Đánh Giá Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Của Tỉnh Thanh Hóa Từ Năm 2000 Đến Nay

khôi phục quá trình hoạt động có thể trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn, đồng thời có thể tổ chức bán được các sản phẩm lưu niệm cho du khách. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những làng nghề có vị trí thuận tiện, gần các tuyến, điểm du lịch để đầu tư, phát triển và tổ chức khai thác phục vụ du lịch.

Ở Thanh Hoá có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo như nghề đúc đồng ở làng chè, xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá; nghề gốm gia dụng ở làng vồm, xá Thiệu Khánh; nghề đục đá ở Xá Vệ, xã Hoằng Trung, Hoằng Hoá; nghề dệt cói ở Nga Sơn; nghề rèn ở Tất Tác, xã Tiến lộc; nghề tiện gỗ ở làng Nghệ (Quảng Minh); nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Mường, Thái ở Bá Thước, Lang Chánh … Các làng nghề này đều nằm gần tuyến, điểm du lịch cho nên có thể thu hút khách thăm quan. Vì vậy có thể tổ chức để du khách thăm quan, đồng thời nghiên cứu một cơ cấu sản phẩm lưu niệm để phục vụ du khách.

2.2.1.4. Các tài nguyên nhân văn khác

Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Thanh Hoá còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ hải sản phong phú của mình …

Thanh Hoá vốn là miền đất văn hiến giầu chất dân gian, miền đất đã sinh ra các bậc văn sỹ kỳ tài như Lê Văn Hưu, Lê Quát … Thanh Hoá cũng là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ tình như hò Sông Mã, hát Sẩm Soan … nếu được đi du thuyền dọc dông Mã ngắm nhìn phong cảnh đôi bờ và lắng nghe tiếng hò dìu dặt tan trên sông nước thì chắc sẽ là một dịch vụ hiếm có.

Thanh Hoá là nơi có nguồn sản vật phong phú, đa dạng từ rừng, từ biển, từ đồng bằng, hoàn toàn có thể làm hài lòng du khách phương xa. Nhiều món ăn dân dã không phải bậc cao lương mĩ vị nhưng độc đáo nhớ lâu như chè lam Phủ Quảng - thứ đặc sản của phố Ráng, Vĩnh Thành; Báo sâm loại sâm trên núi Báo (Vĩnh Hùng); bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, Thọ Xuân, ngô Cẩm Thuỷ …

Tóm lại, tài nguyên du lịch nhân văn Thanh Hoá khá phong phú và có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng cho du khách một chương trình thăm quan du lịch phong phú, hấp dẫn.

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Thanh Hoá nổi tiếng với nhiều hạng động khá đẹp gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hoá như động Từ Thức (Nga Sơn) với vẻ đẹp huyền ảo hấp dẫn du khách; động Hồ Công (Vĩnh Lộc) được mệnh danh là „Phong Nha thứ 2‟; động Long Quang trên núi Hàm Rồng - thành phố Thanh Hoá; quần thể hang động ở Tĩnh Gia; động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc) - một hang động có quy mô lớn và đẹp; động Bàn Bù hay còn gọi là động Hang Ngán (Ngọc Lạc) … là những điểm du lịch kỳ thú hấp dẫn du khách đến với du lịch mạo hiểm ở Thanh Hoá.

Biển còn đem lại cho Thanh Hoá những điểm nghỉ mát nổi tiếng như Sầm Sơn với núi đá hoa cương Độc Cước và một số bãi tắm khá lý tưởng khác đang được đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cũng có nhiều khả năng thu hút du khách như Quảng Vinh, Hải Châu, Hải Bình. Ngoài khơi vùng biển còn có một số đảo nhỏ không xa bờ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên như Hòn Mê, Hòn Nẹ, ….‌

Tóm lại, Thanh Hoá có nhiều lợi thế để phát triển đầy đủ các loại hình du lịch: thể thao nước, leo núi mạo hiểm đặc biệt là du lịch thăm quan nghỉ dưỡng tại bãi biển Sầm Sơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung.

2.3. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay

2.3.1. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch Thanh Hóa

2.3.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

- Lượng khách du lịch

Từ năm 2000 đến nay, nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu tư đáng mức của các cấp các ngành liên quan, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã có những khởi sắc đáng kể, lượng khách du lịch đến Thanh Hoá cũng ngày càng tăng nhanh.

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 3.117 lượt khách quốc tế thì đến năm 2009 con số này đã lên đến 10.300 lượt. Tính riêng khách nội địa trong cùng thời gian này đã tăng từ 431.814 lên

1.650.100 lượt. Sáu tháng đầu năm 2010 , toàn ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá tổ chức đón được 978.128 lượt khách đạt 56,7% kế hoạch, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2009; Chủ yếu là khách Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, … Mức tăng bình quân hàng năm là 7,8%/năm đối với khách quốc tế và 11%/ năm đối với khách nội địa. Ngày lưu trú bình quân (cả quốc tế và nội địa) năm 2009 là 1,9 ngày, cao nhất là 2,2 năm 2003, thấp nhất là 1,89 ngày năm 2006.

Bảng 2.2: Khách du lịch đến Thanh Hoá (2000 - 2009)

Đơn vị tính: Người


Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng

Số lượng

Ngày lưu

trú TB

Số lượng

Ngày lưu

trú TB

Số lượng

Ngày lưu

trú TB

2000

3.117

2,09

431.814

2,03

434.931

2,0

2001

3.234

2,22

479.152

1,97

482.386

1,95

2002

3.782

2,44

557.353

2,08

561.135

2,0

2003

3.063

2,05

628.731

2,17

631.794

2,02

2004

5.087

1,91

696.000

2,19

701.087

2,19

2005

6.713

2,07

1.027.537

2,04

1.034.250

1,9

2006

9.957

2,3

1.270.074

1,91

1.280.031

1,89

2007

14.000

1,9

1.736.000

1,89

1.750.000

1,89

2008

20.000

1,9

2.135.000

2,04

2.155.000

1,9

2009

19.600

2,2

2.490.400

2,1

2.510.000

1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 8

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Trong những năm gần đây, cơ cấu khách du lịch đến Thanh Hoá đã có sự thay đổi cơ bản:

Khách du lịch nội địa đến Thanh Hoá, không những có tốc độ tăng nhanh so với các năm trước mà còn tăng nhanh hơn hẳn so với một số tỉnh lân cận. Ngoài lượng khách tử các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, … khách ở các tỉnh miền Trung và miền Nam cũng đã chọn Thanh Hoá làm điểm dừng chân.

Khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá ngày càng nhiều, bao gồm khách đến từ các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ… Kết quả là tốc độ tăng về số lượng khách du lịch bình quân hàng năm đến Thanh Hoá là 13,3%, tương đương với tốc độ tăng hàng năm của cả nước.

Du khách đến Thanh Hoá tham gia hầu hết các loại hình du lịch như nghỉ mát, thăm quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu … và dưới nhiều hình thức khác nhau: công vụ, thương mại, du lịch đơn thuần hoặc kết hợp. Trong đó, số lượng du khách đến nghỉ tắm biển chiếm khoảng 65% tổng lượng khách (năm 2009). Khách đi du lịch theo loại hình nghiên cứu và một số loại hình khác chiếm khoảng 35% tổng số khách.

- Doanh thu du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch

Du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, mang tính tổng hợp cao nên việc xác định doanh thu từ du lịch là việc làm hết sức khó khăn. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì doanh thu từ du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi thăm một nước khác (trừ vận chuyển hàng không quốc tế). Theo quan điểm đó, thì doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển hành khách và từ các dịch vụ khác.

Song trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành kinh tế du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu.

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, năm 2000 doanh thu từ du lịch của tỉnh Thanh Hoá đạt 84.126 triệu đồng (không kể phần doanh thu do vận chuyển mang lại ), năm 2009 con số đó đã lên tới 910.000 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 đạt 1.200.000 triệu đồng. Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn nhiều bước phát triển mới của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá.

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Thanh Hoá (2000 - 2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Tổng

Loại doanh thu

Lưu trú

Tỷ

trọng (%)

Ăn uống

Tỷ

trọng (%)

DT

khác

Tỷ

trọng (%)

2000

84.126

33.014

39,2

38.128

46,5

12.984

14,3

2001

101.493

39.689

39,0

46.303

45,6

15.501

15,4

2002

125.314

50.675

40,0

56.652

44,8

18.978

15,2

2003

135.038

57.616

42,6

52.618

40,0

24.804

17,4

2004

161.586

63.907

39,5

54.772

39,9

42.957

26,6

2005

245.900

98.420

40,0

99.930

40,6

47.550

19,4

2006

385.000

157.850

41,0

150.169

39,0

76.981

20,0

2007

523.500

217.253

41,5

204.165

39,0

102.083

19,5

2008

755.000

309.600

41,0

286.900

38,0

158.500

21,0

2009

910.000

361.000

39,7

368.000

40,4

181.000

19,9

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Theo bảng thống kê ta thấy, tỷ trọng doanh thu về lưu trú giữa các năm có chiều hướng tăng lên. Năm 2000 là 39,2%, đến năm 2009 con số đó là 39,7%. Sáu tháng đầu năm 2010 tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 1.200.000 triệu đồng, đạt 47% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu từ kinh doanh lưu trú. Doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế ước đạt 652. 200

triệu đồng, đạt 39% kế hoạch, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá so với nhiều tỉnh phía Bắc. Tính riêng 5 năm gần đây, mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng trên 13%, điều này chứng tỏ quy mô và số lượng các cơ sở lưu trú cũng tăng lên, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế.

Những năm trước đây, nhịp độ tăng bình quân về doanh thu ăn uống và doanh thu khác đạt khoảng 10 - 10,2%. Thời gian gần đây, mức tăng doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt khoảng 11,2% và doanh thu từ các dịch vụ khác là khoảng 19,6%. Con số trên chứng tỏ rằng: doanh thu tăng từ ăn uống tăng không đáng kể, doanh thu từ các dịch vụ khác tăng lên là phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch.

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá thì năm 2009 tính trung bình một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày ở Thanh Hoá là 102 USD; khách du lịch nội địa chi tiêu cho một chuyến đi là 1.200.000 đồng, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Thanh Hoá: 60% cho lưu trú và ăn uống, 15% cho vận chuyển đi lại, 15% mua sắm hàng lưu niệm và 10% cho các dịch vụ khác. Tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch năm 2009 đạt khoảng 1.356 triệu đồng tăng 30% so với năm 2008 và tăng gấp hai lần so với năm 2005.

Như vậy, cho đến nay nếu xét trên góc độ tổng thể thì thu nhập của ngành kinh tế du lịch không thu kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, du lịch ở Thanh Hoá là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống có từ lâu đời. Điều đó chứng tỏ rằng, tiềm năng du lịch Thanh Hoá rất phong phú và một khi có đường lối phát triển và cơ chế chính sách về du lịch thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong tỉnh thì tiềm năng đó sẽ được chuyển nhanh và thành hiệu quả kinh tế - xã hội, đưa ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Lợi nhuận

Lợi nhuận trong ngành kinh tế du lịch được tính là tổng doanh thu trong lĩnh vực hoạt động trừ tổng chi phí để phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Lợi nhuận của kinh tế du lịch chính là kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau một quá trình kinh doanh du lịch.

Ở Thanh Hoá lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh trong những năm gần đây tăng rất nhanh mà tiêu biểu là hai công ty du lịch sau đây:

Bảng 2.4: Lợi nhuận công ty cổ phần du lịch Thanh Hoá (2000 - 2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Lợi

nhuận

241

258

281

199

290

289

256

265

302

324

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Qua kết quả trên ta thấy, hàng năm hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch Thanh Hoá tăng lên đáng kể: năm 2000 lợi nhuận của công ty mới ở mức 241 triệu đồng thì đến năm 2009 công ty đã đạt được 324 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 công ty đã đạt được 197 triệu đồng, vượt mức chỉ tiêu đề ra. Mức lợi nhuận của công ty đã đạt là tương đối cao so với nhiều công ty khác trên địa bàn.

Bảng 2.5: Lợi nhuận của công ty du lịch Hồ Thành (2000- 2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Lợi

nhuận

210

243

254

187

256

275

281

283

312

353

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Mặc dù đã thành lập từ năm 1993 nhưng công ty du lịch Hồ Thành thực sự đứng vững được trên thị trường từ năm 1998. Hiện nay, công ty du lịch Hồ Thành không chỉ đứng vững được trên thị trường mà còn mở rộng đươc quy mô,

nâng cao được uy tín trên thị trường. Nếu năm 2000 mức lợi nhuân của công ty chỉ mới đạt 210 triệu đông thì đến năm 2009 đã đạt 353 triêu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 công ty đã đạt được 197 triệu đồng, vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là kết quả rất đáng mừng của công ty nói riêng và ngành du lịch Thanh Hoá nói chung.

Nhìn chung, sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch Thanh Hoá đã, đang và sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Hàng năm mức lợi nhuận của các công ty đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển.

2.3.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội

- Đóng góp vào ngân sách của tỉnh

Từ năm 2000 đến nay, thu ngân sách của tỉnh Thanh Hoá đã tăng 7 - 8% mỗi năm, trong đó, ngành dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đã có những đóng góp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá thì năm 2000 ngành kinh tế du lịch đã đóng góp 5.173 triệu đồng vào thu ngân sách của tỉnh thì đến năm 2009 con số này đã lên tới 46.500 triệu đồng.

Bảng 2.6: Mức đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch Thanh Hoá trong ngân sách của tỉnh

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lượng

5.173

6.142

7.241

8.352

9.214

15.117

25.750

35.400

40.700

46.500

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Thực tế cho thấy, hàng năm ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã góp phần quan trọng trong việc đưa kinh tế tỉnh nhà được khởi sắc, mức đóng góp vào ngân sách tỉnh ngày càng tăng lên. Dự tính năm 2010 mức đóng góp của ngành du lịch Thanh Hoá vào ngân sách của tỉnh sẽ là khoảng 53.200 triệu đồng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022