Khách Hàng Mục Tiêu Của Loại Hình Du Lịch Mạo Hiểm


viên trẻ trung, năng động, được đào tạo tốt.

S4: Có mối quan hệ tốt với

nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước

viên và các mối quan hệ hợp tác để đưa ra các chương trình mới (S2, S3, S4/O1, O4)

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài thỏa đáng (S3/T3)

Các điểm yếu - Weaknesses

Tận dụng cơ hội để khắc

Ngăn chặn nguy cơ để giảm

W1: Thiếu kỹ năng tiếp cận

phục điểm yếu (O/W)

điểm yếu (T/W)

thị trường quốc tế

- Tận dụng nguồn tài nguyên

- Nắm bắt thông tin về thiên

W2: Thiếu các chuyên gia

để xây dựng và phát triển sản

tai, dịch bệnh, có phương án

nghiên cứu thị trường

phẩm và dịch vụ mới (O4/W4)

chuẩn bị để phòng tránh.

W3: Khả năng tự khai thác

- Thông qua các hội chợ, hội

(T2/W4)

khách của Trung tâm còn hạn

nghị để nắm bắt thông tin

- Liên kết chặt chẽ với các

chế

nhằm nâng cao khả năng khai

hãng lữ hành lớn và các thành

W4: Một số sản phẩm chưa

thác thị trường (O1, O2,

viên trong hệ thống lữ hành

hấp dẫn du khách

O3/W1, W2)

quốc tế để trao đổi kinh


- Nâng cao khả năng tự khai

nghiệm và phục vụ tour tốt


thác, khả năng tiếp cận thị

hơn (T1, T3, T4/W1, W2, W3)


trường quốc tế thông qua các

- Chú trọng chất lượng nguồn


chính sách thông thoáng của

nhân lực và hoàn thiện sản


Chính phủ (O1/W1, W3)

phẩm (T1, T4/W1, W4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 9


3.2 Xác định khách hàng mục tiêu

3.2.1. Khách hàng mục tiêu của loại hình du lịch mạo hiểm

Với phần phân tích cơ cấu khách theo quốc tịch (Chương II, bảng 2.5 và biểu đồ 2.6) ta thấy rằng khách chủ yếu của Trung tâm là khách Pháp, Anh, Úc, Mỹ (chiếm 70% tổng lượt khách phục vụ ở Trung tâm) và đây cũng chính là thị trường mục tiêu mà Trung tâm đang hướng tới. Nhóm khách này có khả năng chi trả cao, lại khá dễ tính so với khách châu Á nên việc khai thác cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhóm khách này thuộc các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, là những khách mà việc tham gia loại hình du lịch mạo hiểm trở nên khá là phổ biến. Cuộc sống ngày càng được nâng cao, họ lại càng có mong muốn được chinh phục, khám phá, được thử thách chính bản thân mình và họ đã lựa chọn

du lịch mạo hiểm để thực hiện mong muốn đó. Vì thế, thu hút nhóm khách này để tham gia du lịch mạo hiểm là điều tương đối dễ dàng, nếu ta có được một chương trình hay và thú vị. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến tuổi tác và sức khỏe của họ, vì du lịch mạo hiểm yêu cầu cao về sức khỏe của người tham gia. Thế nên, khách hàng mục tiêu của chương trình này là những du khách thuộc các nước Tây Âu và Bắc Mỹ (cụ thể là các nước Pháp, Anh, Úc, Mỹ) và có sức khỏe tốt, chủ yếu ở độ tuổi từ 17 – 40 tuổi.

3.2.2. Phân tích kết quả điều tra nhu cầu và động cơ của du khách

3.2.2.1. Mục tiêu điều tra

- Để xác định động cơ và nhu cầu của khách hàng về một chương trình du lịch mạo hiểm, đề tài đã tổ chức điều tra chọn mẫu với số lượng mẫu điều tra: 208 phiếu. Bảng câu hỏi xin xem ở phần phụ lục.

- Địa điểm lấy mẫu: các khách sạn và các hiệu vải trong thành phố Hội An.

- Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên

- Đối tượng phỏng vấn: 100% khách quốc tế. Hầu hết là khách Châu Âu, độ tuổi từ

17 – 40 tuổi

- Thời gian phỏng vấn: tháng 2, 3, 4 năm 2008

3.2.2.2. Kết quả điều tra

Số người đã tham gia loại hình du lịch mạo hiểm.

Trong 208 người được hỏi thì có 174 người đã từng tham gia du lịch mạo hiểm, chiếm 84%. Điều này cho thấy xu hướng tham gia các tour du lịch mạo hiểm trên thế giới tương đối phổ biến. Nó sẽ giúp ta học hỏi được một số kinh nghiệm nhưng cũng sẽ rất khó khăn để tổ chức một chương trình hay và thú vị. Bên cạnh đó, những người đã từng tham gia du lịch mạo hiểm sẽ đưa ra cho ta những ý kiến hữu ích hơn.

Loại hình du lịch mạo hiểm được tham gia nhiều nhất

Trong 7 loại hình du lịch mạo hiểm được đưa ra là: hiking, trekking, boating, scuba diving, sailing, kayaking, bicycling, sky diving thì hiking, trekking, kayaking và bicycling là được lựa chọn nhiều nhất. Hiking có 113 người trả lời có (64,9%), trekking là 135 người (77,6%), kayaking 122 người (70,1%), còn bicycling thì có 112 người (64,4%). Cũng có những loại hình khác được đưa vào nhưng không đáng kể. (tham khảo bảng 3.1

– phần phụ lục). Điều này cho thấy các loại hình này rất phổ biến trong các chương trình du lịch mạo hiểm vì nó dễ tổ chức hơn những loại còn lại và đặc biệt nó thích hợp với nhiều địa hình hơn. Đây là yếu tố quan trọng cần xem xét để quyết định nên đưa ra các hoạt động gì trong chương trình.

Yêu cầu về độ dài chương trình của CTDL mạo hiểm.

Câu trả lời của du khách tập trung vào độ dài từ 2 – 3 ngày. Số người cho rằng nên tổ chức trong vòng 2 ngày là 82 người, chiếm tỷ lệ 39,4%, trong vòng 3 ngày là 62 người, chiếm 29,8%, nhiều hơn là 27 người, chiếm 13%, còn cho rằng chỉ nên tổ chức trong một ngày là 37 người, chiểm 17,8% (Tham khảo bảng 3.2 – phần phụ lục)

Trên thực tế, một chương trình du lịch mạo hiểm đơn thuần ở Hội An được tổ chức trong vòng 2 hoặc 3 ngày là không khả thi. Vì hầu hết các du khách lưu lại Hội An trong một thời gian ngắn (thường là 3 ngày), nếu bỏ ra 3 ngày để tham gia chương trình du lịch mạo hiểm thì họ sẽ không còn thời gian để tham gia vào các hoạt động khác nữa, như đến các điểm tham quan hay mua sắm chẳng hạn. Ta có thể xem xét kết hợp các hoạt động mạo hiểm và các hoạt động tham quan trong một chương trình sẽ khả thi hơn.

Yêu cầu về giá cả cho một CTDL mạo hiểm.

Với câu hỏi này, câu trả lời của du khách phân tán gần như đều cho 3 mức giá: từ

$100 - $200 là 54 người chọn (26,1%), từ $200 - $250 là 63 người chọn (30,4%), từ $250

- $300 là 69 người chọn (33,4%), còn dưới $100 chỉ có 11 người (5,3%) và trên $300 chỉ có 10 người chọn (4,8%) (Tham khảo bảng 3.3 – phần phụ lục). Tuy nhiên, hầu hết những người trả lời đều lưu ý rằng, mức giá có thể thay đổi tùy vào độ dài của chương trình, các hoạt động được tổ chức và chất lượng của chương trình đó. Chính vì thế, mặc dù với kết quả như trên nhưng mức giá của ta khi đưa ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nữa.

Yêu cầu về một chương trình du lịch mạo hiểm.

Đa số du khách đều thích một chương trình có sự sắp xếp hợp lý, đảm bảo an toàn chứ không phải càng nhiều hoạt động mạo hiểm là tốt, chỉ tiêu này có 133 người chọn, chiếm 65,2%. Bên cạnh đó phải có sự kết hợp với văn hóa địa phương, nghĩa là chương trình nên lồng các điểm văn hóa đặc sắc của địa phương mình để tạo tính mới lạ, hấp dẫn chứ không nên chỉ đơn thuần là các hoạt động mạo hiểm bình thường. Có 112 người đồng

tình với ý kiến này, chiếm 54,9%. Còn 2 ý kiến còn lại, cho rằng càng nhiều hoạt động càng tốt chỉ có 48 bản (23,5%) và chỉ nên có các hoạt động mạo hiểm đơn thuần là 13 người (6,4%) (Tham khảo bảng 3.4 – phụ lục)

Kết hợp các yếu tố trên, ta có các ý kiến như sau:

CTDL mạo hiểm có càng nhiều hoạt động càng tốt và phải kết hợp với văn hóa địa phương chỉ có 12 ý kiến đồng ý

CTDL mạo hiểm chỉ có các hoạt động mạo hiểm đơn thuần và phải có sự sắp xếp

hợp lý có 8 ý kiến đồng ý.

CTDL mạo hiểm càng có nhiều hoạt động càng tốt và chỉ nên là các hoạt động

mạo hiểm đơn thuần không có ai đồng ý

CTDL mạo hiểm có sự kết hợp với văn hóa địa phương và phải có sự sắp xếp hợp

lý là được chọn nhiều nhất: 74 phiếu

Điều này càng củng cố hơn việc quyết định tổ chức một tour du lịch mạo hiểm như

thế nào cho hấp dẫn. (Tham khảo bảng 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 – phụ lục)

CTDL ở Hội An

Nhận xét về CTDL ở Hội An hiện nay, các ý kiến đưa ra không có sự chênh lệch lớn, số người cho rằng chương trình hay nhưng ít là 56 người (29,5%), chương trình chỉ ở mức bình thường là 43 người (chiếm 22,6%), rất thú vị có 39 người (20,5%), chẳng có gì hấp dẫn chỉ có 12 người (6,3%), và các ý kiến khác là 40 người (21,1%). (Tham khảo bảng 3.9 – phụ lục). Qua đây, ta có thể thấy rằng, dưới con mắt của các du khách nước ngoài thì hiện nay các chương trình du lịch ở Hội An có nhiều điểm đặc sắc nhưng vẫn chưa phong phú về loại hình. Nó vẫn chỉ tập trung khai thác loại hình du lịch văn hóa, điều này làm cho những du khách thường xuyên đến Hội An cảm thấy nhàm. Họ đang mong chờ một sự thay đổi tích cực từ các công ty du lịch.

CTDL mạo hiểm được tổ chức ở Hội An

Khi hỏi về vấn đề này, có 105 du khách cho là rất hay nếu ở Hội An có chương trình du lịch mạo hiểm (chiếm 53,6%), 43 người cho là tạm được (21,9%), cảm thấy không cần thiết là 32 người (16,3%), còn không có ý kiến hay ý kiến khác là 16 người

(8,1%), (Tham khảo bảng 3.10 – phụ lục). Đây là một dấu hiệu hết sức khả quan, cho thấy

khả năng thu hút khách nếu tổ chức loại hình du lịch này.

Nhu cầu tham gia CTDL mạo hiểm ở Hội An

Với ý kiến về việc tổ chức chương trình du lịch mạo hiểm ở Hội An như trên, thì liệu có bao nhiêu người có nhu cầu tham gia loại hình này và quyết định của họ có thống nhất với ý kiến của họ hay không. Số người cho biết sẽ tham gia du lịch mạo hiểm ở Hội An là 145 người, chiếm đến 74%, còn không tham gia là 51 người (26%).

Kết hợp cả hai chỉ tiêu, thì ta thấy không phải ai cho là rất hay cũng sẽ tham gia, còn có những lý do khác chi phối quyết định của họ nữa, nhưng vẫn có những người cho là không cần thiết phải có vẫn sẽ tham gia nếu nó được tổ chức. (Tham khảo bảng 3.11 – phụ lục)

Khi được hỏi nếu không tham gia thì lý do gì là chủ yếu, hầu hết đều trả lời là không có đủ thời gian mặc dù rất muốn, có 145 người (72,5%), còn lại cho là không an toàn có 11 người, chiếm 5,5%, không đủ hấp dẫn là 15 người, chiếm 7,5%, những lý do khác chiếm 14,5%. (Tham khảo bảng 3.12 – phụ lục). Điều này cho thấy không phải là du mạo hiểm ở Hội An không có sức hấp dẫn mà vấn đề lớn nhất ở đây chính là thời gian lưu lại của du khách quá ngắn. Nếu ta có thể tổ chức được những chương trình hay và thời gian hợp lý thì kết quả sẽ rất tốt.

3.3 Khảo sát nguồn cung

3.2.3. Đánh giá và lựa chọn tài nguyên du lịch mạo hiểm.

3.2.3.1. Kiểm kê tài nguyên du lịch mạo hiểm

Để thiết kế một chương trình du lịch mạo hiểm, ta cần xem xét những điểm du lịch nào có đủ các điều kiện cần thiết để từ đó chọn lựa và kết hợp chúng một cách hợp lý. Dưới đây là một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam có thể tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm.

a) Cù lao Chàm

Cù lao Chàm - một cụm đảo với 8 hòn đảo nhỏ đang là một điểm du lịch mới đối

với cư dân Hội An và du khách. Bỏ qua những bãi cát dài trắng mịn phản chiếu ngũ sắc

trong nắng sớm, xỏ giày leo lên những sườn đồi, bạn như được thiên nhiên bao bọc trong

sắc xanh của lá, những đóm hồng của cây ngô đồng và hơi lạnh của đá.

Theo các nhà địa chất, Cù lao Chàm là phần kéo dài về phía đông nam của khối đá hoa cương (granit) Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà được hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm. Hệ thống đứt gãy này đã tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng, làm nên nhiều hồ chứa nước trên sườn đồi và hàng trăm hang, hốc sâu - những cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Ở phía đông của Hòn Lao, vách đá dựng đứng cao đến 100 m thường xuyên bị sóng dữ vỗ tạo thành tháp, tường, đá chồng, thác nước, đá đổ và các mạch nước ngầm thành hình các bàn cờ, rùa, đá, đầu người, trống - mái...

Trong khi khảo sát môi trường và tài nguyên biển đảo để thực hiện dự án Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm, chuyên gia Hans Dilev của Đại học Aarhus - Đan Mạch khẳng định đây là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái, tổ chức tốt các hoạt động du lịch lặn biển và là một trong số rất ít đảo của Việt Nam còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn.

Khi men theo những con đường mòn leo lên sườn núi, trên những lùm cây lá thấp là rừng xanh cây lá rộng nhiệt đới phân bố từ độ cao 50 - 500 m, có nhiều loại gỗ quý như gõ biển, huỷnh, lim xẹt và vô vàn chủng loại lâm sản như song, mây, cây làm thuốc. Thú vị nhất là nhiều loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía. Ở sườn đồi phía đông của đảo, do địa hình dốc vẫn tồn tại thảm thực vật cây bụi và những trảng cỏ với nhiều loại đặc trưng như sến đất, huyết giác và cỏ cứng.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Khoa học Tự nhiên - Hà Nội, tại Cù lao Chàm có nhiều loại cây cảnh rất đẹp đã sống vài ba trăm năm với hình dạng lạ mắt. Bạn có thể đi dạo, nghỉ ngơi, ngồi bên con Suối Tình ngắm dòng nước chảy hay trông thấy những cây tuế cao 2 - 3 m mọc nhiều trên đảo Hòn Dài, chiêm ngưỡng dáng vẻ kỳ lạ của cây vông nem đường kính gần 2 m, có bạnh lớn - một loài đa rễ bám vào tảng đá hoặc quấn quanh thân gỗ khác. Đây là hiện tượng mà giới chuyên môn gọi là "bóp cổ".

Thảm thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật. Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân cù lao, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước biển

vào mỗi sớm chiều đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật. Nhiều người kể rằng, chúng khoái chí ném đá ra biển và hét toáng lên khi thấy tàu thuyền đi ngang.

Trên 8 hòn đảo nhỏ, mỗi nơi có mỗi điều kỳ thú khác. Tuy nhiên, chỉ cần đi theo con đường nhựa cấp phối quanh lưng đảo Hòn Lao, bạn không chỉ tận hưởng trời nước mênh mông mà còn khám phá thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú. Cù lao Chàm luôn là điểm đến lý thú cho những ai yêu thích vùng sinh thái biển mà thiên nhiên nơi đây ban tặng.

