Bảng Tổng Hợp Các Thang Đo Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Tại Tỉnh Trà Vinh


triển, t trọng các cơ cấu để mô tả xu hướng cũng như tính biến động của các chỉ số. Mô tả thực trạng liên kết giữa các tác nhân trong chế biến thông qua điểm trung bình được thống kê và tính toán bằng công cụ SPSS. Mô tả các chỉ báo, các nhân tố có tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Phương pháp so sánh: ngoài việc xem xét tính biến động của các chỉ số phát triển ngành bằng phương pháp thống kê mô tả thì phương pháp so sánh cũng được vận dụng để đối sánh một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh với ngành CNCBTS trong phạm vi cả nước.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của luận án giúp làm rõ đối tượng nghiên cứu. Sử dụng Excel để tính toán và vẽ các biểu đồ thể hiện sự biến động của các tiêu chí được phân tích.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): sau khi sàn lọc thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các biến quan sát được giữ lại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích EFA. Phương pháp phân tích này được sử dụng để rút gọn một tập hợp biến quan sát thành một tập hợp nhân tố có ý nghĩa hơn, trong đó giá trị hội tụ và giá trị phân biệt là hai giá trị quan trọng được xem xét đến. Các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chí sau trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

Thứ nhất, hệ số KMO là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, còn nếu chỉ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Kaiser (1974) [147] đề nghị cụ thể hơn, KMO ≥ 0,9 rất tốt, 0,8 ≥ KMO <0,9 tốt, 0,7 ≥ KMO < 0,8 được, 0,6 ≥ KMO < 0,7 tạm được, 0,5 ≥ KMO < 0,6 xấu, KMO < 0,5 không chấp nhận được.

Thứ hai, kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể [128].

Thứ ba, hệ số tải nhân tố (factor loading) là hệ số tương quan giữa các biến và các nhân tố dùng để đánh giá mức ý nghĩa giữa các biến trong phân tích nhân tố


khám phá. Theo Hair et al (1998) [135] với cỡ mẫu > 350, hệ số này lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, hệ số tại lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn; đối với cỡ mẫu nằm trong đoạn từ 100 - 350 thì hệ số tải > 0,55; cỡ mẫu <100 hệ số tải > 0,75 [70]. Do vậy, nghiên cứu của tác giả có cỡ mẫu bằng 159 nếu những nhân tố nào có hệ số tải < 0,5 sẽ bị loại.

Thứ tư, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Total Variance Explained) lớn hơn 50% [128] cho thấy mô hình EFA là phù hợp.

Thứ năm, hệ số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1, trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Component với phép quay Varimax.

Thứ sáu, khác biệt hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Do đó, trong ma trận xoay, một biến quan sát tải lên ở cả 2 nhân tố mà giá trị chênh lệch hệ số tải dưới 0,3 thì biến đó bị loại [144].

Sau khi phân tích EFA, sẽ thực hiện tính lại hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố của mô hình lý thuyết để kiểm định lại một lần nữa độ tin cậy của các thang đo sau khi một số biến nào đó đã được loại khỏi thang đo từ kết quả của phân tích EFA.

Phân tích hồi quy: ngoài phân tích tương quan để biết được mức độ tương quan, mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với sự phát triển CNCBTS tác giả còn tiến hành phân tích hồi quy. Phân tích hồi quy giúp xác định được mức độ quan trọng (hệ số Beta) của từng nhân tố đối với sự phát triển CNCBTS. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) được cho ra bởi phân tích hồi quy để xác định các biến có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Nếu VIF < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích ANOVA: giúp tác giả xác định mô hình hồi quy được xây dựng có phù hợp với tổng thể hay không. Và chứng minh việc tồn tại của biến độc lập có


quan hệ ràng buộc với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích ANOVA thu được từ bước phân tích hồi quy. Nếu mức ý nghĩa sig < 0,05 thì mô hình hồi quy là phù hợp.

2.2.6. Phương pháp xây dựng và kiểm định thang đo

2.2.6.1. Xây dựng thang đo

Để tìm hiểu thực tế hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản đã phát triển như thế nào trong thời gian qua, bên cạnh đó tác giả cũng hướng tới khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Vì thế, để thực hiện nghiên cứu trên tác giả tiến hành phỏng vấn bằng phương pháp lấy ý kiến với hai nhóm đối tượng gồm: (1) đại diện cơ sở chế biến thủy sản, là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, kinh doanh và chủ cơ sở kinh tế cá thể, có 5 người được phỏng vấn. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để tìm hiểu những nhân tố đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNCBTS dưới gốc nhìn của người quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh và (2) đại diện cơ quan quản lý nhà nước, là Trưởng, Phó Chi cục thủy sản, Trưởng, Phó phòng thuộc Sở Công thương, phòng Công thương huyện, thành phố, Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư. Thông qua đó, tìm hiểu những nhân tố có khả năng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNCBTS dưới gốc nhìn của đơn vị quản lý nhà nước. Phỏng vấn hai đối tượng trên được thực hiện xoay quanh những biến quan sát và các nhóm nhân tố được đề cập trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn giúp các tác giả điều chỉnh, loại bỏ biến và bổ sung biến quan sát phù hợp với ngành chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. Các kết quả phỏng vấn được tổng hợp, phân tích trên cơ sở tần suất các kết quả trả lời tích cực hay các từ khóa mang tính chất giống nhau để làm cơ sở điều chỉnh mô hình và các biến quan sát sao cho phù hợp với lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, dựa trên các tài liệu được tổng quan tác giả tiến hành lựa chọn các chỉ báo có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu, đồng thời các thang đo phù hợp với từng biến quan sát, và có xem xét đến mức độ phù hợp với địa phương, đặc điểm ngành và bối cảnh nghiên cứu.


Trên cơ sở các thang đo được lược khảo từ các nghiên cứu trước, kết hợp với thảo luận với chuyên gia. Kết quả thống nhất sử dụng các biến quan sát trong thang đo như Bảng 2.5

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp các Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

Ký hiệu

Biến quan sát

Nguồn

Thang đo Sự phát triển CNCB thủy sản (4 biến quan sát)

CBTS1

Sự gia tăng giá trị sản xuất thủy sản chế biến

[202], [85]

CBTS2

Sự gia tăng tổng sản lượng chế biến

[208], [76] [85]

CBTS3

Sự tăng trưởng về quy mô thị trường tiêu thụ

[82]

CBTS4

Việc làm trong chế biến ngày càng gia tăng

[208], [85]

Thang đo Nguồn cung ứng nguyên liệu (5 biến quan sát)

IPNL1

Gần nguồn nguyên liệu

[82], [203]


IPNL2


Đủ số lượng nguyên liệu

[82], [44], [203],

[209], [172], [121]

IPNL3

Chất lượng nguyên liệu tốt

[82], [203], [209],

[117] ,[172], [217]

IPNL4

Chi phí thu mua nguyên liệu hợp lý

[82], [217], [172],

IPNL5

Nguồn nguyên liệu ổn định

[203], [209], [200]

Thang đo Thị trường tiêu thụ (6 biến quan sát)

OPTT1

Giá cả sản phẩm có khả năng cạnh tranh

[121]

OPTT2

Chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm đáp ứng

tốt nhu cầu của thị trường

[82], [122], [126],

[215]

OPTT3

Đa dạng về chủng loại sản phẩm

[82], [154], [68], [15]

OPTT4

Sản phẩm đáp ứng được phần lớn thị hiếu người

tiêu dùng

[82], [172]

OPTT5

Kênh phân phối đa dạng

[82], [156], [202]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 11


Ký hiệu

Biến quan sát

Nguồn

OPTT6

Gia tăng thị phần thị trường trong nước và xuất

khẩu

[34], [36], [156]

Thang đo Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội (5 biến quan sát)

DVHT1

Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi

[82], [150], [92]

DVHT2

Dịch vụ logictisc (kho lạnh, vận tải, cảng) thuận

lợi

Khảo sát chuyên gia

(2019)

DVHT3

Hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả

[82], [212], [127],

[138]

DVHT4

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

hiệu quả

[195], [160], [186]

DVHT5

Hỗ trợ từ "Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy

sản Việt Nam" hiệu quả

Khảo sát chuyên gia

(2019)

Thang đo Sự cạnh tranh trong ngành (4 biến quan sát)

CTTN1

Số lượng cơ sở chế biến trên thị trường ít

[99], [132]

CTTN2

Có ít sản phẩm thay thế trên thị trường

[82], [153]

CTTN3

Nhân công tham gia chế biến tại cơ sở ổn định

[82], [95], [131]

CTTN4

Chi phí logistics (hậu cần) thấp

[82], [198]

Thang đo Các chính sách nhà nước (5 biến quan sát)

CSNN1

Chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính nhanh

gọn

[82], [145]


CSNN2


Chính sách về thuế hợp lý

[139], [172], [122],

[124], [136], [174],

[120]

CSNN3

Chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước đối

với cơ sở chế biến hiệu quả

[122]

CSNN4

Chính sách về lao động phù hợp

[163], [122]

CSNN5

Chính sách về ghi nhãn hàng hóa phù hợp

[163], [106], [162]

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Trong đó:

Thang đo biến phụ thuộc: “Sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản” là biến phụ thuộc được đo lường bởi 04 biến quan sát gồm CBTS1 “Sự gia tăng giá trị sản xuất thủy sản chế biến”, CBTS2 “Sự gia tăng tổng sản lượng chế biến”, CBTS3 “Sự tăng trưởng về quy mô thị trường tiêu thụ”, CBTS4 “Việc làm trong chế biến ngày càng gia tăng”.

Thang đo biến độc lập: Có 05 nhóm nhân tố độc lập gồm (1) Nguồn cung ứng nguyên liệu, (2) Thị trường tiêu thụ, (3) Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội, (4) Sự cạnh tranh trong ngành, và (5) Các chính sách của nhà nước. Thang đo cụ thể của từng nhóm như sau:

(1) Nhân tố “Nguồn cung ứng nguyên liệu” gồm có 05 biến quan sát: IPNL1 “Gần nguồn nguyên liệu”, IPNL2 “Đủ số lượng nguyên liệu”, IPNL3 “Chất lượng nguyên liệu tốt”, IPNL4 “Chi phí thu mua nguyên liệu hợp lý”, IPNL5 “Nguồn nguyên liệu ổn định”

(2) Nhân tố “Thị trường tiêu thụ” gồm 06 biến quan sát: OPTT1 “Giá cả sản phẩm có khả năng cạnh tranh”, OPTT2 “Chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường”, OPTT3 “Đa dạng về chủng loại sản phẩm”, OPTT4 “Sản phẩm đáp ứng được phần lớn thị hiếu người tiêu dùng”, OPTT5 “Kênh phân phối đa dạng”, OPTT6 “Gia tăng thị phần thị trường trong nước và xuất khẩu”

(3) Nhân tố “Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội” gồm 05 biến quan sát, DVHT1 “Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi”, DVHT2 “Dịch vụ logistics (kho lạnh, vận tải, cảng) thuận lợi”, DVHT3 “Hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả”, DVHT4 “Hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp hiệu quả”, DVHT5 “Hỗ trợ từ "Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiệu quả”.

(4) Nhân tố “Sự cạnh tranh trong ngành” gồm 04 biến quan sát: CTTN1 “Số lượng cơ sở chế biến trên thị trường ít”, CTTN2 “Có ít sản phẩm thay thế trên thị trường”, CTTN3 “Nhân công tham gia chế biến tại cơ sở ổn định”, CTTN4 “Chi phí logistics (hậu cần) thấp”.


(5) Nhân tố “Các chính sách của nhà nước” gồm 05 biến quan sát: CSNN1 “Chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính nhanh gọn”, CSNN2 “Chính sách về thuế hợp lý”, CSNN3 “Chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với cơ sở chế biến hiệu quả”, CSNN4 “Chính sách về lao động phù hợp”, CSNN5 “Chính sách về ghi nhãn hàng hóa phù hợp”.

Từ những thang đo được mô tả Bảng 2.5 tác giả chuyển thành bảng hỏi dạng phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc. Các thang đo và biến quan sát được thiết kế có 5 cấp độ từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của đáp viên: 1. Hoàn toàn không đồng ý;

2. Không đồng ý; 3. Tạm chấp nhận; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý (xem phụ lục 1).

Mẫu nghiên cứu: Có nhiều căn cứ để xác định quy mô mẫu. Theo Hair et al (2006) [134] cho rằng khi thực hiện phương trình hồi quy cấu trúc tuyến tính thì cỡ mẫu nằm trong khoảng từ 200- 400 tương ứng với 10-15 nhân tố và cỡ mẫu 50 được xem là ở mức chấp nhận thấp. Ngoài ra còn tùy theo số lượng biến quan sát và độ tin cậy của từng nghiên cứu mà có thể thực hiện lấy mẫu khảo sát khác nhau [108]. Đối với công trình nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng bảng hỏi gồm 29 biến quan sát, vì thế cỡ mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát nhân 5, tức bằng 145 . Tuy nhiên, tác giả thực hiện khảo sát 159 phiếu để dự phòng trường hợp bị lỗi dữ liệu.

2.2.6.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha):

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Mục đích nhằm loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 [80], [70] sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên [176]. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 thì thanh đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [81]. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên, giúp thang đo mang tính ổn định và tin cậy qua nhiều lần đo.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH

3.1. Thực trạng tăng trưởng về quy mô của công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

3.1.1. Thực trạng gia tăng số lượng cơ sở chế biến thủy sản

Cơ sở chế biến thủy sản (CSCBTS) gồm doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (hay còn gọi là cơ sở kinh tế cá thể) tham gia hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản từ sơ chế đến chế biến xuất khẩu. Số lượng CSCBTS giai đoạn 2014-2018 có mức tăng bình quân 1,12%, hàng năm có sự biến động không ngừng. Cụ thể, năm 2014 kinh tế có dấu hiệu phục hồi và một số khó khăn vĩ mô đã giảm bớt giúp cho số lượng cơ sở chế biến thành lập mới có dấu hiệu tăng với mức tăng 4,8% so với năm 2013 tăng cao hơn gấp 4 lần so với mức tăng bình quân. Đến 2015, 2016 tăng trưởng âm xuất hiện lần lượt là (15,2%), (7,1%), nguyên nhân chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh, con giống kém chất lượng, hạn hán nhiễm mặn dẫn đến giá cả nguyên liệu không ổn định ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến. Thêm vào đó, họ phải đối với nhiều khó khăn về giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, làm ăn thua lỗ làm cho phần lớn các cơ sở quy mô nhỏ giải thể, hoặc tạm dừng hoạt động. Năm sau đó, thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh kiểm soát được, không bị tình trạng xâm nhập mặn, bên cạnh đó cũng được sự hỗ trợ kinh phí cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu, nâng công suất để tham gia đánh bắt xa bờ vì thế nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở được ổn định, giá cả hợp lý làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở được tốt hơn, đồng thời số lượng đăng ký mới cũng tăng lên góp phần gia tăng số lượng cơ sở hoạt động năm 2018 tăng 32,7% so với năm 2017, cao gấp nhiều lần so với mức tăng bình quân giai đoạn 2014-2018 (Hình 3.1).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023