ĐGTHCV trong đào tạo và phát triển nhân lực
Qua kết quả điều tra cho thấy có tới 54% CBCNV cho rằng việc sử dụng kết quả ĐGTHCV trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực là tốt và rất tốt; 31% CBCNV cho quan điểm là khá; 8% CBCNV cho quan điểm là bình thường; 7% CBCNV cho rằng không tốt. Như vậy, việc sử dụng kết quả ĐGTHCV trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực được Công ty triển khai khá tốt.
2.3.4.3. Trong bố trí, sử dụng và các nội dung quản lý nhân lực khác
Bố trí, sử dụng nhân lực là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí, khai thác phát huy tối đa năng lực làm việc của họ nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Mục tiêu bố trí, sử dụng nhân lực: là đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các bộ phận nhưng phải đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, đúng vị trí, chức năng, thời hạn đảm bảo tính linh hoạt trong sử dụng nhân lực.
Tại Công ty TNHH MTV Cao su 75, kết quả ĐGTHCV được phòng Tổ chức Lao động tham mưu với Ban giám đốc trong việc bố trí, sử dụng lao động. Nhân viên có kết quả đánh giá xuất sắc, có nhiều tiến bộ và nỗ lực trong công việc sẽ được cân nhắc, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn để phù hợp và phát triển năng lực của cá nhân đó . Nhân viên có kết quả đánh mức khá hoặc trung bình sẽ giữ ở vị trí cũ; Nhân viên có kết quả đánh giá thấp, lười biếng, thiếu ý thức trong công việc…, tùy vào mức độ sẽ xem xét hoặc đào tạo lại để cải thiện năng lực hoặc sắp xếp ở công việc có vị trí phù hợp; công ty chỉ dừng hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động không có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại công ty hoặc vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự.
Kết quả ĐGTHCV cũng được sử dụng trong xét duyệt thi nâng bậc thợ (bậc nghề). Hiện nay, theo quy chế thời gian giữ bậc cũ và thi nâng bậc mới đối với công nhân kỹ thuật là 3 năm. Tuy nhiên nếu đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua một lần; danh hiệu lao động tiên tiến hai lần hoặc danh hiệu thợ giỏi cấp Tổng cục trong kỳ giữ bậc sẽ được phép đăng ký thi nâng bậc thợ sớm một năm.
Tác giả đã điều tra khảo sát CBCNV tại công ty về việc sử dụng kết quả ĐGTHCV trong bố trí, sử dụng nhân lực của Công ty.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Mtv Cao Su 75 Giai Đoạn 8 – 2020
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbcnv Công Ty Về Mục Tiêu Đánh Giá Thcv
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbcnv Công Ty Về Công Tác Truyền Thông Đánh Giá Thcv
- Định Hướng Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty
- Bảng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Cho Nhân Viên Mua Hàng
- Nâng Cao Chất Lượng Sử Dụng Kết Quả Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
9% 4% 10%
12%
65%
Rất tốt Tốt Khá
Bình thường
Không tốt
(Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Hình 2.11: Ý kiến của CBCNV Công ty về công tác sử dụng kết quả ĐGTHCV trong bố trí sử dụng nhân lực
Qua kết quả điều tra cho thấy có tới 75% CBCNV cho rằng việc sử dụng kết quả ĐGTHCV trong công tác bố trí, sử dụng nhân lực; 12% CBCNV cho quan điểm là khá; 9% CBCNV cho quan điểm là bình thường; chỉ có 4% CBCNV cho rằng không tốt. Như vậy, việc sử dụng kết quả ĐGTHCV trong công tác bố trí, sử dụng nhân lực được Công ty triển khai khá tốt.
2.4. Đánh giá chung về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty
2.4.1 Những thành công và nguyên nhân
Thứ nhất, công ty TNHH MTV Cao su 75 đã xây dựng được quy trình ĐGTHCV cụ thể, công khai, minh bạch. Đã định được mục tiêu của ĐGTHCV và xác định được tầm quan trọng của từng mục tiêu đánh giá. Xác định rõ ràng tiêu chuẩn ĐGTHCV đến từng phòng ban, từng vị trí công việc với tiêu chuẩn tổng quát và tiêu chuẩn cụ thể theo từng vị trí. Chu kỳ đánh giá hợp lý, hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của CBCNV.
Thứ hai, Phương pháp đánh giá được công ty áp dụng hiệu quả, dễ hiểu giúp của người đánh giá và người được đánh giá dễ dàng áp dụng. Đồng thời có sự kết hợp giữa kết quả tự đánh giá và được đánh giá. Hơn nữa, Công tác đào tạo đánh giá được công ty chú trọng. Do vậy kết quả đánh giá là thực chất và công bằng; ít có khiếu nại từ phía người lao động.
65
Thứ ba, Kết quả ĐGTHCV đã được sử dụng trong công tác đãi ngộ, đào tạo phát triển, bố trí, sử dụng nhân lực cũng như các hoạt động quản trị nhân lực khác. Công ty đã xây dựng được các quy định, hướng dẫn cụ thể đảm bảo việc sử dụng kết quả ĐGTHCV là công khai, minh bạch.
Mặt khác, thông qua ĐGTHCV có tác dụng duy trì nề nếp, kỷ luật, chấp hành đúng nội quy cũng như an toàn lao động trong quá trình làm việc.
Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty đã có những thành công nhất định. Và để có những thành công như vậy là do:
- Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và coi trọng công tác ĐGTHCV. Công ty đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn đánh giá thực hiện công việc đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, minh bạch, công bằng. Đây là cơ sở để toàn bộ hệ thống quản lý của công ty triển khai ĐGTHCV thuận lợi từ chủ trương cho đến các bước triển khai.
- Cán bộ, công nhân viên trong công ty đoàn kết, có những hiểu biết nhất định về vai trò của công tác ĐGTHCV. Trong quá trình triển khai đánh giá luôn có sự hợp tác giữa CBCNV và các cấp quản lý để quá trình đánh giá diễn ra hiệu quả.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh các kết quả đạt được, qua thực tế phân tích công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty, có thể thấy công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động này, không phát huy hết được những lợi ích, hiệu quả trong đánh giá, đồng thời chưa có sự chuyên nghiệp với sự phát triển của hệ thống quản lý hiện đại ngày nay. Cụ thể như sau:
* Về phía công ty
Thứ nhất, tiêu chí sử dụng trong các phiếu đánh giá tuy đã thiết kế đầy đủ mọi mặt của công việc, tuy nhiên lại chưa thể hiện hết các yếu tố để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc, chưa bao quát được nhiều lĩnh vực và chưa mô tả chính xác sự thực hiện công việc của cán bộ nhân viên ở những mức khác nhau và chưa phản ánh đúng đặc trưng công việc của từng nhóm đối tượng đánh giá. Công việc thường được cấp trên phân công mà
66
không thông qua một văn bản nào, không có quy định về thời gian thực hiện hay chất lượng thực hiện. Người lao động không có động lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất vì nếu người lao động làm chưa tốt có thể được làm lại mà không bị ghi lỗi trong bất kỳ văn bản nào. Còn người quản lý trực tiếp sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý thiên vị hoặc thành kiến với bất kỳ người lao động cấp dưới nào dẫn đến kết quả của công tác đánh giá kết quả công việc thiếu chính xác khiến công tác này mang nặng tính hình thức mà không chú trọng đến mục tiêu chính yếu là kết quả thực hiện công việc.
Thứ hai, tiêu chuẩn đánh giá cho từng tiêu chí chưa được xây dựng trong bản ĐGTHCV và chưa có mô tả cụ thể từng mức độ trong thang đo đánh giá. Điều này dẫn đến lỗi chủ quan trong đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của công tác ĐGTHCV. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đưa ra còn mang tính định tính, không có sự phân biệt cụ thể mức độ khác nhau về xếp loại xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Trong thực tế, nhiều nhân viên không biết họ cần có những kỹ năng nào và làm được những gì để được xếp loại xuất sắc, tốt… Đôi khi cả người đánh giá và nhân viên dù không có khái niệm chính xác về cách thức phân loại, do đó nhân viên không cố gắng phấn đấu để đạt loại xuất sắc. Khi tiêu chuẩn không rõ ràng và cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng cùng mức độ thực hiện công việc nhưng nhân viên ở bộ phận này được đánh giá xuất sắc còn nhân viên ở bộ phận khác lại được đánh giá là trung bình.
Thứ ba, chu kỳ đánh giá một năm một lần đối với người lao động là quá dài, không đảm bảo đánh giá đầy đủ và chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động trong công tác xét thưởng, nâng lương và đào tạo, dễ dẫn đến tình trạng người đánh giá bị mắc lỗi xu hướng hành vi gần nhất.
Thứ tư, việc chỉ sử dụng một phương pháp đánh giá có thể đem lại kết quả thiếu chính xác và chưa toàn diện, việc cho điểm các tiêu chí cố định dẫn đến một số đặc trưng riêng của từng công việc có thể bị bỏ qua. Mẫu phiếu áp dụng cho toàn công ty có thể không phù hợp với đặc thù từng vị trí công việc. Thứ năm, lựa chọn người đánh giá: Công ty áp dụng cơ chế người đứng
đầu đánh giá, mới chỉ có đánh giá một chiều từ cấp trên đối với cấp dưới. Vì vậy dễ mắc nhiều lỗi do xu hướng chủ quan, cảm tính của cấp trên khi đánh giá. Đánh giá một chiều như trên chỉ có thấy được khía cạnh của người được đánh giá theo quan điểm của người đánh giá, còn rất nhiều những khía cạnh khác cần được quan tâm như quan hệ đồng nghiệp, khách hàng....
Thứ sáu, thông tin về KQTHCV không được thông báo rộng rãi toàn công ty, dẫn tới giảm tính khuyến khích trong đánh giá đối với những người được đánh giá tốt cũng như có thể giảm tính minh bạch trong công tác đánh giá tại công ty.
Về phía người đánh giá: có thể do không nắm rõ mục tiêu đánh giá, chỉ thực hiện đánh giá như một thủ tục nên thường đánh giá theo cảm tính chủ quan dẫn tới sự hoang mang, thiếu tin tưởng của người lao động, thậm chí không thể giải thích được những thắc mắc, bất bình của người lao động. Do nhận thức rằng kết quả đánh giá chủ yếu để sử dụng tính lương thưởng mà không có đóng góp gì khác phần nào đã làm giảm động lực làm việc của người lao động, họ không có ý thức phải học hỏi thêm để khắc phục và nâng cao khả năng làm việc của họ.
Về công tác đào tạo người đánh giá: Công tác này ở công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm của người đánh giá cũng như thông qua các văn bản hướng dẫn mà không có các khóa đào tạo cụ thể. Điều này dẫn đến việc đa số người đánh giá không hiểu được đúng mục tiêu và cách thức đánh giá. Điều này ảnh hưởng lớn đến đến tính chính xác của kết quả đánh giá.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HO N THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75
3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Cao su 75 đến năm 5
3.1.1. Định hướng phát triển chung
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, đấy là thành quả của việc Việt Nam là thành viên của các hiệp định thương mại tự do. Mặt tích cực, là hàng hóa của Việt Nam dễ dàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới, trái lại trên lãnh thổ Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Công ty TNHH MTV Cao su 75 cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn: nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm Quốc phòng được giao giá trị không nhiều và không ổn định; sản xuất sản phẩm kinh tế phụ thuộc nhu cầu thị trường, chịu cạnh tranh gay gắt; năng lực một số dây chuyền thiết bị xuống cấp; đội ngũ cán bộ còn mỏng, thiếu cán bộ có trình độ cao; đầu nhiệm kỳ có sự thay đổi một số cán bộ chủ trì Công ty...
Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục CNQP lần thứ X và Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển CNQP. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy và hành động, tiếp cận công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty, xây dựng Công ty trở thành cơ sở sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật trình độ cao của của đất nước. Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm, chú trọng đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm Quốc phòng; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư, từng bước hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất chính; đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh tế, nắm vững nhu cầu thị trường, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các mặt hàng truyền thống có thế mạnh và các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, đảm bảo việc làm, cải thiện thu nhập người lao
động và duy trì phát triển đội ngũ.
Định hướng năm 2020-2025, đảm bảo duy trì ổn định, phát triển SXKD vững chắc, Lãnh đạo chỉ huy Công ty xác định cần tập trung thực hiện tốt ba khâu đột phá: Mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm; tăng cường đầu tư phát triển công tác khoa học, kỹ thuật; đổi mới nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và duy trì hiệu quả kaizen-5S.
3.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu
Mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030 trở thành đơn vị sản xuất cao su kỹ thuật trình độ cao hàng đầu trong nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu từ 6÷10%/năm, giá trị tăng thêm và thu nhập của người lao động từ 4÷6%/năm; đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt trên 5% tổng doanh thu, thu nhập bình quân đạt trên 14,5 triệu đồng/người/tháng.
Mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm. Tập trung cao các nguồn lực, nhất là về thiết bị, kỹ thuật công nghệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ SXQP được giao từ các nguồn ngân sách. Những năm tới, tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm truyền thống phục vụ quân đội: các loại lốp pháo đặc, lốp xe quân sự; bánh tỳ xe tăng; bọc ống phóng cách nhiệt và các chi tiết cao su cho tên lửa; thùng dầu mềm máy bay các loại; khí tài phòng hóa PD2, L1; Paker chân đế giàn DK; đệm thủy khí tàu ngầm; hộp sắt bảo quản đạn, ngòi; phụ tùng cao su kỹ thuật... Tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn sản phẩm dự án VN 01. Đồng thời mở rộng sản xuất các sản phẩm mới cho các các đơn vị trong toàn quân như: lốp máy bay quân sự, lốp xe đặc chủng, cao su cho tàu ngầm, cao su màng mỏng, chống ảnh nhiệt, chi tiết cao su dự án I và các sản phẩm phục vụ Nghị quyết 06/TW khi được giao...
Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và có hiệu quả cao, giữ vững ổn định thị trường truyền thống, tích cực khai thác mở rộng thị trường mới và xuất khẩu. Tập trung đổi mới quản lý, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, giảm tỷ trọng sản phẩm nhỏ lẻ, tăng tỷ trọng sản phẩm sản xuất loạt có tính ổn định, giá trị và hiệu quả cao. Tổ chức sản xuất khoa học, hiệu
70
quả, đáp ứng tiến độ, chất lượng; tăng cường cải tiến công nghệ, thiết bị, ứng dụng KHKT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm kinh tế; duy trì ổn định các sản phẩm truyền thống có giá trị cho các ngành kinh tế: khai thác than, khoáng sản, xi măng, phân bón, xây dựng, dầu khí, đường sắt, lắp ráp ôtô, xe máy, y tế…; đồng thời mở rộng thị trường tiềm năng trong nước và xuất khẩu (phụ tùng, vây quây dầu tràn, đệm đường sắt...).
Tăng cường đầu tư phát triển công tác khoa học, kỹ thuật. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ và vật liệu nhằm đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng, tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm (ưu tiên sản phẩm quốc phòng, băng tải, phụ tùng, ống dệt lưới thép...). Phát huy có hiệu quả hoạt động của Ban nghiên cứu phát triển; nhất là nghiên cứu phát triển sản xuất sản phẩm quốc phòng từ công nghệ của dự án VN 01. Tiếp tục rà soát để hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu kỹ thuật theo hướng trực quan, ngắn gọn, dễ dọc, dễ hiểu; nâng cao năng lực giải quyết phát sinh kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nghiên cứu, xem xét tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh (tạo được sản phẩm mới và các mác cao su có hàm lượng công nghệ cao). Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cán bộ, CNV Công ty nhận thức được “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn đối với Công ty” và mọi cán bộ, CNV đều phải có trách nhiệm trong việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp tục ứng dụng các phương pháp, công cụ vào quản lý chất lượng sản phẩm. Thực hiện kiểm soát quá trình sản xuất cho tất cả các sản phẩm, phát huy vai trò tự kiểm của công nhân sản xuất; kịp thời ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh chất lượng, hạn chế thấp nhất để sản phẩm sai hỏng đến tay người sử dụng; duy trì chặt chẽ kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao năng lực phòng thử nghiệm và đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ,