Vai Trò Của Nhà Nước Trong Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Tại Các Địa Phương


Các điều kiện về cầu mà chủ yếu là khách hàng luôn gây áp lực đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cầu trên thị trường nội địa vùng càng lớn thì sẽ khuyến khích tăng tối đa kinh tế theo quy mô. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường ngày càng tăng cùng với sự đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong vùng buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới nhanh chóng. Khi cạnh tranh càng được địa phương hoá thì các doanh nghiệp càng cảm nhận được sự cạnh tranh đó một cách trực tiếp hơn, gần hơn, do đó kết quả hoạt động của họ càng cao hơn.

Điểm mấu chốt trong cách nhìn nhận của M. Porter là ở chỗ, những lợi thế cạnh tranh tốt nhất chỉ có được khi cả bốn yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong mô hình trên đều phát huy tác dụng. Bốn yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một kết quả cộng hưởng.

Lợi thế cạnh tranh của địa phương trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản chịu nhiều chi phối của tập hợp các doanh nghiệp tổ chức tập trung trong vùng. Theo hướng đó, đã ra đời lý thuyết về cụm doanh nghiệp liên quan đến cạnh tranh của vùng. Trong lý thuyết này, M. Porter đề cập đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc hình thành và phát triển các cụm ngành (cụm doanh nghiệp), mà chủ yếu là cụm công nghiệp (Industrial cluster).

Cụm doanh nghiệp là sự tập hợp về mặt không gian của các doanh nghiệp trong cùng một phân ngành. Khu công nghiệp được hình thành dựa trên cụm doanh nghiệp với sự hợp tác và mạng lưới rõ ràng. Cụm ngành là một nhóm doanh nghiệp liên quan với nhau, các nhà cung ứng, ngành hỗ trợ và các tổ chức chuyên ngành trong những lĩnh vực chuyên biệt ở một vị trí đặc thù. Cụm ngành không chỉ giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả mà còn thúc đẩy các tài sản chung ở dạng thông tin, các tổ chức chuyên môn hoá, uy tín. Quan trọng hơn, cụm ngành tạo điều kiện cho sáng tạo và thúc đẩy tăng năng suất. Chúng cũng giúp việc thành lập doanh nghiệp mới dễ dàng hơn. Vai trò của vị trí địa lý trong cạnh tranh hiện đại không trái ngược với toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá làm cho các lợi thế về vị trí địa lý trở nên quan trọng hơn thông qua xoá bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, vô hiệu hoá các


lợi thế về yếu tố đầu vào cũ. Các doanh nghiệp không cần đặt ở vùng gần nguyên liệu hay thị trường mà chọn vị trí tốt nhất cho năng suất và sự năng động của mình.

M. Porter cũng đã khẳng định, khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm công nghiệp được tạo thành khi các lợi thế cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công nghiệp tương tự trong một vùng. Đến lượt mình, các khu công nghiệp sẽ gia tăng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các doanh nghiệp mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho hoạt động kinh doanh. Điều này hàm ý rằng để tạo nên lợi thế so sánh của vùng, phát triển cụm công nghiệp và khu công nghiệp (với tư cách là cụm doanh nghiệp có định chế pháp lý rõ ràng) như là động lực của sự phát triển kinh tế vùng, tuy nhiên không nhất thiết phải là trong một vùng mà có thể là sự kết hợp giữa các vùng để đạt được hiệu quả cao.

Các cụm doanh nghiệp và các khu công nghiệp thường có điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ với thị trường trong nước và có liên quan đến các doanh nghiệp ngoài cụm doanh nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Chính sách ở cấp quốc gia quy định phần lớn các điều kiện môi trường đối với các doanh nghiệp và cụm doanh nghiệp. Các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự hợp tác ở cấp địa phương. Hơn nữa, các điều kiện pháp lý ở cấp vĩ mô cũng có thể gây ra những cản trở cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải hiểu được các yếu tố vĩ mô để có thể hiểu rõ hơn về bản chất của các tác nhân địa phương, chủ yếu là các doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong vùng và giữa các vùng phải được xem xét một cách có hệ thống. Nghĩa là phải xem xét sự cạnh tranh đó gắn với những yếu tố quyết định như yếu tố thượng tầng, các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Như vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp tiếp cận theo mô hình cụm doanh nghiệp. Nếu có thể tạo ra môi trường dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau để hợp tác, hoặc đã có sẵn những yếu tố cần thiết cho một môi trường như vậy thì việc khởi xướng quá trình chuyển đổi từ


Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 6

cụm doanh nghiệp sang khu công nghiệp rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, một chiến lược như vậy cần phải được dựa trên cơ sở đánh giá rất cẩn trọng các yếu tố địa phương.

1.2.2.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại các địa phương

Theo lý thuyết lợi thế so sánh, việc trao đổi một cách hoàn toàn tự do theo các quy luật của kinh tế thị trường sẽ đem lại lợi ích tối đa cho toàn xã hội. Tuy nhiên, không thể có điều kiện lý tưởng nêu trên, vì mỗi quốc gia đều có đặc điểm riêng, nên sẽ có những cách thức riêng trong việc khai thác lợi thế so sánh của mình.

Đối với tầm quốc gia, việc xác định lợi thế so sánh trong hoạch định chiến lược, chính sách có thể thuận lợi hơn so với chính quyền địa phương, nhưng thực tế lại chỉ ra rằng, sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp sẽ không bắt nguồn từ các lợi thế so sánh truyền thống, sức mạnh cạnh tranh là một hàm số của khả năng đổi mới và nâng cấp mà khả năng đổi mới bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường địa phương. Vì vậy, phát huy lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp có hiệu quả, thành công hay không phụ thuộc vào sự phân cấp, làm tăng sự năng động, sáng tạo của các địa phương.

Nhà nước có vai trò là một “bà đỡ”, tạo ra cơ chế, chính sách năng động cho doanh nghiệp công nghiệp trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chi phí sản xuất, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng. Sự tập trung quá mức công nghiệp vào các vùng có lợi thế so sánh sẽ là nguyên nhân đe dọa đến sự phát triển bền vững, đồng thời cũng cần khắc phục những đánh giá quá lạc quan về lợi thế so sánh dẫn đến tình trạng đầu tư theo phong trào, làm suy giảm năng lực phát huy và mất lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, cần xác định được các bất lợi trong phát triển công nghiệp của vùng để có biện pháp khắc phục.

Nội dung của các chính sách phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng mà Nhà nước cần tác động để phát huy lợi thế so sánh được thể hiện ở các nội dung: Xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới, dù họ là các nhà đầu tư từ bên ngoài hay tại địa phương.


Các công cụ chính của phát triển công nghiệp vùng là các yếu tố trong quản lý của chính quyền địa phương để phát huy lợi thế so sánh. Vai trò của Nhà nước và công cụ quản lý trong phát triển công nghiệp vùng, đều hướng vào sự năng động trong khuyến khích phát triển doanh nghiệp, kết hợp giữa phát triển các doanh nghiệp trong vùng với thu hút các doanh nghiệp từ bên ngoài; tăng cường các yếu tố địa phương bao gồm cả yếu tố hữu hình, vô hình mà lợi thế so sánh của vùng giữ vai trò nền tảng. Đồng thời, trong quản lý phát triển công nghiệp vùng cần chú trọng sự phối hợp để phát huy cộng hưởng các yếu tố và chính sách, chú ý đến tạo thêm việc làm và phát triển đô thị, các khu vực trọng điểm; quan tâm đến các mạng lưới quản lý, sự hợp tác giữa chính quyền, hiệp hội với doanh nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của vùng (xem Sơ đồ 1.2):


Chiến lược, kế hoạch

Sự phối hợp hiệu quả

Lập kế hoạch, giám sát, đánh giá

Nhóm mục tiêu

Công cụ cơ bản

Các yếu

Quản lý tố địa

phương

Năng lực điều hành phát triển

Trọng tâm chính sách và sự cộng hưởng

Tạo lập lợi thế cạnh tranh

Các công cụ có tính chất đổi mới

Sơ đồ 1.2: Vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến

của địa phương


1.2.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản địa phương theo mô hình phát triển rút ngắn trong điều kiện hội nhập

Phát triển rút ngắn là một xu thế khách quan trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Phát triển rút ngắn bao gồm hai nội dung:

Một là, đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi trước liên tục trong thời gian dài để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển (rút ngắn khoảng cách).

Hai là, lựa chọn và áp dụng một phương thức phát triển cho phép bỏ qua một số bước đi vốn là bắt buộc theo kiểu phát triển tuần tự, cổ điển để đạt tới một nền kinh tế có chất lượng cơ cấu (bao hàm trình độ công nghệ kỹ thuật) cao hơn.

Đối với các nước đang phát triển, phát triển công nghiệp chế biến theo mô hình rút ngắn là con đường duy nhất để thực hiện nhiệm vụ kép: Vượt qua nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, xây dựng ngành công nghiệp chế biến hiện đại; nhanh chóng gia nhập vào quỹ đạo toàn cầu và phát triển kinh tế tri thức; là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước, được thực hiện trong hội nhập và dựa vào hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp vùng ở nước ta cũng nên thực hiện theo mô hình đó.

1.2.3. Phương pháp đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương

Đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương có thể dựa trên sự đánh giá lợi thế về số lượng, chất lượng điều kiện, đặc điểm, các yếu tố đầu vào hoặc xác định cho các nhóm sản phẩm trong ngành.

1.2.3.1. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở đánh giá điều kiện và đặc điểm của địa phương

Điều kiện và đặc điểm của địa phương trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, môi trường kinh tế - xã hội. Trong đó, các yếu tố thuận lợi về môi trường cho hoạt động của doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, nhất là môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, những yếu tố văn hoá, xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ


tới việc khai thác các lợi thế so sánh. Các chuyên gia cho rằng, "sự tiến bộ công nghiệp của Hàn Quốc và các quốc gia Đông Á khác đạt được là do triết lý Khổng giáo mang lại" [46], với các đặc tính: nhấn mạnh sự giáo dục, sự lãnh đạo của Nhà nước và cơ cấu nhất thể; cách quản lý, tư tưởng của nhà kinh doanh Á Đông hay tư cách ứng xử trong công việc.

Về xác định các nguồn tài nguyên cần bao hàm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo. Lợi thế về các yếu tố đầu vào bao gồm các lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực. Một nước, khu vực nghèo tài nguyên thiên nhiên có thể bù đắp bằng chất lượng nguồn nhân lực. Lịch sử phát triển của các quốc gia đã chỉ ra rằng việc sở hữu nguồn tài nguyên không quyết định một nước có thành công hay không. Đồng thời, kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng mức thịnh vượng ngày càng củng cố duy trì tuỳ thuộc vào sự phát triển dựa vào nguồn nhân lực hơn là sự phát triển dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.2.3.2. Xác định lợi thế so sánh các sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Có nhiều phương pháp định lượng xác định lợi thế so sánh. Tuy nhiên, việc định lượng lợi thế so sánh thường gặp nhiều khó khăn, nhất là ở nước ta trong quá trình chuyển đổi, do thiếu thông tin, thiếu hệ thống số liệu thống kê đầy đủ, tin cậy. Đồng thời các phương pháp xác định lợi thế so sánh còn được tiếp cận theo những góc độ khác nhau tuỳ vào mục đích để lựa chọn. Các phương pháp đó có thể vận dụng vào trong xác định lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương với những công nghệ tính toán của các chuyên gia [59], [60].

- Hệ số lợi thế so sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage -

RCA):

Hệ số lợi thế so sánh trông thấy RCA do nhà kinh tế học Balassa đề xuất

năm 1965, được tính theo công thức:


Xij


Xij

RCA1 =

Xwj

: j

Xwj

j


Trong đó: i là nước i, w là toàn thế giới; j là sản phẩm j, X là xuất khẩu. Nếu hệ số RCA1 lớn hơn 1 thì nước i được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j. Hệ số này càng cao thì lợi thế so sánh càng cao. Nếu RCA1 nhỏ hơn 1 thì nước i được coi là không có lợi thế về sản phẩm j.

