Kinh Nghiệm Về Thực Thi Chính Sách Khuyến Khích Doanh Nghiệp Tư Nhân Đầu Tư Vào Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông, Thuỷ Sản


2.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

(1) Việc truyền đạt và tuyên truyền chính sách

Việc truyền đạt bao gồm tuyên truyền, phổ biến, tổ chức học tập, nghiên cứu CSKK... cho những cán bộ hoạt động TTCS về nội dung, các yêu cầu của CSKK. Nếu các cán bộ hoạt động TTCS không nắm vững nội dung, yêu cầu... của chính sách, và nếu người dân không được tuyên truyền, thiếu thông tin, không biết đến ho c hiểu sai chính sách thì hoạt động TTCS có thể bị chệch hướng, hạn chế rất nhiều đến kết quả TTCS.

(2) Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ TTCS

Thành công của các chính sách kinh tế - x hội của Nhà nước, trong đó, có CSKK DNTN đầu tư vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản, phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy và cán bộ TTCS. Nếu bộ máy TTCS khó kh n... cồng kềnh, kém hiệu quả, hiệu lực, sự phối hợp giữa các cơ quan TTCS... lỏng lẻo, sự phân công, phân nhiệm về chức n ng, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích không rõ ràng... thì sẽ hạn chế kết quả và thành công của chính sách. Với cán bộ trực tiếp hoạt động TTCS mà n ng lực kém, thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức kém, thiếu công minh và trong sạch... thì có thể gây khó dễ cho việc thực hiện chính sách, làm cho chính sách không phát huy tác dụng trên thực tế ho c bóp méo mục tiêu ho c làm ngược ý đồ của chính sách.

(3) Thủ tục hành chính

Để thực thi một CSKK nào đó, các tổ chức liên quan lập ra các quy định và thủ tục cần thiết trong việc TTCS nhằm tạo ra một trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý TTCS tối ưu và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện chính sách. Các thủ tục này phải đơn giản, rõ ràng, phải có tính ổn định tương đối và có sự thống nhất giữa các cơ quan tổ chức TTCS để không gây xáo trộn, khó kh n... cho người xin hưởng thụ chính sách.

(4) Kinh phí TTCS

Việc thực thi bất kỳ chính sách công nào c ng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí nay được huy động từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức x hội và tư nhân đóng góp và từ nước ngoài tài trợ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


Quan trọng là nguồn kinh phí này phải được sử dụng đ ng mục đích và nhu cầu và có hiệu quả. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra ch t chẽ việc sử dụng kinh phí và đánh giá hiệu quả việc sử dụng kinh phí được giao.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ - 9

Ngoài 4 yếu tố trên thì bản sắc v n hóa, phong tục tập quán địa phương... c ng có ảnh hưởng đến TTCS.

2.3. KINH NGHIỆM VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN

2.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan và một số tỉnh vùng đồng ằng s ng Cửu Long

2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở Thái Lan

Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có diện tích

513.000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới, dân số khoảng 67,1 triệu người, đông dân thứ 20 trên thế giới.

Trước thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Ngày nay Thái Lan đ là nước nông nghiệp mới. Xét về truyền thống canh tác, Thái Lan c ng mang màu sắc thuần nông giống như các nước khác, nhưng vì sao Thái Lan lại bứt lên và nhanh chóng trở thành nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay?

Thành công này là do "Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân". N m 1982, Chính phủ Thái Lan định ra "Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp làm mục tiêu". Tiếp đó, n m 1995, Nhà nước ban hành "Quy hoạch t ng cường phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp". N m 2000, Nhà nước lại ban hành "Chiến lược nâng đỡ sản xuất nông nghiệp lấy n ng suất cao, t ng phụ gia sản phẩm nông nghiệp, t ng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu". Đây là những v n bản mang tính pháp


quy tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất nông nghiệp. C n cứ vào quy định của nhà nước, cán bộ, ban ngành đều thành lập các "Ban th c đẩy sản xuất nông nghiệp và sản xuất l a gạo'' để hỗ trợ. Chính phủ thực hiện các chính sách về ưu đ i, nâng đỡ sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất l a gạo.

Chính phủ Thái Lan thành lập hẳn một Ủy ban chính sách gạo quốc gia và cử một phó thủ tướng làm chủ tịch. Ủy ban đ xây dựng chiến lược gạo dài hạn và trung hạn. Chiến lược của họ là t ng sản lượng gạo có chất lượng cao và giảm lượng gạo có chất lượng thấp; tổ chức sản xuất gạo có hiệu quả; t ng khả n ng xuất khẩu gạo. Gạo xuất khẩu có chất lượng tốt đạt 60%, gạo có chất lượng thấp giảm xuống còn 10% và xuất khẩu gạo đồ là 30% [19, tr.51].

Hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo: Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới. Hàng n m Thái Lan xuất khẩu khoảng từ 8-10 triệu tấn gạo đạt kim ngạch khoảng 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp chế biến gạo của Thái Lan theo thời gian phát triển rất nhanh và đ hình thành được những doanh nghiệp kinh doanh l a gạo quy mô lớn.

Thái Lan đ phát triển khá mạnh công nghiệp chế biến l a gạo, do đó, t ng cường đa dạng hoá các sản phẩm gạo và mẫu m , bao bì, đóng gói. Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các m t hàng:

- Gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo trắng Thái Lan, gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (thai Parboiled Rice), gạo lức Thái, gạo lức thơm Thái; gạo thơm các loại "Hommali" xuất khẩu hàng n m từ 1,5-2,3 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 20- 30% tổng lượng xuất khẩu; gạo đồ: Hàng n m xuất khẩu từ 1,5 triệu tấn (2003) đến 2,2 triệu tấn (n m 2009), chiếm tỷ lệ từ 20-22% trong tổng số gạo xuất khẩu; gạo trắng các loại: Hàng n m, Thái Lan xuất loại gạo này với tỷ lệ khoảng 50-55% tổng lượng gạo xuất khẩu của mình, chủ yếu là loại gạo trắng cao cấp 100% B và 5% [19].

Để đa dạng hoá sản phẩm gạo xuất khẩu, đ c biệt là nâng cao chất lượng gạo, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan đều xây dựng vùng nguyên liệu thông qua ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân và các hợp tác x sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ ứng vốn


trước, cung cấp giống và hỗ trợ về kỹ thuật canh tác l a cho nông dân và các hợp tác x này. Chất lượng l a được các doanh nghiệp này kiểm định và phân loại ngay tại đồng ruộng, từ đó làm cho chất lượng l a trước khi chế biến rất cao. Chính vì vậy, chất lượng gạo của Thái Lan được khách hàng ưa chuộng, tin cậy và có khả n ng cạnh tranh rất cao.

Nhằm gi p cho ngành sản xuất l a phát triển, bên cạnh sự đầu tư của Chính phủ, các doanh nghiệp đ dành nguồn kinh phí rất lớn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất l a đến nông dân để nâng cao n ng suất, chất lượng l a gạo. Từ khi Viện l a quốc tế (IRRI) được thành lập vào n m 1960, các doanh nghiệp luôn hợp tác ch t chẽ với cơ quan này trong nghiên cứu lai tạo các giống l a mới cho n ng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Để triển khai các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến với nông dân, các doanh nghiệp đ phối hợp ch t chẽ với Cục Triển khai nông nghiệp Thái Lan nhằm giúp nông dân sản xuất l a trong các vấn đề như: gi p nông dân cải tiến thực trạng sản xuất và hiện đại hoá nông nghiệp; gi p nông dân giải quyết những khó kh n về kỹ thuật trong sản xuất l a [43, tr.36].

* Chính phủ Thái Lan ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

- Chính phủ Thái Lan đ đưa ra những chính sách hỗ trợ vào cuộc sống thực tế của sản xuất l a gạo, trong đó hết sức ch trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, như từ thập kỷ 60 tới nay, nhà nước đ đầu tư hàng tr m tỉ Baht vào công cuộc này, nhất là thuỷ lợi và giao thông nông thôn. Hiện nay những cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á. Thái Lan ch trọng đầu tư hệ thống chế biến gạo xuất khẩu quy mô lớn và trang bị công nghệ hiện đại. Thái Lan có trên 90% cơ sở chế biến gạo (xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo) quy mô lớn, được trang bị đồng bộ cho nên chất lượng gạo xuất khẩu cao hơn những nước khác.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu như thành lập các điểm thu mua, kho chứa, bến b i, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu để giảm chi phí [19, tr.59].


- Hỗ trợ tài chính, tín dụng: Chính phủ Thái Lan can thiệp có hệ thống vào thị trường vốn thông qua đòn bẩy l i suất tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư. Lĩnh vực chế biến l a gạo là một trong những hướng mà Chính phủ Thái Lan quan tâm đầu tư. Chính phủ nước này còn thông qua chính sách ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển CNCB l a gạo hướng về xuất khẩu. Thực hiện các ưu đ i về tài chính bằng cách "tài trợ ngầm" thông qua tín dụng, tức là duy trì l i suất tín dụng thấp hơn l i suất thị trường chứng khoán. Đây là cách kiềm chế nhẹ, nó không chỉ giữ cho l i suất ổn định mà còn đảm bảo "thực dương" với l i suất tiền gửi.

- Khuyến khích về thuế: Đi liền với những trợ gi p về tài chính là việc sử dụng đòn bẩy thuế để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến kinh doanh l a gạo phát triển. Chính phủ Thái Lan đ giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị các phụ kiện từ 40% xuống còn 5% [43, tr.37].

Tóm lại, thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCB l a gạo ở Thái Lan , một phần là sự nỗ lực rất lớn của các DNCB l a gạo, phần khác là sự khuyến khích và sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía Chính phủ thông qua việc thực hiện nhiều chính sách như: chính sách đầu tư nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách đầu tư trong nông nghiệp, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách thương mại quốc tế... Hiệu quả tích cực từ các chính sách này đ đưa nền sản xuất l a gạo Thái Lan trở nên hiện đại và dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo trong các thập kỷ qua.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh là An Giang và tỉnh Kiên Giang.

Đây là 2/4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.

Đây c ng là 2 tỉnh có tiềm n ng phát triển sản xuất l a, nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản... tương đồng với thành phố Cần Thơ.

Một là, tỉnh Kiên Giang và thực hiện CSKK, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành CNCB nông, thuỷ sản.

(1) Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc ĐBSCL, là


tỉnh có tiềm n ng phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng l a) và khai thác, chê biến thuỷ hải sản.

Đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông - lâm nghiệp và nôi trồng thuỷ sản, với diện tích đất tự nhiên là 634.627, 21ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 575.697,49ha, chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất l a là 354.011,93ha, chiếm 61,49% đất nông nghiệp).

Kiên Giang có 200km bờ biển với ngư trường khai thác thuỷ sản là 62.290km2. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó, vùng ven bờ có độ sâu 20-50m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi là 51,5%, khả n ng cho phép khai thác là 44% trữ lượng, tức hàng n m có thể khai thác

200.000 tấn. Bên cạnh đó còn có mực, hải sản, sò huyết ngọc trai... với trữ lượng lớn và điều kiện khai thác thuận lợi.

(2) Lợi thế về chế biến, xuất khẩu gạo và thuỷ sản [7]

Kiên Giang là một trong những địa phương sở hữu lợi thế lớn về chế biến xuất khẩu gạo và thuỷ hải sản với hơn 853 nhà máy xay xát, lau bóng gạo, công suất thiết kế 3,5 triệu tấn/n m, đảm bảo nhu cầu xay xát, lau bóng l a gạo trong và ngoài tỉnh; với trên 449 cơ sở chế biến thuỷ sản, công suất thiết kế đạt 227.040 tấn/n m, với nhiều sản phẩm giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực đông, cá ngừ đóng hộp, nước mắm, bột cá... góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp của tỉnh so với các địa phương vùng ĐBSCL và cả nước.

N m 2014 giá trị sản xuất ngành chế biến thuỷ sản đạt 6.338 tỷ đồng (t ng 30% so với n m 2010), chiếm 19,4% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp), tốc độ t ng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 6,98%/n m. Trong đó, sản lượng gạo chế biến n m 2014 là 2,7 triệu tấn (t ng 39,68% so với n m 2010), xuất khẩu gạo đạt 621.000 tấn. Sản lượng thuỷ hải sản chế biến 152.710 tấn t ng 54,4% so với n m 2010.

(3) Để khuyến khích phát triển ngành CNCB nông sản, thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ngày 12/02/2014, UBND tỉnh đ ban hành


Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND, quy định về chính sách hỗ trợ phát triển CNCB nông sản, thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến n m 2020.

Theo đó, đối tượng áp dụng chính sách này là các pháp nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác x khi đầu tư thực hiện các dự án hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2017, với các dự án mới, đầu tư mở rộng ho c các dự án nâng cấp, thay đổi công nghệ tiên tiến, dây chuyền, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực CBNS, thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đó là chế biến gạo xuất khẩu, chế biến tinh bột...; chế biến các m t hàng thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu tôm, mực, ghẹ, cá (có giá trị xuất khẩu cao); chế biến các m t hàng thuỷ sản tinh chế xuất khẩu, chế biến thuỷ sản đóng hộp các loại, chế biến khô các loại thuỷ sản xuất khẩu.

Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất trong 03 năm kể từ khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức, với mức hỗ trợ 50% l i suất vốn vay n m đầu; 40% l i suất vốn vay n m thứ 2 và 30% l i suất vốn vay n m thứ 3 theo hạn mức cho vay của ngân hàng, nhưng tối đa không quá 50 tỷ đồng/dự án [4].

Quyết định này đ được phổ biến cho các ngành liên quan, UBND các huyện, thị x , thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời đ ng tải chính sách hỗ trợ trên website của Sở Công Thương và các đơn vị liên quan. Nhờ vậy, đ thu h t được 9 dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đ ng ký tham gia với tổng vốn đầu tư trên 574 tỷ đồng.

Đến nay (2016) Sở Công Thương đ tổ chức thẩm định cho 2 dự án đầu tư xin hỗ trợ theo chính sách gồm:

(1) Nhà máy chế biến thuỷ sản tinh chế xuất khẩu của Công ty Thuỷ sản Trung Sơn vốn đầu tư 284,5 tỷ đồng (trong đó vốn vay xin hỗ trợ là 50 tỷ đồng).

(2) Nhà máy chế biến chả cá Surimi của Công ty trách nhiệm hữu hạn thuỷ sản OAKI, vốn đầu tư 166,93 tỷ đồng (vốn vay xin hỗ trợ l i suất là 50 tỷ đồng).


Các dự án đ góp phần t ng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh khoảng 23 triệu USD/n m đóng góp cho ngân sách tỉnh trên 820 triệu đồng và giải quyết việc làm cho khoảng 700 lao động tại chỗ.

Tuy vậy chính sách hỗ trợ theo Quyết định 16/2014 của UBND tỉnh chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia (mới chỉ có 2 dự án trong lĩnh vực CBTS xuất khẩu), do nhiều nguyên nhân:

- Một phần do sức mua thị trường giảm, hàng tồn kho lớn nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư mới, đầu tư mở rộng dự án...

- Do công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách của các địa phương còn yếu, chính sách hỗ trợ của tỉnh chưa đến được từng doanh nghiệp...

Nhằm thực hiện Nghị định số 45 của Chính phủ, UBND tỉnh đ ban hành Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND, ngày 3/6/2015, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới với số tiền 500 triệu đồng/mô hình, hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất với số tiền 200 triệu đồng/cơ sở. Từ đó, gi p cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Theo định hướng đến n m 2020, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển CNCB nông, thuỷ sản theo Chương trình số 384/CTr-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 22/8/2012. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND và một số chính sách hỗ trợ theo chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Theo đó, tỉnh Kiên Giang đ đưa ra danh mục các dự án đầu tư được khuyến khích ưu đ i đến n m 2020. Tỉnh c ng sẽ quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc và đa dạng hoá sản phẩm [30].

Tỉnh đ đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư. Trong 5 n m (2010-2015), toàn tỉnh có 26 dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực CNCB nông, thuỷ sản, với tổng vốn đầu tư hơn 434 tỷ đồng. Nhiều nhà máy chế biến có công suất lớn đ được đầu tư xây dựng đáp ứng cơ bản nhu cầu giải quyết đầu ra cho các m t

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022