Thực Trạng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Và Các Vấn Đề Xã Hội

tạo thêm động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm mang hơi thở truyền thống địa phương như làm: Nem chua, Bánh gai, hải sản khô….

Bằng kết quả khảo sát cư dân địa phương, nghiên cứu đã tổng hợp về mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch: Có tới 62% cư dân địa phương khi được hỏi đã ghi nhận mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch ở mức khá nhiều và 19,3% ghi nhận mức rất nhiều. Cư dân địa phương cũng ghi nhận 66% mức khá nhiều và 12,6% ghi nhận mức rất nhiều trong đánh giá mức độ đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. (Xem thêm tại phục lục 12)

Tao ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho cư dân từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, lao động trong ngành du lịch tại Thanh Hóa đang tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Lao động có trình độ Đại học trở lên tăng rất chậm trong nhiều năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu lao động ngành du lịch. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp trở lên cũng tăng liên tục qua các năm. Lực lượng chưa được qua đào tạo và đào tạo nghề hoặc bồi dưỡng tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động du lịch Thanh Hóa. Có thể đánh giá chung: lao động ngành du lịch tại Thanh Hóa vừa thiếu vừa chưa đạt yêu cầu về chất lượng.

Nguồn nhân lực DL Thanh Hóa vẫn còn nhiều mặt bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập. Về số lượng, do các doanh nghiệp du lịch hầu hết có quy mô nhỏ nên số lao động bình quân còn ít. Lực lượng lao động cũng bị biến động do tính chất mùa vụ, chất lượng lao động nhìn chung chưa cao, thiếu lao động có trình độ quản lý kinh doanh DL, nhất là về quản lý kinh doanh khách sạn, lữ hành, cũng như đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, hướng dẫn viên DL giỏi...

Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đa số cán bộ, công nhân lao động còn yếu nên hạn chế trong việc giao tiếp, phục vụ và quảng bá xúc tiến mở rộng thị trường khách quốc tế. Phần lớn doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thanh Hóa hiện nay có quy mô nhỏ, hoạt động theo thời vụ nên doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng và có điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề cao.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch và các vấn đề xã hội

Du lịch phát triển mạnh mẽ sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương một các rõ rệt. Bên cạnh đó thì mặt trái của du lịch là rất khó kiểm soát được diễn biến

an ninh và sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội khi có hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương.

Trong nhiều năm trước đây du lịch Thanh Hóa mang một hình ảnh xấu xí với hiện tượng kinh doanh theo kiểu chụp giật, “chặt, chém, bắt chẹt” khách, ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện của điểm đến du lịch, tác động không tốt đến phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền và đặc biệt là việc nâng cao vai trò nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh thân thiện. Một số giải pháp đã được chính quyền đưa ra như: Công khai niêm yết giá, cấm bán hàng rong trên bãi biển, xây dựng số Hotline của chính quyền để du khách có thể khiếu nại các hành vi xấu của các đơn vị kinh doanh, thành lập nhiều đoàn thanh tra kiểm tra thường xuyên và đột xuất, có chế tài tước giấy phép kinh doanh trong văn bản quy qui định… Các biên pháp trên đã thực hiện triệt để và đã đem lại hình ảnh du lịch tốt cho Thanh Hóa trong 5 năm trở lại đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa tương đối đông vào mùa du lịch, làm xáo trộn đến cấu trúc xã hội truyền thống và tập tục sinh hoạt của cộng đồng ở các khu, điểm du lịch. Tình hình diễn biến trật tự, tệ nạn xã hội ở các khu, điểm du lịch không có những diễn biến quá bất thường, nhưng vẫn gây tác động đến an ninh trật tự hơn so với thực tế bình thường khi không có hoạt động du lịch. Có 11,3% cư dân được khảo sát cho rằng du lịch làm ảnh hưởng đến diễn biến an ninh ở khu, điểm du lịch; 2% cho rằng diễn biến an ninh trật tự xấu.

Sự xuất hiện các tệ nạn xã hội khi có hoạt động du lịch diễn ra cũng là điều không thể tránh khỏi đối với các địa phương. Những điểm du lịch hấp dẫn thông thường có nhiều loại khách tới từ nhiều vùng khác nhau và trong thời gian thăm qua du lịch họ sẽ có các nhu cầu khác nhau, trong đó có một số bộ phận không nhỏ có khuynh hướng tìm kiểm các dịch vụ xấu như: Bói toán, mê tín dị đoan, mại dâm, ma túy, đánh bạc, karaoke, massager trá hình … dẫn đến xuất hiện một lượng cầu. Từ đó, việc các cơ sở kinh doanh, cư dân địa phương tham gia vào hoạt động cung ứng cho các nhu cầu trên của khách du lịch dẫn đến các hiện tượng làm tệ nạn xã hội phát triển hơn so với khi không có hoạt động du lịch diễn ra. Tuy nhiên du lịch tại Thanh Hóa đang kiểm soát tương đối tốt vấn đề này, kết quả khảo sát cho thấy có 47,3% cư dân địa phương ghi nhận mức khá ít và 14% ghi nhận mức rất ít trong việc đánh giá sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 13

lịch. Chỉ có 4,6% và 0,6% cho rằng xuất hiện nhiều và rất nhiều. Điều này cho thấy sự xuất hiện tệ nạn xã hội khi có hoạt động du lịch diễn ra tại Thanh Hóa rất thấp, thể hiện tính bền vững.

3.2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững du lịch và cộng đồng địa phương

Phát triển bền vững du lịch là hoạt động mang tính kế hoạch cao và ngoài chủ trương, đường lối thực hiện của chính quyền sự tham gia tích cực của các đơn vị kinh doanh du lịch thì một phần không thể thiếu là của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch sẽ tác động trực tiếp tới họ, không chỉ đem lại lợi ích mà cũng đem lại một số tác động ảnh hưởng tới họ.

Trong nhiều năm qua, Thanh Hóa đang thực hiện rất tốt việc lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy hoạch phát triển du lịch. Tình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thông tin về chủ trương dự án đầu tư du lịch và tiếp nhận ý kiến của người dân như: Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (Truyền hình, đài, báo, báo điện tử, website điện tử…); tổ chức lấy ý kiến công dân qua hòm thư góp ý điện tử, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thông tin tới tận các cấp phường, xã…. Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân ghi nhận tương đối cao, có 20% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 58% ghi nhận mức khá nhiều và 12% ghi nhận mức rất nhiều trong việc được nhận các thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch. Có 1,3% cho rằng chưa bao giờ được nhận thông tin, 8,6% cho rằng rất ít.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch cho cư dân cũng đã được triển khai thực hiện trên diện rộng. Thanh Hóa đã tổ chức tuyên truyền, vận động trực tiếp cho cư dân địa phương; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phố, phường xã; giao cho các đoàn thể chính trị, xã hội ở các phường xã triển khai phổ biến và yêu cầu các hộ dân ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật cũng như quy chế trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên… vào công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức. cho cộng đồng dân cư sở tại, khách du lịch trong các hoạt động bảo tồn. và phát huy giá trị thiên nhiên, văn hóa; ngoài ra còn tuyên truyền qua hệ thống các báo cáo viên với hơn 300 người và qua các kênh thông tin đại chúng… Tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự hiểu hiệu quả, qua khảo sát

cư dân địa phương một các ngẫu nhiên thì có 2,6% cho rằng chưa bao giờ nhận được tuyên truyền, 30% cho rằng ít khi được tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch.

Khảo sát chung cũng cho thấy, Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch rất cao. Có 23,3% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 46,6% ghi nhận mức khá hài lòng và 22% ghi nhận mức rất hài lòng trong việc đánh giá Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch. Có 0,6% cho rằng rất không hài lòng, 7,3% cho rằng không hài lòng lắm. (Xem thêm tại phục lục 12)

3.2.2.4. Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo, quy hoạch di tích

Thanh Hóa có tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch. Tỉnh đã từng bước quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các điểm, khu du lịch. Những hạng mục đầu tư lớn, trong quy hoạch đều có các giải pháp phát triển bền vững.. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Số di tích được xếp hạng 832 di tích, trong đó có 01 di sản thế giới, 03 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 686 di tích cấp tỉnh; 731 di tích được kiểm kê bảo vệ; 12 di tích được lập quy hoạch và bảo quản, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp. Số di tích được bảo quản, tu bổ phục hồi là 142 lượt di tích, trong đó: di tích quốc gia 21 lượt, di tích cấp tỉnh 121 lượt. Kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp cho 123 lượt di tích từ năm 2015 đến hết năm 2017 là 87,2 tỷ đồng. Năm 2018 tỉnh đã phê duyệt 55 di tích xem xét, hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp tại Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh [74]. Năm 2019 tỉnh đã phê duyệt quyết định về tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 29 di tích [75].

Nhìn chung, các di tích trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc loại hình lịch sử - văn hóa, bao gồm các loại di tích: Nghè, chùa, đền thờ danh nhân, nhà thờ họ... có giá trị ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, cộng đồng làng, xã, dòng họ. Nhiều di tích lịch sử cách mạng mang dấu ấn các sự kiện lịch sử, cách mạng của từng thời kỳ của lịch sử dân tộc, địa phương; là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị lịch sử - văn hóa mang tính giáo dục truyền thống, có quy mô nhỏ. Do đó, việc phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch hiệu quả chưa cao. Một số di tích có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, có quy mô và phạm vi ảnh hưởng lớn như: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Đền thờ Bà Triệu, Thái Miếu Nhà Hậu Lê, Đền Đồng Cổ,

Phủ Trịnh, Đền Sòng, Đền Chín Giếng, Đền Cô Bơ… bước đầu được đầu tư cơ bản, đã góp phần hoàn thiện, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hoá và ngày càng thu hút khách tham quan.

3.2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa vể môi trường

3.2.3.1. Thực trạng một số vấn đề về môi trường du lịch tại Thanh Hóa

Môi trường là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Khác với nhiều ngành kinh tế khác, trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ vì vậy sự suy giảm chất lượng môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút tính hấp dẫn các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.‌

a, Tỷ lệ các khu, điểm có tài nguyên du lịch được quy hoạch, đầu tư

Tính đến 2019, có 68 dự án kinh doanh tại các khu, điểm du lịch đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và hiện đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký là 5.445,7 tỷ đồng và 100% được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án. [4] (Chi tiết tại Phụ lục 14).

Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên du lịch được tỉnh rất quan tâm các khu, điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nằm trong định hướng phân kỳ thu hút đầu tư đều đã có quy hoạch chung hoặc chi tiết. Tuy nhiên, một số quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã không còn phù hợp với bối cảnh du lịch mới, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới ban hành hoặc đã xuất hiện bất cập so với thực tế chưa được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.

b, Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch

Việc xác định giới hạn về sức chữa, cường độ hoạt động của một khu du lịch sẽ góp phần giới hạn lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu du lịch trong cùng một thời điểm, qua đó sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực lên các nguồn tài nguyên và môi trường tại khu vực đó. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của du lịch Việt Nam hiện nay là chưa có công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch cũng như phương pháp quản lý “sức chứa” ở các khu, điểm du lịch. Có thể nói đa số các khu du lịch hiện nay trên lãnh thổ du lịch Việt Nam đều đang bị khai thác quá “sức chứa” thực tế của chúng. Thanh Hóa cũng không phải là ngoại lệ với tình hình trên. Hiện tượng “cháy phòng” vào các ngày lễ, Tết, và các ngày nghỉ cuối tuần và sự tăng giá, chênh lệch giá cả của các dịch vụ trong những ngày này đã thể hiện sự quá tải của các điểm du lịch tại Thanh

Hóa. Đặc biệt phải kể đến các điểm du lịch như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Bãi Đông,… Trong đó tình trạng quá tải về sức chứa, cường độ hoạt động du lịch quá cao thường xuyên suất hiện tại Sầm Sơn nơi có trên 50% trên tổng lượng khách tại Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu của Trương Sỹ Vinh và cộng sự (2019) cho thấy: Thực tế số lượng khách đến tham quan Sầm Sơn trong cả năm vẫn thấp hơn sức chịu tải môi trường không gian bãi biển. Tuy nhiên vào mùa cao điểm, bên cạnh sức chịu tải môi trường không gian bãi biển đã vượt sức tải 178%, sức chịu tải hệ thống lưu trú vượt 150%, sức chịu tải hệ thống cấp nước vượt 158%, sức chịu tải của môi trường kinh tế - xã hội đã vượt tải ở mức cao.[79]

Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững

c, Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch

Vấn đề môi trường tại các khu du lịch được quan tâm triển khai thực hiện. Trên cơ sở Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch. Năm 2019 có 19 khu nhà vệ sinh được hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng tổng số lên 67 khu nhà vệ sinh công cộng được hỗ trợ kinh phí xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh; góp phần cải hiện môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Cũng trong năm 2019, tỉnh đã tổ chức kiểm tra điều kiện đón, phục vụ khách du lịch tại 4 khu du lịch biển: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Quảng Xương, đồng thời có văn bản sau kiểm tra gửi các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện trấn chỉnh và kiểm tra vệ sinh môi trường; kết quả, các địa phương đã xử phạt hành chính 160 vụ, thu hộp ngân sách 330 triệu đồng, nhắc nhở 43 cơ sở. [52]

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt và phục vụ cho hoạt động du lịch tại Thanh Hóa cơ bản đáp ứng được khối lượng nước cần thiết. Tại các địa điểm du lịch nhu cầu sử dụng nước sạch rất lớn đặc biệt là trong mùa hè. Tại nhiều tuyến điểm du lịch chưa ghi nhận hiện tượng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ cho các hoạt động du lịch. Điểm du lịch đông khách nhất là tại Sầm Sơn cũng không xảy ra việc thiếu nước. Theo nghiên cứu Trương Sỹ Vinh và cộng sự (2019) ước lượng nhu cầu về nước sạch cần có tại Sầm Sơn vào ngày cao điểm khoảng 7.000m3/ngày đêm, hiện nay công suất cung cấp nước của Thành phố Sầm

Sơn là 10.000m3/ngày đêm như vậy hệ thống nước sạch đủ cho phục vụ cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và du lịch.[79]

Kết quả quan trắc môi trường giai đoạn 2015 – 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho thấy, nhìn chung chất lượng môi trường không khí tại Thanh Hóa khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn cũng không thường xuyên xảy ra. Các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện điều được tuyên truyền vận động và kiểm soát liên tục, và được kết thúc trước 22h trong ngày.

Hoạt động thu gom chất thải rắn ở các khu du lịch được tăng cường triển khai thực hiện và đi vào nề nếp; 90% cơ sở kinh doanh dịch vụ đã ban hành và thực hiện tốt các quy chế về bảo vệ môi trường, trong đó có công tác thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở du lịch quy mô lớn đều đã đầu tư công trình vệ sinh công cộng, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R), sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện mới môi trường, góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành và thực hiện tốt quy chế về bảo vệ môi trường tại hầu hết các khu, điểm du lịch, các di tích; xây dựng được nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các xã, phường, thị trấn.[52]

Nhìn chung chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch tại Thanh Hóa có chất lượng đảm bảo. Qua kết quả khảo sát, Cả cư dân địa phương và khách du lịch tại Thanh Hóa đánh giá chất lượng môi trường tương đối cao. Mức ghi nhận chất lượng môi trường đảm bảo lần lượt là 93,3% bởi cư dân địa phương; 92% được đánh giá qua khảo sát ý kiến của khách du lịch.

d, Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải.

Số lượng và tỉ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, tới nay đã đạt 100%. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều chủ động thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại đơn vị, có biện pháp tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp trong khu vực.

Với những địa phương là trọng điểm du lịch của tỉnh như Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, vấn đề thu gom, xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt, rác thải trên bãi biển, nhận được nhiều sự quan tâm. Điển hình là tại Sầm Sơn, việc sàng cát và

thu gom, xử lý rác tại khu vực bãi biển đang được thực hiện tương đối hiệu quả. Đồng thời, 100% các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch đã thực hiện cam kết thu gom rác tập trung; sử dụng nước sạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh. Còn các khu du lịch trọng điểm khác, đều được trang bị thùng đựng rác, lắp các biển báo chỉ dẫn liên quan và thành lập tổ thu gom rác, thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú lớn đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm đảm bảo yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp và quyền lợi của khách hàng.

Mặc dù vậy, công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch vẫn còn không ít khó khăn, bất cập. Vấn đề thu gom rác thải ở các bãi biển đã được cải thiện, song vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Còn tại các khu di tích, việc thu gom, tiêu hủy rác còn chậm, nhất là thời điểm lễ hội. Nhiều doanh nghiệp không có hồ sơ đánh giá tác động môi trường, hoặc thực hiện không có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường... Là tỉnh có 102 km bờ biển, Thanh Hóa cũng không xa lạ với vấn nạn rác thải trên biển, các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn, cũng đang đối mặt với tình trạng quá tải xử lý rác thải, ở các mức độ khác nhau.

3.2.3.2. Sự tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng bao gồm: Cư dân địa phương; Các cơ sở kinh doanh du lịch; Khách du lịch. Sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch bằng Luật, các băn bản, chế tài xử phạt… chỉ mang tính điều chỉnh hành vi của cộng đồng. Trên thực tế, sự tham gia của cộng đồng hết sức quan trọng trong phát triển du lịch, vừa là nền tảng, vừa là động lực và mục tiêu cho phát triển bền vững. Nếu khai thác du lịch chỉ tập trung vào lợi nhuận thì sẽ không tránh khỏi những khuyết tật và thiếu bền vững. Cốt lõi của vấn đề vẫn là ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững du lịch, khi đó lợi ích của cộng đồng và mục tiêu phát triển du lịch sẽ nhìn cùng một hương. Du lịch đem lại quyền lợi cho du lịch, ngược lại cộng đồng cần tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý và chung tay phát triển du lịch.

Trong những năm trở lại đây, Thanh Hóa đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng. Một trong số những biện pháp mang lại tính hiệu quả là công tác tuyên truyền, vận động các và đặc biệt là qua hệ thống chính trị

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí