Phân Bổ Cỡ Mẫu Thu Thập Thông Tin, Đánh Giá Mức Độ Liên Kết Của Cơ Sở Chế Biến Thủy Sản


tương ứng nhau dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm so với lực lượng lao động gần như không đổi so với năm 2017 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Lực lượng lao động, lao động đang làm việc



2014

2015

2016

2017

2018

Lực lượng lao động

(người)

609.705

611.127

615.462

618.722

619.341

Số lao động làm việc

trong năm (người)

602.418

599.229

601.511

602.428

603.054

Chỉ số phát triển của lao động làm việc trong

năm (%)


100,93


99,47


100,38


100,15


100,10

T lệ lao động có việc làm so với lực lượng lao

động (%)


98,80


98,05


97,73


97,37


97,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 10

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, 2018)

Đánh giá chung: tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh có những thuận lợi và hạn chế với sự phát triển ngành CNCBTS như: nền kinh tế đang có sự phát triển khá tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho phát triển ngành, thị trường địa phương mở rộng, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu, người đồng bào dân tộc chiếm t trong khá cao, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, thiếu đồng bộ và kém về khả năng kết nối.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận

Nghiên cứu này được tiếp cận theo ba cách đó là tiếp cận hệ thống, kinh tế phát triển và tiếp cận thực chứng. Thứ nhất, tiếp cận hệ thống thông qua việc xem xét sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh trong hệ thống kinh tế chung của tỉnh Trà Vinh. Các cơ sở chế biến trong ngành tại địa phương này hoạt động sẽ chịu sự tác động của của các yếu tố vĩ mô của tỉnh, của vùng, chịu sự cạnh tranh và có mối liên kết với hệ thống ngành CNCBTS trong


vùng. Thứ hai, cách tiếp cận kinh tế phát triển: ngành công nghiệp chế biến tỉnh Trà Vinh hoạt động theo cơ chế huy động phân bổ nguồn lực theo thị trường có điều tiết và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh. Dựa trên nền tảng lý luận của lý thuyết phát triển cổ điển, tân cổ điển để xây dựng khung phân tích nội dung phát triển ngành. Ngoài ra, vận dụng mô hình kim cương của Potter để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Cuối cùng, cách tiếp cận thực chứng sẽ giúp trả lời các câu hỏi như: Bức tranh thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua như thế nào? Sự phát triển của ngành chịu sự ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh gồm những hàm ý nào ?

63


NỘI DUNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCBTS

Nguồn cung ứng nguyên liệu

Thị trường tiêu thụ

Sự cạnh tranh trong ngành

Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội

Các chính sách của Nhà nước

NỘI DUNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Tăng trưởng về quy mô

Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến

Liên kết trong chế biến

Nâng cao hiệu quả

kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường

- Gia tăng số lượng cơ sở.

- Gia tăng quy mô

cơ sở.

- Gia tăng kết quả sản xuất.

- T trọng sản phẩm chế biến và sự thay đổi t trọng sản phẩm chế biến.

- T trọng sản phẩm chế biến theo các phương thức sản xuất và sự thay đổi t trọng sản phẩm chế biến theo các phương thức sản xuất.

- T trọng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường và sự thay đổi t trọng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường.

- Số lượng và t lệ cơ sở chế biến có tham gia liên kết

- Các hình thức liên kết và mức độ liên kết.

- Năng suất vốn.

- Năng suất lao động.

- Giải quyết việc làm.

- Thu nhập lao động chế biến thủy sản.

-Đóng góp kim ngạch xuất khẩu địa phương.

- Xử lý chất thải, khí thải, tiếng ồn.

- Mức độ ảnh hưởng của chất thải, khí thải, tiếng ồn đến người dân xung quanh.

2.2.2. Khung phân tích


HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH








Gia tăng quy mô của

công nghiệp chế biến thủy sản


Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến


Mở rộng liên kết trong chế biến thủy sản


Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản



Một số hàm ý khác


Hình 2.2. Khung phân tích luận án

(Nguồn: đề xuất của tác giả)


2.2.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án là một chuỗi các hoạt động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic [151]. Các nhà nghiên cứu khác nhau họ đề xuất thiết kế nghiên cứu khác nhau nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu riêng của họ [218]. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều có điểm chung trong các nghiên cứu định tính với quy trình đi từ lược khảo lý thuyết đến tiến hành các thủ tục đối chiếu thực tiễn thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu nhằm khám phá, khái quát hóa những quy luật chung [171], [137]. Để giải quyết vấn đề nêu ra trong khung phân tích về xây dựng mô hình phát triển công nghiệp chế biến thủy sản (Hình 2.2), tác giả cũng theo quy luật chung đó để thiết kế quy trình nghiên cứu (Hình 2.3).

Bước đầu tiên, tác giả hệ thống lại cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp, CNCBTS để hình thành các khái niệm và (1) xác định các nội dung phát triển, xây dựng tiêu chí để đánh giá từng nội dung phát triển của ngành, đồng thời, (2) xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này tại tỉnh Trà Vinh và xây dựng thang đo cho từng biến nghiên cứu.

Bước thứ hai, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi và điều tra, thu thập dữ liệu. Thu thập số liệu thứ cấp, xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi - xác định đối tượng để trả lời bảng hỏi- khảo sát sơ bộ, tiến hành khảo sát chính thức để thu thập dữ liệu sơ cấp.

Bước thứ ba, tác giả thực hiện thống kê, sàng lọc, tổng hợp, mã hóa và phân tích dữ liệu. Trong phân tích dữ liệu có bước phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Bước thứ tư, viết báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành trên cơ sở bộ dữ liệu thu thập được, giải thích kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành.


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNCBTS


Xây dựng các thang đo cho các biến nghiên cứu

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành CNCBTS

Cuối cùng, xây dựng các nhóm hàm ý chính sách phát triển ngành dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản và quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành CNCBTS của tỉnh.

Hệ thống lại cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến

phát triển CNCBTS



Đề xuất hàm ý chính sách phát triển

CNCBTS

tại tỉnh Trà Vinh

Phân tích hồi quy đa biến

Thiết kế

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thống kê mô tả, so sánh, tính trung bình


Phân tích dữ liệu

Phân tích EFA


Viết báo cáo thực trạng phát triển ngành CNCBTS tại Trà Vinh và giải thích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

bảng hỏi


Tham khảo ý kiến chuyên gia


Hoàn thiện bảng hỏi


Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Thừa kế và đề xuất của tác giả)


2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Luận án sử dụng số liệu để phân tích từ 02 nguồn, đó là nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Phương pháp thu thập được mô tả cụ thể:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập thông qua các báo cáo của các cơ quan chức năng, các bài viết được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, các giáo trình, sách chuyên khảo, các luận án liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và Niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp điều tra, sử dụng bảng hỏi dạng phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin liên quan:

(1) Đối với dữ liệu phục vụ đánh giá thực trạng nghiên cứu sử dụng bảng phỏng vấn có cấu trúc với câu hỏi đóng. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi còn sử dụng thang đo mức độ dạng Likert 5 điểm để phỏng vấn đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh tế cá thể ngành CNCBTS về mức độ liên kết giữa cơ sở với các tác nhân cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, và với các tác nhân tiêu thụ sản phẩm của cơ sở chế biến. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn từ 46/69 cơ sở, chiếm 66,7% tổng thể. Trong đó, tác giả khảo sát 100% số doanh nghiệp chế biến thủy sản, 64,06% số cơ sở kinh tế cá thể. Cỡ mẫu thu thập thông tin được phân bổ như Bảng

2.3. Riêng đối với khảo sát hộ dân sống, buôn bán xung quanh hoặc ven các cơ sở, doanh nghiệp chế biến để xem xét cư dân đánh giá việc xử lý môi trường của các cơ sở như thế nào, nghiên cứu lấy đại diện từ 2-3 (hộ)/cơ sở, tương ứng từ 104-156 phiếu.

(2) Để đo lường mức độ liên kết, hợp tác giữa các tác nhân, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 05 mức độ được xác định trên bảng câu hỏi để tính ra mức trung bình chung của tổng số người được hỏi. Cụ thể 5 mức độ gồm không hợp tác (1), hợp tác yếu (2), hợp tác trung bình (3), hợp tác khá chặt chẽ (4) và hợp tác chặt chẽ (5). Với khoảng cách n = 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả sau: từ 1,00- 1,80 điểm là không hợp, hợp tác yếu mang tính thời


điểm (khi cần thì hợp tác) có điểm từ 1,81- 2,6; hợp tác ở mức trung bình (ngắn hạn, mang tính thường xuyên) có điểm 2,61- 3,40; điểm từ 3,41- 4,20 là hợp tác khá chặt chẽ (trung hạn, mang tính thường xuyên) và điểm từ 4,21-5,00 là hợp tác chặt chẽ (dài hạn).

Bảng 2.3. Phân bổ cỡ mẫu thu thập thông tin, đánh giá mức độ liên kết của cơ sở chế biến thủy sản


Địa bàn

Tổng thể

Cỡ mẫu thu thập thông tin về

cơ sở, đánh giá mức độ liên kết

DN

CSKT

Tổng

DN

CSKT

Tổng

Tỷ trọng

(%)

Thành phố Trà Vinh

2


2

2


2

100

Huyện Càng Long








Huyện Cầu Kè


1

1


1

1

100,00

Huyện Tiểu Cần








Huyện Châu Thành








Huyện Cầu Ngang

1

21

22

1

13

14

63,64

Huyện Trà Cú

1

21

22

1

12

13

59,09

Huyện Duyên Hải

1

16

17

1

10

11

64,71

Thị xã Duyên Hải


5

5


5

5

100,00

Tổng

5

64

69

5

41

46

66,67

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

(3) Đối với dữ liệu phục vụ phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tác giả sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế thang đo mức độ dạng Likert 5 điểm để phỏng vấn đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh tế cá thể ngành CNCBTS và những người làm việc lâu năm với nghề. Tác giả tiến hành phỏng vấn từ 159 người thuộc 46 cơ sở. Trong đó, đối với doanh nghiệp số lượng người được hỏi dao động không quá 10% số lao động đang làm việc tại đơn vị. Còn đối với cơ sở kinh tế cá thể thì số người được phỏng vấn không quá 2 người. Cỡ mẫu khảo sát được phân bổ như Bảng 2.4.


Bảng 2.4. Phân bổ cỡ mẫu khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng



Địa bàn

Tổng thể

Cỡ mẫu khảo sát đánh giá

các nhân tố ảnh hưởng

DN

CSKT

Tổng

Tổng

DN

CSKT

Tổng

Tỷ trọng

(%)

Thành phố Trà Vinh

2


2

945

45


45

4,76

Huyện Càng Long









Huyện Cầu Kè


1

1

4


1

1

25,00

Huyện Cầu Ngang

1

21

22

73

3

22

25

34,25

Huyện Trà Cú

1

21

22

120

5

27

32

26,67

Huyện Duyên Hải

1

16

17

248

22

28

50

20,16

Thị xã Duyên Hải


5

5

18


6

6

33,33

Tổng

5

64

69

1.408

75

84

159

11,29

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả)

Mặc dù phân bổ mẫu như bảng 2.3 và bảng 2.4 nhưng để dự phòng tác giả chuẩn bị điều tra 100% số cơ sở kinh tế cá thể nhưng thực tế chỉ điều tra được 64,06% cơ sở. Kết quả thu về 46/69 phiếu thu thập thông tin và 159/178 phiếu khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành do trong quá trình điều tra trực tiếp được biết những cơ sở kinh tế cá thể có đăng ký kinh doanh, có địa chỉ nhưng thực tế không còn hoạt động hoặc tạm ngưng kinh doanh. Đây cũng là hạn chế về mẫu phân tích của đề tài.

2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Luận án đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp phân tích bằng công cụ bảng tính excel để tính toán các chỉ số liên quan, phần mềm SPSS.20 hỗ trợ xử lý dữ liệu và tính điểm trung bình một số tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành, hỗ trợ kiểm định thang đo, phân tích khám phá nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và phân tích hồi quy.

Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả toàn bộ sự vật, hiện tượng dựa trên dữ liệu thu thập và tính toán. Thống kê và sắp xếp các số liệu thu thập được theo dãy thời gian, tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản như tốc độ phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023