Tốc Độ Gia Tăng Số Lượng Cơ Sở Cbts Tại Trà Vinh


Tốc độ gia tăng

%

50


00


-50


Tốc độ gia tăng SLDN


2014

2015

2016

2017

2018

Tốc độ gia tăng SLCSKTCT


Tốc độ gia tăng SL DN- KTCT


Hình 3.1. Tốc độ gia tăng số lượng cơ sở CBTS tại Trà Vinh

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

dẫn đến giải thể.

lỗ 8

7

6

5

4

3

2

1

0

23

08

-

10

-

11

-

08

-

(13)

30

20

10

0

-10

-20

Số lượng DN CBTS Trà Vinh

(29)

(29) -30

-40

2014 2015 2016 2017 2018

Tốc độ gia tăng hàng năm số lượng DN CBTS Trà Vinh

Tốc độ gia tăng định gốc số lượng DN CBTS Trà Vinh

Tốc độ gia tăng hàng năm số lượng DN CBTS cả nước

Số lượng doanh nghiệp

Tốc độ gia tăng %

Xét về số lượng doanh nghiệp qua các năm không có sự gia tăng đột phá. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CBTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016 trung bình là 7 doanh nghiệp nhưng đến năm 2017-2018 giảm xuống còn 5 doanh nghiệp với tốc độ tăng 14,29% vào năm 2013 so với năm 2012, năm 2014 giảm 12,5% so với năm trước đó liền kề, tốc độ không tăng không giảm ở các năm 2015, 2016 và rồi giảm mạnh vào năm 2017 (28,57%) bằng với tốc độ giảm so với gốc (2012) (Hình 3.2). Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CBTS cả nước từ năm 2013 đến năm 2017 lần lượt là 5,7%; 2,0% ; 1,6% ; 1,0% và 11,5% cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2017 của cả nước (0,49% ). Tuy nhiên, năm 2018 số lượng doanh nghiệp CBTS lại tăng trưởng âm (12,1)% làm cho tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014- 2018 còn 0,12%, trong khi số doanh nghiệp đang hoạt động trong nhóm công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,0% . Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, làm ăn thua


Hình 3.2. Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp CBTS tại Trà Vinh


(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ NN&PTNT)

Tốc độ gia tăng %

Ngoài doanh nghiệp, cơ sở kinh tế cá thể cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển CNCBTS. Năm 2016, toàn tỉnh có 66.822 cơ sở kinh tế cá thể, trong đó có 45 cơ sở hoạt động lĩnh vực chế biến thủy sản. Các cơ sở này đặt tập trung trên địa bàn 03 huyện, thị gồm: Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú. Tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng được thể hiện qua Hình 3.3, năm 2014 tăng 7,3 % so với năm 2013, năm 2015 số lượng cơ sở hoạt động giảm mạnh với tốc độ giảm 16,9% so với năm 2014 và 10,9% so với năm gốc (2013), so với năm 2015 thì năm 2016 giảm 8,2 % và giảm 18,2% so với 2013. Đến năm 2017, đạt mức tăng 4,4% so với năm 2016. Số lượng cơ sở tiếp tục tăng vào năm 2018 từ 47 cơ sở lên 64 cơ sở, tăng 36,2% so với năm trước liền kề, cao gấp hơn 02 lần so với tốc độ gia tăng định gốc trong cùng kỳ (16,4%) và cao hơn tốc độ bình quân giai đoạn 2014-2018 (2,05%) rất nhiều lần.

Số lượng cơ sở kinh tế cá thể

70

60

50

7.273

40

30

20 (10.909)

10 (16.949)

0


4.444


(8.163)

(18.182) (14.545)

40.00

36

.170

30.00

16

.3

20.00

64

10.00

- (10.00

(20.00

(30.00


Số cơ sở kinh tế cá thể Tốc độ gia tăng hàng năm Tốc độ gia tăng định gốc

)

)

)

2014 2015 2016 2017 2018


Hình 3.3. Số cơ sở kinh tế cá thể hoạt động CBTS và tốc độ gia tăng

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

Cơ sở kinh tế cá thể tham gia hoạt động chế biến chủ yếu ở các công đoạn sơ chế, phân loại. Sản phẩm của các cơ sở cung ứng trên thị trường trong nước.

3.1.2. Thực trạng gia tăng quy mô cơ sở chế biến thủy sản

3.1.2.1. Gia tăng quy mô theo vốn

Trong giai đoạn 2014-2018, ngành CNCBTS có sự gia tăng quy mô theo vốn rất ít. Kết quả thống kê cho thấy năm 2016, 2017 có đến 04 cơ sở duy trì quy mô


vốn ở mức từ 50 t đến dưới 200 t , đến năm 2018 số này giảm đi ¾, tức còn 01 cơ sở, do có 02 cơ sở bổ sung vốn đạt trong khoảng từ 200 t đến dưới 500 t . Số cơ sở có quy mô vốn dưới 5 t đồng chiếm đại đa số, đặc biệt năm 2018 tăng 37,5% so với năm 2017 và chiếm t trọng 95,65%, cao nhất trong các năm tính từ năm 2013 do có nhiều cơ sở có quy mô nhỏ được thành lập (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Số lượng cơ sở chế biến thủy sản theo quy mô vốn (2014-2018)


Năm

Tổng

Dưới 5

t

5- dưới

10 t

10- dưới

50 t

50- dưới

200 t

200- dưới

500 t

từ 500 t

trở lên

2014

66

60

1

2

2

1


2015

56

50

1

2

3



2016

52

46


2

4



2017

52

48



4



2018

69

66



1

2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 12

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và kết quả khảo sát năm 2019)

Đối với các doanh nghiệp có quy vốn lớn từ 50 t trở lên chiếm t lệ rất thấp 4,35% số cơ sở chế biến, trong đó có 01 doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Đây là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực chế biến lớn, có máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại và sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài. Những doanh nghiệp này đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành CBTS của Tỉnh. Còn lại 95,65% cơ sở có năng lực tài chính hạn chế cùng với đó là khả năng tìm kiếm, tiếp cận nguồn vốn không dễ, điều đó cũng được thể hiện qua kết quả khảo cho thấy có 45,45% trong số này vay được vốn của các ngân hàng. Trong trường hợp không vay được vốn của ngân hàng, các cơ sở phải vay từ người thân hay bên ngoài với lại suất 15-30% năm.

3.1.2.2. Gia tăng quy mô lao động

Ngoài quy mô theo vốn còn có quy mô lao động cũng thể hiện năng lực chế biến của ngành. Kết quả thống kê giai đoạn 2014- 2018 cũng đã chỉ ra rằng số lượng cơ sở có quy mô lao động lớn thì ít hơn nhiều lần so với cơ sở có quy mô siêu nhỏ. Cụ thể, trong năm 2018, có 79,71% cơ sở (55/69) có số lao động dưới 5 người,


tăng 10% so với năm 2014 do số cơ sở tham gia hoạt động trong lĩnh vực này tăng lên 8,5% trong cùng kỳ, 13,04% số cơ sở có số lao động từ 5-9 người, tương ứng với 9 cơ sở, số lượng này không tăng so với năm 2014, số cơ sở có từ 10-49 người lao động, từ 50-199 người, từ 200-299 và từ 500-999 lên lần lượt là 1-2-1-0 và có 01 cơ sở có quy mô lao động từ 1000 người trở lên trong khi năm 2016, 2017, 2018 thì không có cơ sở nào nằm trong phạm vi này, thay vào đó là 01 cơ sở có số lao động từ 500-999 người (Hình 3.4).



1000-4999

500-999

200-299

50-199

10-49

Từ 5-9

Dưới 5 Tổng số


0 10 20 30 40 50 60 70 80


2018

2017

2016

2015

2014


Hình 3.4. Số cơ sở chế biến thủy sản phân theo quy mô lao động (2014-2018)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và kết quả khảo sát năm 2019)

Số lượng lao động góp phần quan trọng đối với sự gia tăng quy mô cơ sở chế biến thì chất lượng nguồn lao động cũng không kém phần quan trọng. Kết quả khảo sát các cơ sở chế biến thu sản tại tỉnh Trà Vinh hơn 90% lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống. Người quản lý/ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên nhưng đối với hộ kinh tế cá thể có trình độ học vấn thấp hơn và thay vào đó là độ dài của thời gian làm công tác quản lý. Cụ thể, trong số 46 người quản lý cơ sở chế biến được phỏng vấn, số người có nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên chiếm 47,8%, nhóm tuổi 33-49 tuổi chiếm 52,2%. Số năm làm công tác quản lý tương đối dài, cụ thể: từ 10 năm- 19 năm chiếm 65,2%, từ 5 đến 10 năm chiếm t lệ 23,9%, dưới 5 năm chiếm t lệ 10,9%. Trình độ vấn của các nhà quản lý tại các cơ sở chế biến thủy sản từ lớp 10-12 chiếm t lệ 34,8%, dưới lớp 9 chiếm 65,2%. Trình độ chuyên môn qua đào tạo Đại học và Sau Đại học chiếm 8,7%; Cao đẳng và Trung học là 4,3%. Chưa qua đào tạo chiếm 87% (Hình 3.5). Trong khi ở tỉnh Kiên Giang


những người làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp chế biến thu sản có số năm làm công tác quản lý từ 5 đến 10 năm chiếm t lệ 37,8%, trên 10 năm chiếm 16,7%, dưới 5 năm chiếm t lệ 43,2%. Trình độ học vấn Sau Đại học chiếm 1,1%, Đại học là 38,9%, Cao đẳng và Trung học là 38,9%; trình độ học vấn thấp từ lớp 10

-12 chiếm t lệ 21,1% [84]. Nhược điểm của ngành chủ yếu lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng các thiết bị và


Kinh nghiệm quản lý


11%

24%

65%

trên 10 năm

từ 5- 10 năm

dưới 5 năm

Trình độ học vấn

18%

dưới lớp 9

65%

lớp 9-11

17%

Lớp 12

Trình độ chuyên môn

9%4%

87%

Đại học và Sau đại học

Trung cấp và Cao đẳng

Chưa qua

đào tạo


công nghệ hiện đại. Mặt khác, trong toàn ngành số lao động có trình độ đại học và có kiến thức kinh doanh cũng chiếm t lệ thấp. Chất lượng đội ngũ lao động như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế hội nhập.

Hình 3.5. Nguồn nhân lực quản lý tại các cơ sở CBTS tại Trà Vinh

(Nguồn: kết quả khảo sát năm 2019)

3.1.2.3. Quy mô về nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu thủy sản rất lớn với tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng hàng năm trong giai đoạn 2014- 2018 từ 177.276 tấn (năm 2014) và tăng lên mức 200.613 tấn vào năm 2018, mức tăng bình quân 3,14%. Sản lượng khai thác giảm từ 80.004 tấn xuống còn 68.838 tấn vào năm 2016. Nguyên nhân một phần do nắng nóng kéo dài gây ra tình trạng khô hạn, nước mặn xâm nhập làm hạn chế khả năng sinh sản và phát triển của các loài thủy sản nội địa, và một số tàu khai thác biển thì phải sửa chữa nên tạm ngưng hoạt động, mặt khác sản lượng thủy sản gần bờ ngày càng giảm nên ngư dân cũng hạn chế ra khơi. Bằng các biện pháp như tăng cường quản lý các tàu cá khai thác hải sản, tỉnh cũng thực hiện thêm nhiều hoạt động, chính sách hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển thông qua việc thực hiện giải


ngân hỗ trợ ngư dân đóng mới hoặc cải tạo tàu cá, cùng với đó là nâng công suất hoạt động đánh bắt xa bờ, mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá. Ngành nông nghiệp cũng đã hỗ trợ ngư dân trong tỉnh xây dựng 34 mô hình liên kết khai thác – dịch vụ hậu cần gắn với hình thức sản xuất tổ, đội trên biển vì thế sản lượng thủy sản khai thác tăng dần đến năm 2018 đạt 78.227 tấn, tăng 6,04% so với năm 2017 và tăng 13,64% so với năm 2016. Mặc dầu vậy, mức tăng trưởng bình quân vẫn còn âm 0,56%. Ngược lại, sản lượng nuôi trồng năm 2015 giảm 5,52% so với năm 2014 do ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường nước thay đổi, chất lượng con giống kém, bệnh dịch và cộng thêm giá cả đầu ra tôm, cá lóc luôn ở mức thấp nên người dân hạn chế đầu tư nuôi. Tuy nhiên, các năm sau đó sản lượng luôn tăng trong giai đoạn này với mức bình quân 5,91% cao hơn 1,88 lần so với mức tăng tổng sản lượng, nguyên nhân do tăng số hộ tham gia nuôi trồng và quy mô về diện tích nuôi cũng tăng tương ứng, bên cạnh đó một số địa phương tập trung phát triển toàn diện ở các vùng mặn, ngọt, lợ. Việc gia tăng này có sự đóng góp tích cực của ngành nông nghiệp tỉnh trong công tác tuyên tuyền truyền, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích chuyên canh, xen canh, luân canh nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế ngoài con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá lóc như: tôm càng xanh nước lợ, sò huyết, cua biển, nghêu. Nhìn chung nguồn tổng sản phẩm chế biến trên tổng sản lượng năm 2014 chiếm 14,4%, đến năm 2016 giảm còn 5,45% và có xu hướng tăng trở lại năm 2018, chiếm 6,3% (Bảng 3.2) Từ đó, cho thấy nguồn nguyên liệu thủy sản còn rất lớn, chiếm hơn 90%.

Bảng 3.2. Sản lượng ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014-2018


Các chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

Tăng

BQ (%)

Khai thác (tấn)

80.004

75.444

68.838

73.773

78.227

(0,56)

Nuôi trồng (tấn)

97.272

91.899

103.399

116.687

122.386

5,91

Tổng sản lượng

thủy sản (tấn)

177.276

167.343

172.237

190.460

200.613

3,14

Tổng sản phẩm chế

25.520

17.668

9.384

10.152

12.684

(16,04)


Các chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

Tăng

BQ (%)

biến (tấn)







T trọng sản lượng chế biến trong toàn

ngành thủy sản(%)


14,40


10,56


5,45


5,33


6,32


T trọng sản lượng

chế biến bình quân

8,31(%)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

3.1.3. Thực trạng gia tăng kết quả chế biến thủy sản

Giá trị sản xuất của ngành CBTS có xu hướng giảm liên tục từ 1.407,7 t đồng (năm 2014) xuống còn 1.071,1 t đồng (năm 2016), do số cơ sở chế biến giảm và sản lượng chế biến cũng giảm bởi các nước sản xuất tôm đã khôi phục lại sản xuất sau giai đoạn bị dịch bệnh, tạo sức cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm tôm của Việt Nam nói chung của Trà Vinh nói riêng, đồng thời mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra tại thị trường Mỹ chưa có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực hơn, giới hạn hàm lượng các chất cấm ở một số thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe. Một mặt khác, sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh tiêu thụ ở thị trường trong nước lại có tính cạnh tranh yếu hơn so với các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong ngành thuộc các tỉnh lân cận (như: tỉnh Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng). Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành khởi sắc trở lại ở năm 2017 nhờ vào sự thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đặc biệt mặt hàng Tôm xuất khẩu vào thị trường EU. Thị trường này, Tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng GSP (dưới hình thức giảm thuế cho hàng hóa) từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc không có. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành văn bản sửa đổi theo hướng tích cực liên quan đến quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm tháo bớt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: Giảm bớt một chỉ tiêu kiểm tra đối với mẫu vệ sinh công nghiệp, giảm t lệ lấy mẫu đối với chỉ tiêu vi sinh khi


xét duyệt cơ sở vào danh sách ưu tiên, giảm thời gian nhận hồ sơ và thông báo thẩm định tại cơ sở; giảm chỉ tiêu kiểm kháng sinh từ 25% xuống 20% của sản phẩm rủi ro. Đến năm 2018, giá trị sản xuất của ngành đạt 1.359,6 t đồng, với tốc độ tăng trưởng 25,1% so với năm liền trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trong cùng kỳ (12,1%) và cao hơn tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của ngành trong phạm vi cả nước (6,6%). Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước theo giá so sánh năm 2010, tuy nhiên xét về chỉ số phát triển thì năm sau phát triển ít hơn năm trước (Bảng 3.3, Hình 3.6).

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thủy sản (theo giá so sánh năm 2010)


2014

2015

2016

2017

2018

Giá trị sản xuất ngành (t đồng)

CN tỉnh

13.192,10

15.350,40

21.353,40

26.349,20

29.539,10

CBTS tỉnh

1.407,70

1.305,30

1.071,10

1.086,90

1.359,60

Tốc độ gia tăng GTSX ngành (%)

CN tỉnh

7,8

16,4

39,1

23,4

12,1

CBTS tỉnh

-27,3

-7,3

-17,9

1,5

25,1

CBTS cả

nước

16,2

-13,6

7,3

16,5

6,6


50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

.00

-10.00

-20.00

-30.00

-40.00


Tốc độ gia tăng GTSX ngành CN tỉnh Trà Vinh

2014

2015

2016

2017

2018

Tốc độ gia tăng GTSX ngành CBTS tỉnh Trà Vinh

Tốc độ gia tăng GTSX ngành CBTS cả nước


Hình 3.6. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí