Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Trong Chế Biến Thủy Sản


3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong chế biến thủy sản

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến

Sản phẩm thủy sản chủ yếu của công nghiệp chế biến thủy sản gồm thủy sản ướp lạnh, thủy sản đông lạnh và thủy sản đóng hộp [14]. Nhìn chung, tổng sản phẩm thủy sản liên tục giảm qua các năm, từ 20.151 tấn vào năm 2014 xuống còn

10.228 tấn vào năm 2018 (giảm gần ½), trong đó năm 2016 giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2012-2016 (- 42,2% ) so với năm 2015, đến 2017 tổng sản lượng chế biến cao hơn năm 2016 (739 tấn), tăng 8,7% và tiếp tục tăng 10,8 % vào năm 2018, điều đó cho thấy sản lượng của ngành có khả năng phục hồi dần. Bình quân giai đoạn 2014-2018 giảm 15,6%, giảm ít hơn giai đoạn 2012-2016 (-23,4%). Cụ thể từng nhóm sản phẩm, Bảng 3.4 cho thấy sản lượng sản phẩm thủy sản ướp lạnh giảm mạnh hơn so với các nhóm hàng khác, tốc độ tăng trưởng qua các năm từ 2014 đến năm 2015 lần lượt là 16,59%, (85,55%) và từ năm 2016 đến năm 2018 sản phẩm này không còn được thống kê vào danh mục sản phẩm thủy sản công nghiệp chủ yếu, kết quả thể hiện giảm 100% vào năm 2016.

Bảng 3.4. Tổng sản phẩm thủy sản chủ yếu của CNCBTS (2014-2018)


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

B.quân

Sản lượng (tấn)







Thủy sản ướp lạnh

2.256

326





Thủy sản đông lạnh

12.010

7.691

5.243

4.959

8.241


Thủy sản đóng hộp

5.885

6.660

3.247

4.270

1.987


Tổng

20.151

14.677

8.490

9.229

10.228


Tốc độ tăng trưởng (%)

Thủy sản ướp lạnh

16,59

(85,55)

(100,00)




Thủy sản đông lạnh

(18,22)

(35,96)

(31,83)

(5,42)

66,18

(9,0)

Thủy sản đóng hộp

12,07

13,17

(51,25)

31,51

(53,47)

(23,8)

Tổng sản phẩm

(7,86)

(27,16)

(42,15)

8,70

10,82

(15,6)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)


Trong khi đó, so sánh cùng thời kỳ thì sản lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh hàng năm với tốc độ lần lượt là (18,22), (35,96%), (31,83%) và giảm bình quân giai đoạn 2012-2016 là 21,88%, đến năm 2017 giảm 5,42% và tăng mạnh vào năm 2018 (66,18%) và tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 giảm 8,99%. Sản lượng sản phẩm thủy sản đóng hộp có xu hướng tốt nhất trong ba mặt hàng ở giai đoạn 2012-2016, từ tốc độ giảm 23,33% năm 2013, tăng liên tục các năm 2014, 2015 với tốc độ lần lượt là 12,07% và 13,17% đến năm 2016 giảm mạnh (51,25%), năm 2018 là (53,47%), và tốc độ giảm bình quân (2012-2016) là 17,02%, giai đoạn 2014-2018 giảm đến 23,77% (Hình 3.7).

100

000

2014

2015

2016

2017

2018

-100

-200

Thủy sản ướp lạnh (%)

Thủy sản đóng hộp (%)

Thủy sản đông lạnh (%)

Tổng sản phẩm

Hình 3.7. Tốc độ gia tăng sản phẩm chủ yếu của CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh (2014-2018)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển dịch theo xu hướng thay thế nhóm sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Thật vậy, biểu đồ cơ cấu (Hình 3. 8) đã cho thấy từ năm 2014 – 2018 nhóm hàng đứng đầu là thủy sản đông lạnh, luôn ở mức trên 50% trong tổng cơ cấu, và năm 2018 chiếm đến 80,6%. Kế đến, nhóm hàng thủy sản đóng hộp có xu hướng tăng về t trọng trong những năm từ 2012 đến 2015 đạt mức 45,4% gần bằng nhóm hàng thủy sản đông lạnh (52,4%) trong cùng kỳ. Tuy nhiên, năm 2017 có xu hướng giảm còn lại 38,2% trong tổng cơ cấu và còn 19,4% năm 2018 , kết quả cho thấy chế biến sản phẩm đóng hộp đã có sự dịch chuyển sang sản phẩm đông lạnh. Cuối cùng trong những nhóm hàng được thống kê vào tổng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh, nhóm hàng thủy sản ướp lạnh chiếm t trọng thấp nhất, đạt mức 11,2% vào năm 2014 giảm còn chỉ 2,2% trong cơ cấu sản


phẩm vào năm 2015 và đến năm 2016 nó được thay thế hoàn toàn bởi nhóm thủy sản đóng hộp và thủy sản đông lạnh và duy trì cho đến hiện tại. Việc nghiên cứu, đầu tư chế biến sản phẩm giá trị gia tăng thời gian qua rất ít phát triển. Điển hình là tôm và cá tra. Tôm chủ yếu là xuất nguyên con hoặc tách vỏ đông lạnh hoặc luộc chín đông lạnh, còn cá tra chủ yếu chế biến dạng nguyên liệu tiêu thụ nguyên con ở thị trường nội địa. Trong tỉnh còn thiếu nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng nhưng thừa chế biến sản phẩm thô. Chế biến sản phẩm thô mang lại lợi nhuận không cao, xu hướng sẽ giảm dần trong tương lai và hơn nữa sẽ có sản phẩm cá rô phi được nuôi ở các tỉnh lân cận cạnh tranh với cá tra. Chế biến sản phẩm giá trị gia tăng đòi hỏi chi phí bỏ ra để đầu tư dây chuyền công nghệ cao hơn nhiều lần so với đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến nguyên liệu nhưng bù lại sản phẩm gia tăng sẽ ít quan tâm đến kích cỡ hơn khi đó sẽ tận thu nguồn nguyên liệu được cung ứng và mang lại lợi nhuận cao hơn.


29.205

19.427

45.377

38.245

46.267

59.600

61.755

80.573

11.195

52.402

2.221

-

53.733

-

-

100%


50%



0%

2014 2015 2016 2017 2018


Thủy sản ướp lạnh (%) Thủy sản đông lạnh (%) Thủy sản đóng hộp (%)


Hình 3. 8. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản (2014-2018)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

Mặc dù có đến ba nhóm hàng thủy sản được chế biến công nghiệp nhưng Trà Vinh chỉ xuất khẩu sang các nước các mặt hàng thuộc nhóm thủy sản đông lạnh như tôm đông, cá đông và thủy sản đông lạnh khác. Trong đó, tôm đông chính là mặt hàng xuất khẩu ít biến động về sản lượng và có xu hướng luôn tăng trong cơ cấu sản phẩm. Sản lượng cụ thể, năm 2014 xuất khẩu được 3.578 tấn, tuy nhiên sản lượng giảm xuống còn 2.822 tấn (2015), từ năm 2016 đến năm 2018 mặt hàng này chẳng những có xu hướng tăng (đạt 4.969 tấn) (Hình 3.9) mà còn chiếm t trọng cao hơn


các mặt hàng còn lại. Mặt hàng cá đông lạnh xuất khẩu có xu hướng phục hồi dần từ 276 tấn được xuất khẩu năm 2015 tăng lên đạt 1.120 tấn năm 2018.

Tôm đông

Cá đông

Thủy sản đông lạnh

5,264

4,969

4,359

3,984

3,578

3,608

2,640

2,822

2,528

2,061

1,963

933

1,120

27

6

549

2014

2015

2016

2017

2018

Hình 3.9. Xu hướng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có sự chuyển dịch rõ rệt qua các năm. Mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu ít biến động về sản lượng và có xu hướng luôn tăng trong cơ cấu sản phẩm. Biểu đồ (Hình 3.10) đã mô phỏng rằng vào năm 2014 mặt hàng thu sản đông lạnh khác đứng đầu với t trọng 39,1%, hàng tôm đông đứng vị trí thứ hai với 35,1% trong tổng cơ cấu và cuối cùng cá chiếm 25,9%. T trọng cả 3 mặt hàng này trong cơ cấu tương đối gần nhau. Sản phẩm xuất khẩu đã chuyển hướng từ hàng cá đông, thu sản động lạnh khác sang tôm đông và đưa mặt hàng tôm đông lên vị trí thứ nhất trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào năm 2016, chiếm 54%. Vị trí này vẫn được giữ vững đến năm 2018 chiếm đến 61,7% , gấp 1,4 lần so với sản lượng năm 2014. Mặt hàng cá đông giảm mạnh xuống còn 13,9% trong tổng cơ cấu, giảm 0,4 lần so với sản lượng xuất khẩu cá đông năm 2014. Kết quả này cho thấy các đơn vị sản xuất đã có sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và cũng phù hợp với tiềm năng nguồn nguyên liệu thu sản của địa phương.

Còn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm gần đây đứng đầu lại là mặt hàng Cá tra chiếm hơn 40% về tổng sản lượng xuất khẩu, Tôm là mặt hàng đứng thứ hai với t trọng chiếm gần 20%. Mặc dù sản lượng tôm xuất khẩu ít hơn cá nhưng xét về mặt giá trị thì Tôm thu về kim ngạch xuất khẩu nhiều


hơn với hơn 40% tổng kim ngạch trong khi cá tra chỉ từ 22-26% tổng kim ngạch (Hình 3.11). Từ những kết quả trên, có thể nói tôm và cá tra là hai mặt hang thu sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, và tỉnh Trà Vinh đã đặt mục tiêu phát triển ngành tôm trở thành ngành chủ lực và cùng với đó là định hướng quy hoạch triển ngành cá tra là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành thu sản Việt Nam.

Hình 3 10 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh 2014 2018 4

Hình 3.10. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)


Hình 3 11 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu Nguồn Tính toán 5

Hình 3.11. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


3.2.2. Thực trạng chuyển dịch phương thức tổ chức sản xuất

Theo kết quả điều tra (2019) cho thấy chế biến thủy sản có sự chuyển biến rõ rệt trong phương thức sản xuất, từ chế biến với các máy móc, thiết bị thô sơ, kỹ thuật đóng gói, bảo quản đơn giản sang đầu tư công nghệ vào hoạt động chế biến để cho ra sản phẩm chất lượng theo các tiêu chuẩn như HACCP, GMP, BRC (Global Standard for Food Safety), ACC, ISO 9001 : 2000. Các cơ sở chế biến đã không ngừng cải tiến, đầu tư các thiết bị, xây dựng kho trữ đông để bảo quản sản phẩm sau chế biến với phục vụ cho hoạt động chế biến với t trọng đầu tư vào tài sản cố định ước tính 52,79% vốn kinh doanh bình quân năm 2018 bằng 1,27 lần năm 2014. Cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật, quản lý, kiểm tra chất lượng có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên, kết quả này chỉ được thể hiện rõ nét ở khu vực doanh nghiệp còn khu vực cá thể chuyển biến chậm.

Chế biến truyền thống đề cập đến việc sơ chế, ướp muối, sấy khô, ướp lạnh. Các cơ sở chế biến thuộc khu vực cá thể thường có phương thức sản xuất truyền thống với phương pháp sản xuất thủ công, quy mô nhỏ vì thế tạo ra giá trị sản xuất thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp với phương thức sản xuất hiện đại thông qua đầu tư dây chuyền sản xuất, dây chuyền cáp đông với thiết bị, công nghệ tiên tiến cùng với trình độ kỹ thuật tương ứng. Mặc dầu vậy nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn được khu vực này tạo ra từ 3,16% đến 5,71% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trong các năm từ 2012 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2012 giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 được tạo ra bởi khu vực cá thể đạt 76.121 triệu đồng, chiếm 3,16% tổng giá trị sản xuất của ngành với 88,77% quy mô về số lượng cơ sở chế biến, đến năm 2016 giá trị sản xuất sụt giảm còn 63.027 triệu đồng nhưng cơ cấu trong tổng giá trị lại cao hơn năm 2012 đạt mức 5,88%, trái lại t trọng quy mô về số lượng cơ sở chế biến thấp hơn năm 2012 (chiếm 68,54%). Trong cùng kỳ, khu vực doanh nghiệp tạo ra 94,12% giá trị sản xuất toàn ngành với 13,46% quy mô số lượng cơ sở. Cả hai khu vực (cá thể và doanh nghiệp) tiếp tục tăng về giá trị sản xuất vào năm 2018 với giá trị lần lượt là 77.584 triệu đồng (chiếm 5,71%) và 1.281.972 triệu đồng (chiếm 94,29%) (Bảng 3.5, Hình 3.12)


Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của ngành CBTS phân theo khu vực




ĐVT: Triệu đồng

Năm

Tổng

Khu vực Doanh nghiệp

Khu vực cá thể

2014

1.407.656

1.322.901

84.755

2015

1.305.344

1.214.034

91.310

2016

1.071.088

1.008.061

63.027

2017

1.086.877

1.028.970

57.906

2018

1.359.556

1.281.972

77.584


T trọng Giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản 100 000 95 000 6 021 6 995 6

T trọng Giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản (%)

100.000

95.000

6.021

6.995 5.884 5.328 5.707

90.000

85.000

93.979 93.005 94.116

94.672 94.293

2014 2015


Khu vực cá thể


2016


2017



2018

Khu vực Doanh nghiệp


Hình 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thị trường

Sản phẩm thủy sản công nghiệp chủ yếu ở Trà Vinh được thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu đã tiêu thụ 50,6% tổng sản phẩm vào năm 2014, phần còn lại tiêu thụ thị trường trong nước. Cơ cấu này phần lớn các năm đều có sự chuyển dịch từ thị trường tiêu thụ trong nước sang tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu, đến năm 2018 thị trường xuất khẩu đã tiêu thụ hơn ¾ tổng sản lượng công nghiệp của ngành (Hình 3.13).

100%

49.4

43

21.3

20.3

21.3

50%

50.6

57

78.7

79.7

78.7

0%

2014 2015

Xuất khẩu

Tiêu thụ trong nước

2016 2017 2018

Hình 3.13. Cơ cấu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thủy sản Trà Vinh

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, khảo sát và tính toán của tác giả)


Thủy sản Trà Vinh chủ yếu xuất khẩu vào 03 thị trường chính gồm Châu Âu (EU), Nhật và Bắc Mỹ. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng từ 47,5 triệu USD năm 2016 lên đạt 60,71 triệu USD năm 2018, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lần lượt từ 16% đến 26%. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự chuyển dịch đáng kể (Hình 3.14). Cụ thể, chuyển dịch từ thị trường Bắc Mỹ, thị trường Châu Âu và các thị trường khác sang thị trường Nhật làm cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của thị trường này từ 14,27% năm 2014 tăng lên đạt 40,52% năm 2016 bởi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người Nhật lớn. Ngoài việc coi trọng chế độ dinh dưỡng được cung cấp từ các sản phẩm thủy sản như Tôm, Mực,.. người Nhật có tới hàng trăm lễ hội trong năm và mỗi lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thu sản. Xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ giảm một phần do chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đặt ra không ít trở ngại cho xuất khẩu cá tra.

Từ sau năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Nhật giảm, đặc biệt là mặt hàng tôm mà tôm là mặt hàng chủ lực của Thủy sản Trà Vinh xuất khẩu sang Nhật. Ngoài những nguyên nhân như thị trường tiêu thụ kém, biến động của đồng Yên… thì còn do Nhật Bản ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại của Nhật đang có xu hướng tìm nguồn nhập khẩu với giá rẻ hơn từ các nước khác như Ấn Độ, Indonesia bởi giá thành sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung, Trà Vinh nói riêng cao hơn so với các nước đối thủ, giá thành sản xuất một con tôm giống của Việt Nam cao gấp gần 2 lần so với Ấn Độ. Thêm vào đó, do nhiều yếu tố môi trường và dịch bệnh, t lệ tôm nuôi thành công của Việt Nam chỉ đạt khoảng 33% - 40%, trong khi Indonesia hay Ấn Độ t lệ nuôi thành công lên tới 70%. Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng, xuất khẩu sang Bắc Mỹ tiếp tục giảm còn 1,66% trong tổng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 bởi thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng Tôm tăng cao (từ 1,16% lên 1,42% cho đợt rà soát hành chính lần thứ 9 - POR9), đồng USD mất giá. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có quy định về việc các nước xuất khẩu thủy sản (13 loài, trong đó có tôm) phải tuân thủ các yêu cầu nhằm chống lại khai thác bất hợp pháp IUU từ ngày 1/1/2018. Song song đó là các yêu cầu về

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí