già. Thực tế này tạo ra nhiều hộ gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống. Những người con trai không sống cùng cha mẹ thì được chia đất làm


nhà, có thể nhận sự giúp đỡ từ cha mẹ, cũng như san sẻ trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học tại Việt Nam, đa số NCT trong xã hội hiện đại ngày nay tiếp tục duy mô hình tổ chức gia đình nhiều thế hệ. Thực tế này được đề cập trong nghiên cứu của Bộ y tế (2017), của Nguyễn Thế Huệ (2017), của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), cũng như của Lê Thị Quý (2019). Phân tích của các tác giả cho thấy:

Thứ nhất: Đối với NCT thì bầu không khí gia đình đông vui, đầm ấm luôn được coi là ưu tiên hàng đầu và họ luôn nỗ lực duy trì sự ổn định đó. Những khi có chuyện buồn vui thì NCT hướng tới tâm sự với người thân trong nhà, như vợ, chồng, con, cháu, sau đó đến bạn bè, hàng xóm.

Thứ hai: NCT hay quan tâm, lo lắng, do vậy, họ sẽ yên tâm hơn khi sống cùng để có thể chia sẻ kinh nghiệm trợ giúp con, cháu vượt qua khó khăn, chẳng hạn như: công việc của con không thuận lợi, kết quả học tập của cháu không tốt.

Thứ ba: Theo nhiều NCT, sống chung là dịp con, cháu báo hiếu ông, bà, bố mẹ, dù rằng mâu thuẫn gia đình có thể nảy sinh.

Thứ tư: Mặc dù xuất hiện xu hướng NCT sống cô đơn, độc lập, nhưng tỷ lệ NCT sống chung cùng con, cháu vẫn luôn chiếm đa số. Hơn thế nữa, đa số NCT sống riêng đều thừa nhận đến khi không còn khả năng tự chăm sóc bản thân sẽ chuyển về sống cùng các con để phòng ngừa những tình huống bất trắc. Ở độ tuổi càng cao, tỷ lệ NCT bày tỏ mong muốn này càng lớn.

Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu về “Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học” của tác giả Phạm Việt Tùng (2011), về “Chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bích Ngọc và cộng sự (2016), về “Bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam” của tác giả Trương Thị Lam Hà (2008), hay về “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: một số vấn đề cần quan tâm” của tác giả Nguyễn Hữu Minh (2012) cho thấy trong cuộc sống của xã hội hiện nay, quy mô hộ gia đình có xu hướng thu hẹp và nhiều NCT dần cảm thấy cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình, bởi cảm giác trống vắng khi không thấy con/cháu vây quanh.


Phân tích của các tác giả này cho thấy quy mô hộ gia đình ngày nay đang thu nhỏ, giảm từ ba, bốn thế hệ cùng chung sống xuống còn hai thế hệ, cá biệt xuất hiện nhiều loại hình gia đình đơn thân. Cơ cấu tổ chức thu hẹp giúp các hộ gia đình thích nghi tốt hơn với cuộc sống hiện đại, nhưng cũng bởi vậy mà nhiều NCT mất đi niềm vui chung sống cùng con, cháu [Phạm Việt Tùng, 2011, tr. 164 – 166; Trần Thị Bích Ngọc và cộng sự, 2016, tr. 489 - 490].

Hơn thế nữa, sự thu hẹp quy mô hộ gia đình khiến nhiều NCT có cảm giác hụt hẫng ngay trong từng bữa ăn. Theo phân tích của tác giả Trương Thị Lam Hà (2008, tr. 3 - 4), bữa ăn gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với NCT, bởi đó là những lúc họ được sống cùng con, cháu, được giáo dục con, cháu văn hóa ứng xử gia đình. Trong xã hội truyền thống, đôi khi chỉ vì thiếu một thành viên mà những NCT bảo thủ có thể buộc cả nhà cùng chờ cơm, và đây là uy quyền của họ. Với NCT, bữa ăn gia đình có đông đủ là việc hết sức bình thường, là yếu tố duy trì hạnh phúc, gia phong. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, cuộc sống bận rộn, con, cháu nhiều khi không thể dành thời gian cho bữa cơm chung. Do vậy mà nhiều NCT trở thành cái bóng lặng lẽ bên mâm cơm.

Để lý giải sự biến đổi mô hình tổ chức gia đình dẫn đến hiện tượng sống cô đơn của NCT, nghiên cứu của một số tác giả như Ngân hàng Thế giới (2016, tr. 34

– 35), hay Nguyễn Nam Phương (2016, tr. 21 – 22) chỉ ra 04 nguyên nhân cơ bản, dù rằng các tác giả này chưa thể đưa ra giải thích đầy đủ, đó là: Quá trình di cư tìm kiếm việc làm của lao động chính trong gia đình; Xu hướng tách hộ để có cuộc sống độc lập của lớp trẻ; Áp lực công việc khiến con, cháu không thể dành thời gian thăm hỏi ông/bà; và Mong muốn được sống riêng của một bộ phận NCT.

Tương tự, để lý giải sự biến đổi mô hình tổ chức gia đình, cũng như hiện tượng sống cô đơn của NCT trong xã hội hiện đại, một số tác giả như Lê Ngọc Lân (2011, tr. 9 – 10) trong bài viết về “Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuôi ở Việt Nam”, hay Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011, tr. 56 - 58) trong bài viết về “Quan hệ giữa người cao tuôi và con cháu trong gia đình” đều phân tích cho thấy sự vận động chuyển mình từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại đã tạo ra sự biến đổi lối sống. Theo xu hướng này, nhiều NCT lựa chọn cuộc sống riêng với con, cháu là để được tự do và độc lập về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023