Tuy nhiên, công thức trên có nhược điểm là bỏ qua yếu tố nhập khẩu. Sự bỏ qua yếu tố này có thể dẫn đến sai lệch lớn, đối với nước có quy mô kinh tế và nhập khẩu nhiều. Do vậy, có thể bổ sung công thức trên bằng công thức RCA2:

RCA2= (Xj - Mj) / (Xj + Mj). Trong đó, M là nhập khẩu.

Nếu hệ số RCA2 có giá trị lớn hơn 0, thì nước i có lợi thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu RCA2 nhỏ hơn 0, thì nước i bất lợi thế so sánh ở sản phẩm j. Giá trị RCA2 gần bằng 0 là tình trạng không rõ ràng.

Các hệ số trên được dùng trong cả trường hợp so sánh giữa các nước với nhau.

Để áp dụng cho một địa phương, có thể áp dụng các công thức trên để so sánh với cả nước.

Tuy nhiên, phương pháp hệ số lợi thế so sánh trông thấy có nhược điểm là chưa tính được các yếu tố tác động tới lợi thế so sánh như chi phí nguồn lực sản xuất, thuế, trợ giá.

- Hệ số bảo hộ hiệu dụng (Effective Protection Rate - EPR):

Hệ số bảo hộ hiệu dụng của một sản phẩm là chênh lệch giữa giá trị gia tăng tính theo giá trong nước của ngành sản phẩm đó và giá trị gia tăng tính theo giá thế giới rồi chia cho giá trị gia tăng tính theo giá thế giới.

Mức bảo hộ hiệu dụng làm tăng giá trị gia tăng trong nước và được tính toán bằng công thức:

V

*

ej j 1

Vj

Trong đó Vj* là giá trị gia tăng tính theo giá trong nước; Vj là giá trị gia tăng tính theo giá thế giới. Việc tính toán Vj*, Vj cần dựa vào bảng cân đối liên ngành I/0.


Hệ số bảo hộ hiệu dụng có thể có giá trị âm, có thể có giá trị dương hoặc bằng 0. Hệ số này thường có giá trị âm đối với những ngành công nghiệp có thế mạnh xuất khẩu, bởi vì khi đó thuế nhập khẩu đối với ngành đó bằng 0, trong khi đó đầu vào sản xuất lại phải chịu thuế nhập khẩu.

- Hệ số chi phí nguồn lực trong nước(Domestic Resoure Cost - DRC)

Hệ số chi phí nguồn lực trong nước là tỷ lệ giữa chi phí các yếu tố sản xuất theo chi phí cơ hội so với giá trị gia tăng theo giá quốc tế.

DRCj = DCj / IVAj

Trong đó : DCj là chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm j, IVAj là giá trị gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới. Nếu hệ số DRC nhỏ hơn một thì có nghĩa là cần một lượng nguồn lực trong nước nhỏ hơn 1 để tạo ra được một đồng giá trị gia tăng theo giá quốc tế, trong trường hợp này, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Hệ số chi phí nguồn lực trong nước có quan hệ với hệ số bảo hộ hiệu dụng, nên có thể tính một trong hai hệ số để suy ra hệ số còn lại.

Cả ba hệ số xác định lợi thế so sánh nêu trên, đều có thể tính toán cho một tỉnh và so sánh với cả nước, từ đó xác định lợi thế so sánh của tỉnh.

- Xác định ngành công nghiệp trọng điểm:

Trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước, cũng như địa phương, cần xác định được ngành trọng điểm, trong đó rất quan trọng là các ngành công nghiệp trọng điểm. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có thị trường vượt ra ngoài địa bàn, có tỷ trọng xuất khẩu cao.

Để xác định ngành công nghiệp trọng điểm có thể áp dụng các phương pháp sau:

(1) Sử dụng hệ số vượt để xác định tiêu chí sức ảnh hưởng:


=

KVi

ViVcn

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí