Đặc Điểm Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Của Tỉnh Trà Vinh


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích là 2.358,3 km2, dân số trung bình là 1.049.809 người, mật độ dân số 445 người/km2 [14] cao hơn khu vực ĐBSCL (436 người/ km2) và cao gấp hơn 1,5 lần so với mật độ dân số cả nước (286 người/ km2). Vị trí của tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng ĐBSCL, giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng bởi sông Hậu, phía Đông giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển, có 2 cửa sông quan trọng của vùng ĐBSCL thông thương qua biển Đông với cả nước và quốc tế là Cung Hầu và Định An [75]; có luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (dự án kênh Quan Bố Chánh) qua địa bàn huyện Duyên Hải đã được Thủ tướng phê duyệt. Trà Vinh sẽ có điều kiện tốt để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp ở huyện Duyên Hải và Trà Cú. Tỉnh Trà Vinh có 08 huyện, thị và 01 thành phố trực thuộc, các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh [75].

2.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Trà Vinh có địa hình đồng bằng ven biển; các huyện phía Bắc có địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển; địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ. Địa hình cao nhất trên 4m, gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở một số xã ở huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải. Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng một số xã ở huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải. Địa hình đồng bằng với các cao độ khác nhau nên việc đầu tư cải tạo đồng


ruộng, xây dựng các công trình thủy lợi khá tốn kém. Bờ biển của tỉnh với 65 km, ngoài các điều kiện phát triển cảng và bố trí các khu công nghiệp, khu kinh tế, còn có điều kiện phát triển du lịch biển. Nếu tính từ Cần Giờ (TP.HCM) qua Cà Mau đến Hòn Chông (Kiên Giang) thì chiều dài gần 400 km bờ biển, chỉ có bãi biển Ba Động của Trà Vinh là không bị ảnh hưởng bởi phù sa của sông Cửu Long [75].

2.1.1.3. Khí hậu

Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các họat động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bổ đều khá rõ rệt giữa 2 mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 0C, độ ẩm trung bình 83 - 85%/năm, lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm. Tỉnh có trị số bức xạ trên 15.106 kcal/ha/năm

được xếp vào mức cao so với các nơi khác của ĐBSCL nên tiềm năng về năng suất còn cao hơn và thực tế nếu giải quyết đủ nước tưới, kiểm soát tình trạng ngập úng cục bộ, ngăn mặn... có thể trồng trọt quanh năm [75]. Trà Vinh cũng gặp một trong những khó khăn hiện nay đó chính là bị ngập mặn vào mùa khô trong năm.

2.1.1.4. Tài nguyên

Đất đai tỉnh Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phèn với 56% diện tích đất bị nhiễm mặn và 24,3% diện tích là đất phèn; 03 nhóm đất chính là đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn. Ngoài chỉ tiêu thống kê, kiểm kê diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính đã được xác lập, Trà Vinh có 7.918,7 ha diện tích đất mặt nước ven biển có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản(chỉ tiêu quan sát) tại các xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải (huyện Duyên Hải) [75]. Trong tổng diện tích đất của tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 32.533 ha (diện tích nuôi tôm 26.035 ha, cá 4.507 ha và còn lại là nuôi thủy sản khác) [14].

Tài nguyên biển và thủy hải sản của tỉnh Trà Vinh có tiềm năng rất lớn. Thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế. Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị


thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu...với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 - 600 nghìn tấn/năm [75]. Trà Vinh có bãi tôm cửa Định An (thuộc huyện Trà Cú) diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Trữ lượng tôm biển ước tính tại hai bãi tôm chính là 97-212kg/ha (phía bắc cửa Cung Hầu- sông Cổ Chiên) và 64-249kg/ha (cửa Định An- sông Hậu). Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế ở thủy vực Trà Vinh có 11 loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng.

Tóm lại, Trà Vinh là tỉnh nằm ở cửa ngõ của ĐBSCL ra biển đông, có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và giao lưu với các tỉnh khác, có vị thế quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với vùng ĐBSCL. Cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão. Tỉnh còn có tiểu vùng phù sa nhiễm mặn được ngọt hóa và đất mặn ven biển. Đây là tiểu vùng động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh với thế mạnh về kinh tế biển, khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, và dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, thương mại. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Trà Vinh dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nước mặn, khô hạn cục bộ có khi là hạn Bà Chằng cuối mùa khô (tháng 3 và

4) thúc đẩy bốc phèn... đã gây thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản, kéo theo ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

2.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011- 2015 đạt 8,45% (giá so sánh năm 2010) [32]. Năm 2018, tổng sản phẩm nội địa của tỉnh (GRDP) (giá so sánh 2010) tăng 11,05% so với năm 2017. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 20,1%; khu vực dịch vụ tăng 7,94%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,82%. Cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 59,94% năm 2010 xuống còn 45,6% vào năm 2015; công nghiệp, xây dựng từ 14,66% tăng lên 19,1%; khu vực III từ 25,4%, tăng lên 35,2%; giá trị gia tăng bình quân đầu người (GRDP/người) đạt 29,8


triệu đồng vào năm 2015, gấp 1,9 lần so năm 2010 (Bảng 2.1). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp; chuyển dịch kinh tế còn chậm [32]. Cụ thể: năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm t trọng 38,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,93%; khu vực dịch vụ chiếm 35,81% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp 2,47%. Đến năm 2017, về cơ cấu các khu vực lần lượt là 36,74%; 27,31%; 33,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,23%. Tương tự năm 2018, về cơ cấu các khu vực lần lượt là 35,33%; 29,53%; 32,78%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,35%. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn giảm qua các năm và trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng (Hình 2.1).

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016-2018







ĐVT:

Tỷ đồng

Năm

Tổng số

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Trong đó công nghiệp

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm

2016

24.849

9.639

5.697

4.506

8.899

614

2017

27.853

10.232

7.606

6.284

9.394

621

2018

30.932

10.929

9.135

7.579

10.140

728


Chỉ số phát triển (%)

2016

110,68

91,2

131,44

136,79

128,01

103,24

2017

112,09

106,15

133,51

139,46

105,56

101,14

2018

111,05

106,81

120,1

120,61

107,94

117,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh)


Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2.471

2.230

2.354

Dịch vụ

35.812

33.727

32.782

Xây dựng

4.793

4.746

5.030

Công nghiệp

18.134

22.561

24.502

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

38.790

36.736

35.332

0%

20% 40% 60% 80% 100%

2016 2017 2018

Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực (2016-2018)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh)

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2016 tăng 0,22% so với năm 2015 (ngành chế biến, chế tạo có xu hướng giảm, ngành chế biến thủy sản giảm 7,57%) [12]; năm 2018 tăng 15,42% so với năm 2017 (ngành chế biến, chế tạo tăng 7,11% so với cùng kỳ, tăng ở một số ngành trong đó có ngành chế biến thủy sản) [14]. Từ chỉ số trên đã phản ánh năng lực sản xuất nền kinh tế chưa cao, chưa mở ra được nhiều ngành nghề mới, nhất là ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường; sản phẩm công nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao, mặt hàng chưa đa dạng; các cơ sở sản xuất còn ở dạng tiểu thủ công nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị còn lạc hậu.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông của tỉnh Trà Vinh gồm có đường bộ và đường thủy. Hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn phát triển mạnh, tổng chiều dài đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các đường giao thông nông thôn khác với gần 3.000 km (trong đó, có 600 km đường trải nhựa). Bình quân có 1,31 km đường nhựa/km2. Tỉnh Trà Vinh có 03 tuyến quốc lộ (53; 54; 60) nối TP.HCM với các tỉnh lân cận [75]. Quốc lộ 53 nối liền 02 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Tỉnh đã xây dựng được


đoạn tránh quốc lộ qua thành phố Trà Vinh, qua thị xã Duyên Hải để thuận lợi cho xe lưu thông. Quốc lộ 54 nối liền các tỉnh từ Đồng Tháp -Vĩnh Long- Trà Vinh, là tuyến đường quan trọng thứ hai của tỉnh Trà Vinh có tác dụng phá thế độc đạo của quốc lộ 53, hiện tại đang từng bước được đầu tư theo tiêu chuẩn. Và Quốc lộ 60 được nối dài từ Tiền Giang (qua cầu Rạch Miễu)- Bến Tre (qua Cầu Cổ Chiên)- Trà Vinh - Sóc Trăng và được đánh giá là một trong những tuyến đường đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Trà Vinh cũng như các tỉnh ven biển miền Tây.

Đường thủy được xem là hình thức giao thông quan trọng của tỉnh, đặc biệt, tuyến giao thông trên sông Cổ Chiên và sông Hậu là các tuyến giao thông thủy quan trọng của quốc gia. Dự án “Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” trên địa bàn Tỉnh đã hoàn thành giai đoạn I và đi vào hoạt động từ năm 2016, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 tấn, giao lưu đến cảng Cái Cui (Cần Thơ), đã hình thành nhiều tuyến hàng hải trực tiếp từ các cảng thượng nguồn sông Hậu, vận tải nông sản, thủy sản, phân bón, than... đi và đến cho khu vực ĐBSCL, góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội của khu vực, mở ra triển vọng mới cho tỉnh Trà Vinh và các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL; nơi đây đang hướng tới là cửa ngõ chính của vùng để thông thương với quốc tế, không phải qua các cảng ở TP.HCM. Bên cạnh đó, Trà Vinh có bến cảng Trung tâm Điện lực Duyên Hải [6] đặt tại ấp Mù U và Láng Cháo, thuộc xã Dân Thành và một phần ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải được xây dựng nhằm phục vụ việc nhập than cho Trung tâm nhiệt điện Trà Vinh với tổng công suất thiết kế 4200 MW. Ngoài ra, Trà

Vinh còn có 01 cảng sông [75] nằm cạnh khu công nghiệp Long Đức, diện tích bãi trên 40.000 m2, có cầu tàu dài 35 m, có lòng sông rộng và sâu, không hạn chế những phương tiện vận tải có trọng tải lớn hoạt động. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc bổ sung khu bến cảng Định An thuộc cảng biển Trà Vinh vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hiện bến này có khả năng neo đậu 1.000 tàu thuyền đánh cá, hằng năm tiếp nhận hơn 25.000 tấn hải sản và 50.000 tấn hàng hóa khác.


Hệ thống điện, giai đoạn 2016-2018, tổng công ty xây dựng 6 công trình trọng điểm, trong đó có 5 công trình hoàn thành vào năm 2017 như hoàn thành trạm biến áp 110 kV (huyện Trà Cú và Cầu Ngang), đường dây 110 kV Cầu Kè - Trà Cú, phân pha dây dẫn,... Cùng với đó, giai đoạn 2016-2020, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) còn đầu tư dự án cung cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Trà Vinh với tổng vốn đầu tư khoảng 307 t đồng, gồm các công trình: đường dây trung hạ thế và 13,31 MVA dung lượng trạm biến áp phân phối cung cấp điện cho trên 12.260 hộ dân. Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển còn có các công trình nâng cấp hệ thống cung cấp điện của tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 700 t đồng. Các công trình này hoàn thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện, cũng như đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, còn có dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải công suất 4.400 MW hòa vào mạng lưới điện quốc gia là nguồn cung cấp điện ổn định cho sản xuất công nghiệp.

Hạ tầng cấp nước, thoát nước trên địa bàn tỉnh đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế. Nguồn cung cấp nước ngọt chính là sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Măng Thít. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống sông rạch chằng chịt tổng chiều dài 578 km và 1.876 km kênh cấp I, II tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước tưới vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ. Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 - 10 m/ha) nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp. Xây dựng hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu đó là kiểm soát lũ, ngăn mặn, ngọt hoá, xổ phèn, thau chua để phục vụ nông nghiệp, thu sản, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, tỉnh còn triển khai dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, nhất là hệ thống thoát nước thải các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ, nước thải sinh hoạt để đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài. Nghiên cứu xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở thành phố Trà Vinh.

Các khu công nghiệp được [75] quy hoạch như khu kinh tế Định An với tổng diện tích 39.020 ha, khu công nghiệp Cầu Quan 130,33 ha (giai đoạn 1), khu công nghiệp Cổ Chiên 200 ha, khu công nghiệp Long Đức 120,6 ha và quy hoạch các


khu công nghiệp và kho tàng với diện tích 3.156,3 ha, gồm 03 khu công nghiệp: Định An 591 ha, Đôn Xuân – Đôn Châu 934 ha, Ngũ Lạc 396 ha và 02 khu dịch vụ, phụ trợ: khu dịch vụ công nghiệp 305 ha, khu kho ngoại quan (logistics) 101 ha. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Trà Vinh đứng hạng 8/63 tỉnh, thành phố vào năm 2012.

Nhìn chung, quy mô nền kinh tế tỉnh Trà Vinh không ngừng mở rộng, tăng trưởng GRDP liên tục, động lực chính là ngành công nghiệp- xây dựng. Sự tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế đã thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo ngành. Quy mô kinh tế tăng nhanh góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường địa phương. Cơ sở hạ tầng tiếp tục nâng cấp, triển khai nhanh tiến độ và được đầu tư đồng bộ sẽ tạo động lực thu hút các dự án lớn đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bởi nếu cung cấp được các dịch vụ logistics khép kín sẽ rút ngắn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp nói chung và chế biến thủy sản nói riêng.

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh 1.049.809 người, tăng 0,41% so với năm 2017, trong đó dân số nữ 538.211 người, chiếm 51,27%; dân số thành thị 191.714 người, chiếm 18,28% [13]. Tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống với t lệ 32% dân số, Hoa 5% và 63% dân số là người Kinh (Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh, 2017). Lực lượng lao động 619.341 người (chiếm 59% dân số), tăng 0,1% so với năm 2017 (gồm lao động nam 334.804 người, chiếm 54,06%; lao động nữ 284.537 người, chiếm 45,94%); số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2018 khoảng 603.054 người, tăng 0,1% so với năm 2017, chiếm 57,44% so với dân số [13]. Trước đó, năm 2017 lực lượng lao động của tỉnh ước tính khoảng 618.722 người và số lao động làm việc trong năm khoảng 602.428 người, chiếm 57,62% so với dân số, có xu hướng tăng so với năm 2015 (0,15%). Trong năm 2016, toàn tỉnh có 601.511 người đang làm việc, tăng 0,38% so với năm 2015 [12], [14]. T lệ lao động có việc làm so với lực lượng lao động năm 2016 là 97,73% và 97,37% (năm 2017), lực lượng lao động và số lao động làm việc năm 2018 đều tăng với t lệ

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí