Bảng 3.8. Các doanh nghiệp tham gia chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại Việt Nam được khảo sát năm 2016
Số lượng DN | Lao động | Lao động nữ | Lao động/DN | |
DN nhà nước | 10 | 9.874 | 3.194 | 987 |
DN tư nhân | 321 | 14.240 | 5.670 | 44 |
DN nước ngoài | 125 | 37.587 | 17.531 | 301 |
Tổng | 456 | 61.701 | 26.395 | 135 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Luận Duy Vật Biện Chứng Và Duy Vật Lịch Sử
- Công Ty Cao Su Tnhh Một Thành Viên Tại Khu Vực Tây Nguyên
- Diện Tích, Sản Lượng Và Năng Suất Vườn Cao Su Tại Việt Nam Theo Loại Hình Sản Xuất, Năm 2016 – 2019
- Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Từ Cao Su Năm 2018 Theo Thị Trường
- Tổng Hợp Đầu Tư Hạ Tầng Sản Xuất, Xã Hội Của Vrg Từ 2011 - 2018
- Đánh Giá Chung Sự Phát Triển Của Ngành Cao Su Việt Nam
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
Đến năm 2018 có 73 DN sản xuất vỏ xe, gồm 18 DN nước ngoài, 03 DN nhà nước và 52 DN tư nhân; có 211 DN gồm 165 DN tư nhân, 10 DN nhà nước và 36 DN nước ngoài tham gia xuất khẩu lốp ô tô. Chỉ chiếm 17% trong tổng số DN tham gia xuất khẩu nhưng số DN nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu đến 89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu lốp ô tô.
Số DN sản xuất và xuất khẩu sản phẩm linh kiện cao su kỹ thuật gồm có 51 DN sản xuất và 1.126 DN tham gia xuất khẩu. Trong số DN tham gia xuất khẩu có 569 DN nước ngoài, 3 DN nhà nước và 554 DN tư nhân.
DN sản xuất găng tay có 30 DN gồm 2 DN nhà nước, 12 DN nước ngoài và 16 DN tư nhân; có 947 DN tham gia xuất khẩu găng tay gồm 1 DN nhà nước, 271 DN nước ngoài (28,6%) và 675 DN tư nhân chiếm 71,3% (VRA, 2019).
Bảng 3.9. Tổng hợp tình hình sản xuất và xuất khẩu 3 nhóm sản phẩm cao su chính của ngành cao su năm 2018
Doanh nghiệp nước ngoài | Doanh nghiệp Nhà nước | Doanh nghiệp Tư nhân | Tổng | |
1. Lốp xe (ngàn USD) | 928.804 | 102.272,8 | 11.476,6 | 1.043.600 |
Tỷ trọng kim ngạch (%) | 89,0 | 9,8 | 1,1 | 100,0% |
Số DN xuất khẩu | 36 | 10 | 165 | 211 |
Số DN sản xuất | 18 | 3 | 52 | 73 |
2. Linh kiện cao su kỹ thuật (ngàn USD) | 361.508,4 | 24.150 | 97.626,6 | 483.300. |
Tỷ trọng kim ngạch (%) | 74,8% | 5,0% | 20,2% | 100,0% |
Số DN xuất khẩu | 569 | 3 | 554 | 1.126 |
Số DN sản xuất | 27 | 1 | 23 | 51 |
3. Găng tay (ngànUSD) | 75.785,4 | 44.652,9 | 57.461,7 | 177.900 |
Tỷ trọng kim ngạch (%) | 42,6% | 25,1% | 32,3% | 100,0% |
Số DN xuất khẩu | 271 | 1 | 675 | 947 |
Số DN sản xuất | 12 | 2 | 16 | 30 |
Nguồn: VRA (2019)
3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM (2007-2019)
3.5.1. Xuất khẩu cao su thiên nhiên
Về diễn biến và tăng trưởng của lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019, Biểu đồ 3.3 và 3.4 dưới đây cho thấy lượng cao su xuất khẩu không ngừng tăng. Tuy nhiên, do giá cao su không ổn định nên lượng giá trị thu về từ cao su xuất khẩu không ổn định, thậm chí là sụt giảm. Đỉnh cao là năm 2011, với giá cao su 3.961 USD/tấn, lượng giá trị thu về từ xuất khẩu cao su là 3,23 tỉ USD, nhưng từ năm 2011 giá cao su sụt giảm sâu, đến 2015 chỉ còn 1.347 USD/tấn và kim ngạch xuất khẩủ cao su chỉ đạt 1,53 tỷ USD, bằng 38,65% của năm 2011. Tăng trưởng bình quân sản lượng cao su xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2011 chỉ đạt 3,35% nhưng kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng đến 23,42%. Giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng sản lượng cao su xuất khẩu bình quân là 8,64%/năm nhưng
kim ngạch xuất khẩu bình quân giảm đến 17,04%/năm. Trong giai đoạn giá thấp 2015-2019 ngành cao su đã nỗ lực tăng lượng xuất khẩu và tạm nhập tái xuất để tăng doanh thu, cải thiện kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su bình quân giai đoạn 2015- 2019 là 10,6% và 10,72%/năm.
Biểu đồ 3.3. Diễn biến lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2007 - 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA và Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng bình quân của lượng và giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam các giai đoạn từ 2007-2019
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tác giả tính trên nguồn số liệu của VRA và Tổng cục Hải quan
Về thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn 2012 – 2019, thị trưởng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm từ 60%-68% lượng cao su xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây nên những biến động về giá cao su và những chính sách thương mại của Trung Quốc đều ảnh hưởng đến SX-KD ngành cao su. Thứ hai là thị trường Mã lai, thị trường này luôn đứng ở vị trí thứ hai trong nhiều năm, chủ yếu là tạm nhập cao su Việt Nam để tái xuất nhưng những năm gần
đây tốc độ suy giảm tương đối nhanh. Bảng 3.10. dưới đây cho thấy lượng và tỷ trọng cao su Việt Nam xuất khẩu theo các thị trường từ 2012-2019.
Bảng 3.10. Xuất khẩu cao su theo thị trường từ 2012 - 2019
2012 | 2014 | 2016 | 2018 | 2019 | ||||||
Tấn (,000) | (%) | Tấn (,000) | (%) | Tấn (,000) | (%) | Tấn (,000) | (%) | Tấn (,000) | (%) | |
Trung Quốc | 372,33 | 36,4 | 470,3 | 44,1 | 743,3 | 59,3 | 1.042,2 | 66,6 | 1.162,2 | 68,3 |
Mã Lai | 200,40 | 19,6 | 202,1 | 19,0 | 101,2 | 8,1 | 59,6 | 3,8 | 33,1 | 1,9 |
Ấn Độ | 71,7 | 7,0 | 90,9 | 8,5 | 86,9 | 6,9 | 102,9 | 6,6 | 126,4 | 7,4 |
Hàn Quốc | 39,9 | 3,9 | 32,5 | 3,1 | 38,2 | 3,1 | 36,6 | 2,3 | 46,3 | 2,7 |
Đài Loan | 38,9 | 3,8 | 27,9 | 2,6 | 28,1 | 2,2 | 32,2 | 2,1 | 30,3 | 1,8 |
Đức | 33,7 | 3,3 | 32,3 | 3,0 | 36,06 | 2,9 | 37,3 | 2,4 | 32,4 | 1,9 |
Hoa Kỳ | 23,45 | 2,3 | 32,3 | 3,0 | 36,1 | 2,9 | 37.03 | 2,4 | 35,8 | 2,1 |
Th.Nh.Kỳ | 13,9 | 1,4 | 20,8 | 2,0 | 21,8 | 1,7 | 27,4 | 1,8 | 29,2 | 1,7 |
Khác | 228,7 | 22,3 | 156,8 | 14,7 | 161,1 | 12,9 | 216,3 | 13,8 | 206,1 | 12,2 |
Tổng | 1.023,1 | 100 | 1.066,1 | 100 | 1.252,9 | 100 | 1.564,1 | 100 | 1.7017 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA
Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu đến 68,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Ấn Độ tuy đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm khoảng 7,4% nguồn cung. Những thị trường nhập khẩu khác như Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lithuania v.v... chỉ chiếm khoảng từ 1-3% mỗi thị trường. (Biểu đồ 3.5)
Biểu đồ 3.5. Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2019
Nguồn: VRA (2020)
Hộp 6: Ý kiến chuyên gia – 06 về xuất khẩu cao su.
- Cao su xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 80%, chủ yếu là cao su khối (SVR), phần còn lại là cao su tờ (RSS) và cao su ly tâm (Latex concentrate).
- Công suất thiết kế của các nhà máy phần lớn là cao su khối SVR 3L, nhu cầu thị trường cho chủng loại này không nhiều, chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
- Cao su Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, ổn định, đa số chưa có thương hiệu nên giá bán thường thấp hơn so với giá Mã Lai, Thái Lan. Những bất cập đó đã lý giải tình trạng xuất khẩu cao su nói chung và sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nói riêng.
Việt Nam cũng nhập khẩu một số lượng lớn cao su trong xu hướng tăng dần vào những năm gần đây, đặc biệt khi các vườn cao su do các DN Việt Nam đầu tư ở Lào và Campuchia được đưa vào khai thác. Cao su nhập khẩu phần lớn là tạm nhập tái xuất để tăng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn giá thấp và một phần là những chủng loại chưa sản xuất hoặc ít sản xuất ở Việt Nam như cao su tờ (RSS), cao su khối (TSR 20)… để chế biến săm lốp xe và những sản phẩm khác. Bảng 3.11 dưới đây cho thấy sản lượng, lượng xuất khẩu, nhập khẩu, kim ngạch và đơn giá xuất khẩu bình quân cao su giai đoạn 2010-2019.
Bảng 3.11. Sản lượng và Lượng xuất, nhập khẩu cao su Việt Nam từ 2010 – 2019
Sản lượng | Xuất khẩu (tấn) | Tăng trưởng (%) | Nhập khẩu (tấn) | Tăng trưởng (%) | Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD) | Tăng trưởng (%) | Đơn giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) | |
2010 | 751.700 | 782.200 | ---- | 127.100 | ---- | 2.388.000 | ---- | 3.052 |
2011 | 789.400 | 816.400 | 4,37 | 155.200 | 22,1 | 3.234.000 | 35,4 | 3.961 |
2012 | 877.200 | 1.023.104 | 25,3 | 301.900 | 94,5 | 2.859.838 | - 11,56 | 2.795 |
2013 | 947.100 | 1.073.956 | 4,97 | 270.000 | -10,56 | 2.486.427 | - 13,06 | 2.315 |
2014 | 966.600 | 1.066.134 | -0,73 | 252.600 | -6,4 | 1.780.080 | - 28,4 | 1.670 |
2015 | 1.012.700 | 1.137.368 | 6,68 | 300.000 | 18,76 | 1.531.469 | - 13,97 | 1.347 |
2016 | 1.035.300 | 1.252.990 | 10,17 | 418.300 | 39,43 | 1.669.601 | 9,02 | 1.332 |
2017 | 1.094.500 | 1.381.052 | 10,22 | 526.600 | 25,89 | 2.249.775 | 34,75 | 1.629 |
2018 | 1.142.000 | 1.564.124 | 13,26 | 583.100 | 10,73 | 2.092.020 | - 7,01 | 1.316 |
2019 | 1.185.200 | 1.701.664 | 8,79 | 675.200 | 15,79 | 2.301.911 | 10,03 | 1.353 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA, 2010-2019
3.5.2. Xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su từ 2012-2019 đã tăng liên tục và vượt mốc 1 tỷ USD từ năm 2012 (đạt 2,17 tỷ USD năm 2017, 2,32 tỷ USD năm 2018 và 2.4.tỷ USD năm 2019). Kết quả này cho thấy giá trị gia tăng của sản phẩm cao su đã vượt kim ngạch xuất khẩu cao su trong khi chỉ sử dụng khoảng 20% sản lượng cao su. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam đã bắt đầu xuất siêu và đạt tăng trưởng tăng bình quân khoảng 13,14% trong giai đoạn 2012- 2019 và năm 2019 đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với giá trị xuất khẩu 1,41 tỷ USD của năm 2015. Tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cao su giai đoạn 2012- 2019 thấp hơn kim ngạch xuất khẩu, đạt khoảng 10,61% so với 13,14%.
Bảng 3.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam, 2012 – 2019
Xuất khẩu ( Triệu USD) | Tăng trưởng (%) | Nhập khẩu ( Triệu USD) | Tăng trưởng (%) | |
2012 | 1.013 | --- | 939 | --- |
2013 | 1.113 | 9,87 | 1.061 | 13 |
2014 | 1.487 | 33,6 | 1.181 | 11,3 |
2015 | 1.415 | 5,09 | 1.897 | 60,6 |
2016 | 1.637 | 15,69 | 1.970 | 3,8 |
2017 | 2.175 | 32,86 | 1.889 | - 4,2 |
2018 | 2.320 | 6,67 | 2.050 | 8,5 |
2019 | 2.404 | 3,62 | 1.902 | -7,22 |
Tăng trưởng bình quân xuất khẩu sản phẩm cao su 2012-2019 | 13,14 | Tăng trưởng bình quân nhập khẩu sản phẩm cao su 2012-2019 | 10,61 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo nguồn số liệu của VRA và Tổng cục Hải quan
Những sản phẩm cao su xuất khẩu chủ lực có giá trị cao là lốp xe (49,9 %), cao su kỹ thuật (19%); đế giày (13,7%), găng tay và sản phẩm may mặc (4,14%), săm xe (3,8%).
Nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2019 là 1,9 tỷ USD, giảm 7,3% so với 2018 (2,05 tỷ USD). Sản phẩm cao su chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất là cao su kỹ thuật (32,7%); tiếp theo là lốp xe (23,7%), đế giày 16,2%, Găng tay và sản phẩm may mặc (8,8%); ống cao su (5,1%)…
Bảng 3.13. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam năm 2019
Sản phẩm cao su | Giá trị xuất khẩu (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | 2019/2018 (%) | Giá trị nhập khẩu (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | 2019/2018 (%) | |
1 | Lốp xe | 1.199,2 | 49,9 | 14,9 | 451,4 | 23,7 | 12,3 |
2 | Linh kiện, cao su kỹ thuật | 457,7 | 19,0 | -8,2 | 622,3 | 32,7 | 3,0 |
3 | Đế giày | 328,5 | 13,7 | 27,6 | 307,5 | 16,2 | 52,4 |
Sản phẩm cao su | Giá trị xuất khẩu (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | 2019/2018 (%) | Giá trị nhập khẩu (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | 2019/2018 (%) | |
4 | Găng tay và sản phẩm may mặc bằng cao su | 103,7 | 4,3 | - 41,7 | 167,8 | 8,8 | -32,2 |
5 | Săm xe | 90,9 | 3,8 | 10,7 | 7,6 | 0,4 | 44,1 |
6 | Tấm cao su | 59,1 | 2,5 | -3,8 | 82,9 | 4,4 | -46,7 |
7 | Lốp đắp lại | 47,1 | 2,0 | -5,4 | 8,7 | 0,5 | 14,1 |
8 | Ống cao su | 39,2 | 1,6 | -10,9 | 97,6 | 5,1 | -16,0 |
9 | Băng tải | 22,0 | 0,9 | -26,8 | 63,4 | 3,3 | -60,9 |
10 | Dụng cụ thể thao cao su | 17,2 | 0,7 | 60,6 | 7,9 | 0,4 | 1.485,2 |
11 | Nệm gối | 17,1 | 0,7 | 51,6 | 8,7 | 0,5 | 276,9 |
12 | Chỉ thun trơn | 10,0 | 0,4 | 26,3 | 29,9 | 1,6 | 23,2 |
13 | Sản phẩm cao su y tế | 7,3 | 0,3 | 2,3 | 22,1 | 1,2 | -6,7 |
14 | Chỉ thun bọc vật liệu dệt | 3,8 | 0,2 | -90,3 | 20,9 | 1,1 | -78,4 |
15 | Cao su cứng | 1,6 | 0,1 | 47,3 | 4,0 | 0,2 | 20,3 |
Tổng cộng | 2.404,4 | 100,0 | 3,6 | 1.902,7 | 100,0 | -7,3 |
Nguồn: VRA (2020).
Thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su những năm gần đây chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc… Trong đó với kết quả xuất khẩu năm 2018 đạt 150,76 triệu USD, tăng 29,04% so với năm 2017, thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Mỹ. Tiếp theo là Nhật Bản, với kết quả xuất khẩu năm 2018 đạt 132,46 triệu USD, tăng 19,05%. Đứng thứ ba với kết quả xuất khẩu 118 triệu USD năm 2018, tăng 31,82% so với năm 2017 là thị trường EU.
Với giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su là 89,74 triệu USD năm 2018, tăng 17,87% so với năm 2017, Trung Quốc đại lục là thị trường nhập khẩu rất quan trọng của Việt Nam do những thuận lợi về vị trí và khoảng cách địa lý. Ngoài ra, các thị