Với những đặc điểm đó, Cù lao Chàm rất thích hợp cho một chuyến băng rừng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của nó. Ngoài ra, với 135 loài san hô, hơn 200 loài cá, 82 loài động vật biển thân mềm cùng nhiều bãi, rạn san hô đẹp mê hồn... hoạt động lặn biển tại Cù lao Chàm đã và đang thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm.

b) Rừng Dừa Bảy Mẫu

Là địa danh quen thuộc gắn liền với những trang sử hào hùng của quân và dân thị xã Hội An. Với địa thế nằm ở ngoại ô, trong khu vực sông nước và được bao bọc bởi những rừng dừa nước rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nơi đây là khu căn cứ cách mạng trong những năm chống Mỹ. Nhằm tiêu duyệt khu căn cứ địa này, quân đội Mỹ - Nguỵ đã tổ chức tấn công nhiều lần, kể cả dùng chất độc hoá học làm trụi lá rừng dừa, nhưng bất chấp mọi thủ đoạn căn cứ này vẫn gây ra nhiều tổn thất cho Mỹ - Nguỵ.

Ngày nay, Rừng Dừa Bảy Mẫu đã trở lại màu xanh tươi tốt và là một điểm du lịch khá lý tưởng. Rừng là vùng sinh thái nước ngập mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú thực vật, động vật nước lợ. Khi nước triều lên, cá, tôm, cua,... tập trung về kiếm ăn, các loài chim sinh sôi nảy nở. Khi nước triều rút còn lại trơ lại các lạch nhỏ, nước nông, thấy các loại động vật lao xao đi lại làm các cuộc trốn tìm. Dưới tán lá dừa cao vút, những chiếc thuyền nhỏ chở du khách như trôi giữa cao xanh vời vợi đầy cảm hứng, giúp mọi người tạm vơi đi những nhọc nhằn của cuộc sống xô bồ vất vả, chuẩn bị sức lực cho những ngày làm việc mới.

Rừng Dừa Bảy Mẫu thuộc địa bàn thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh - thị xã Hội An,

cách khu phố cổ 3 km về phía đông.

c) Mỹ Sơn

Cách trung tâm TP Đà Nẵng 70 km về hướng tây nam, thánh địa Mỹ Sơn nằm ẩn mình giữa một thung lũng kín đáo. Đó là một quần thể gồm hơn 70 đền tháp được xây dựng để thờ phụng những vị thần bảo hộ cho các vị vua Chămpa, nên từng được gọi là Thánh đô. Trong nhiều thế kỷ, người Chăm đã dựng nên một quần thể kiến trúc độc đáo, toàn bộ quần thể đền tháp này được xây dựng bằng chất liệu gạch nung và đá sa thạch. Từ tháng 12.1999, UNESCO đã công nhận phế tích này là một trong những di sản thế giới.

Bên cạnh nét độc đáo về văn hóa của mình, Mỹ Sơn còn là môt nơi thu hút du khách bởi những vẻ đẹp tiềm ẩn của khu rừng nguyên sinh bao bọc quanh khu Thánh địa. Khu rừng tập trung rất nhiều loại thú sinh sống. Theo lời kể của những người trong Ban quản lý di tích thì cách đây hơn một năm, khi đi tuần tra trong rừng, họ bất ngờ phát hiện gần 50 con heo rừng tự nhiên đồng loạt chết. Anh em vội vàng chôn cất - vì sợ dịch cúm gia cầm. Cứ nghĩ, thế là hết giống heo rừng. Nhưng sau đó không lâu, khi đi tuần tra, họ càng bất ngờ hơn khi thấy một đàn heo rừng đông đúc, cứ y như những con heo chết trước đây lại hồi sinh! Mười năm trước, rừng tháp bị tàn phá nặng nề, tưởng không giữ nổi. Rất may là với sự nỗ lực của chính quyền, 12.000ha rừng quanh tháp đã được phục hồi. Nai, mang, gà rừng, gấu ngựa, heo rừng, sóc bay… đã và đang tiếp tục về đây quần tụ. Tin rằng, ngoài khu đền tháp, những cánh rừng bao quanh khu vực này vẫn còn nhiều điều bí ẩn, thú vị cần khám phá. Chính vì vậy, bảo tồn Mỹ Sơn không chỉ là bảo tồn các kiến trúc Chăm Pa mà còn phải bảo tồn môi trường thiên nhiên bao bọc nó để Mỹ Sơn luôn là một nơi huyền bí và linh thiêng trong mỗi chúng ta.

d) Hồ Phú Ninh

Nằm cách thị xã Tam Kỳ 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có sứa chứa gần nửa tỷ mét khối nước, với diện tích mặt hồ rộng 3.433ha cùng 23.000ha rừng phòng hộ và 30 đảo, bán đảo nhỏ xinh đẹp. Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng.

Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023