Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Những Năm Qua


trí như sân golf, khu vui chơi giải trí biển Coral Reef… Địa điểm được chọn xây dựng chủ yếu tại các khu ven biển nhằm khai thác tiềm năng du lịch biển.

- Giải pháp tài chính cho đào tạo NNL du lịch: Bên cạnh các giải pháp tài chính nhằm phát triển CSHT du lịch, thành phố Đà Nẵng đã có cơ chế, chính sách phân bổ kinh phí hàng năm từ NSNN đến hàng tỷ đồng cho việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL du lịch. Với sự nỗ lực đó số lao động du lịch được đào tạo đã tăng từ 43,7% năm 2014 lên 79,5% năm 2019. Các lớp đào tạo được tổ chức chủ yếu trang bị kiến thức cho người lao động về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng ngoại ngữ về du lịch nhằm nâng cao chất lượng SPDL.

- Giải pháp tài chính cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Xác định được tầm quan trọng của hoạt động tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nên hàng năm thành phố Đà Nẵng đã dành hơn 10 tỷ đồng từ NSNN để đầu tư cho hoạt động này. Với nguồn chi từ NSNN đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước qui mô, chất lượng ngày càng tăng lên, đặc biệt thành phố Đà Nẵng tập trung nguồn lực cho hoạt động này ra nước ngoài như: quảng bá đến các thị trường quốc tế tiềm năng như: Qatar, Đức, Áo, Cộng hoà Séc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông… cùng với đó là các sự kiện tầm cỡ quốc tế như Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội Ẩm thực quốc tế… tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về thị trường khách quốc tế; đầu tư và triển khai hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng theo chủ đề ẩm thực du lịch, SPDL về đêm và SPDL đám cưới hướng đến thị trường quốc tế…

Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ngày 7/3/2020 thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 782/QĐ- UBND thành lập Quỹ Xúc tiến phát triển du lịch với tổng tài sản ban đầu là 3,85 tỷ đồng. Quỹ này ra đời hứa hẹn sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đến các thị trường nội địa và quốc tế tiềm năng, hỗ trợ nâng cấp, xây dựng và phát triển các SPDL; thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh hiệu quả, tạo thu nhập bền vững cho cộng đồng.

- Giải pháp tài chính cho phát triển SPDL: thành phố Đà Nẵng luôn đề cao vai trò của SPDL nên đã dành một khoản chi NSNN rất lớn vài chục tỷ đồng cho việc phát triển SPDL mới như: nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao; nhóm sản


phẩm du lịch nghỉ dưỡng, nhóm sản phẩm du lịch MICE; nhóm SPDL vui chơi giải trí gắn với lễ hội và các sự kiện văn hoá… nhằm tạo ra sự khác biệt so với các địa phương khác để thu hút được nhiều khách tham quan du lịch.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước. Nơi đây, không chỉ có Vịnh Hạ Long, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, khu di tích danh thắng Yên Tử nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu khách đến tham quan mà Quảng Ninh còn có hơn 600 di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh khác. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Năm 2019 tỉnh đã thu hút được 14 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. Thu NSNN nội địa từ du lịch năm 2019 đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

3.568 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh Quảng Ninh). Để đạt được kết quả trên, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng đồng bộ các giải pháp tài chính sau đây:

- Giải pháp tài chính phát triển CSHT du lịch: Trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên một lượng kinh phí rất lớn hàng nghìn tỷ đồng từ NSNN để đầu tư phát triển CSHT du lịch như: đường Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Cao tốc Hạ Long

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 10

- Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long... Đây là các dự án CSHT có sức ảnh hưởng rất lớn đến du lịch Quảng Ninh, góp phần đưa du lịch Quảng Ninh cất cánh. Ngoài chi NSNN cho CSHT du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã khuyến khích hỗ trợ ưu đãi từ thuế nhằm thu hút các hệ thống khách sạn 4-5 sao mang thương hiệu quốc tế, như: Wyndham, Royallotus, Novotel, Vinpearl, Hilton… Đến cuối năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã có 1.300 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 20.564 buồng. Đội tàu du lịch tham quan Vịnh Hạ Long có khoảng 500 chiếc, trong đó 170 tàu thủy lưu trú du lịch với 2.023 phòng.

- Giải pháp tài chính cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Hàng năm tỉnh Quảng Ninh đã dành từ 10 đến 20 tỷ đồng hàng năm cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Với nguồn kinh phí đó tỉnh đã ưu tiên phân bổ cho các hoạt động lớn như: các chương trình Roadshow, hoạt động hợp tác quốc tế gắn với quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Ninh đến các thị trường nước ngoài tiềm


năng như Trung Quốc; Singapore, Malaysia, Thái Lan… khách châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha...)

- Giải pháp tài chính phát triển SPDL bền vững: Để phát triển các SPDL hàng năm tỉnh Quảng Ninh đã dành từ 10 đến 15 tỷ đồng cho phát triển các SPDL mới, đặc sắc và có tính chuyên nghiệp cao. Các hạng mục được ưu tiên đầu tư như xây dựng, thiết kế chi tiết các đề án phát triển SPDL mới. Với sự quyết tâm đó thì các SPDL mới đã được hình thành như: SPDL biển đảo Hạ Long, Vân Đồn - Cô Tô; SPDL biên giới gắn với cửa khẩu Trung Quốc (Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực, đảo Cái Chiên…); SPDL văn hoá - lịch sử - tâm linh (Yên Tử, chùa Ba Vàng…)… Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng đã cố gắng hỗ trợ tối đa các thủ tục về thuế nhằm thu hút nhiều dự án phát triển SPDL hàng nghìn tỷ đồng từ bên ngoài vào.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm phía Nam đồng bằng Bắc Bộ nằm cách thủ đô Hà Nội 90Km và là tỉnh có biển, rừng thuận lợi cho giao thông thương mại, phát triển du lịch và giao lưu quốc tế. Thiên nhiên đã ban cho vùng đất này những danh lam, thắng cảnh có giá trị như quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động… vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Yên Thắng… Năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách (doanh thu đạt 3.600 tỷ đồng) tăng 3% so với năm 2018. Để đạt được kết quả trên trong thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực sử dụng các giải pháp tài chính sau đây:

- Giải pháp tài chính nhằm phát triển CSHT du lịch: Xác định CSHT du lịch là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu nên giai đoạn 2007 - 2016 tỉnh Ninh Bình đã ưu tiên đầu tư 13.437,5 tỷ đồng cho phát triển CSHT du lịch. Vốn đầu tư được tập trung chủ yếu cho xây dựng đường giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch; CSHT Khu du lịch sinh thái Tràng An, dự án nạo vét tuyến giao thông thuỷ Bích Động - Hang Bụt… Ngoài ra, tỉnh cũng đã tạo điều kiện tối đa về mặt thủ tục từ thuế để thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào đầu tư xây dựng CSHT du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, dự án nạo vét sông Sào Khê, nâng cấp đê Hoàng Long và Sông Đáy kết hợp với Tuyến du lịch Cúc Phương - Kim Sơn…

- Giải pháp tài chính cho NNL du lịch: Xác định được tầm quan trọng của NNL

đối với PTDL, hàng năm tỉnh Ninh Bình đã dành từ 2 - 4 tỷ đồng từ NSNN cho việc


đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL du lịch. Kinh phí hỗ trợ từ NSNN lên đến 80% cho việc mở các khoá đào tạo, lớp đào tạo để chuyển từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực du lịch, còn 20% chi phí còn lại do người sử dụng lao động và người lao động tự chi trả. Các lớp học chủ yếu trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cơ bản cho người lao động chuyển đổi nghề như: lễ tân, bàn, bar, thuyết minh viên, kỹ thuật chế biến món ăn,…

- Giải pháp tài chính cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Ninh Bình là tỉnh ưu tiên nguồn kinh phí lớn từ NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Mỗi năm tỉnh đã dành từ 2 - 5 tỷ từ NSNN cho việc triển khai các hoạt động này thông qua nhiều hình thức như: Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 với chủ đề “ấn tượng di sản thế giới tại Việt Nam”; Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2015; chi NSNN cho Hội chợ Triển lãm Du lịch - Lữ hành Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2015…

- Giải pháp tài chính cho phát triển SPDL: Thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã ưu tiên dành một phần kinh phí lớn từ chi NSNN đến hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cho các SPDL có lợi thế và cạnh tranh cao; kết nối chuỗi các SPDL của Ninh Bình với các tỉnh, thành phố khác. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh đã tập trung hoàn thiện 6 điểm làng nghề gắn với PTDL với vốn đầu tư 40 tỷ đồng/làng nghề trong đó chi NSNN tỉnh hỗ trợ 30%. Ngoài ra tỉnh luôn hỗ trợ tối đa về các thủ tục ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích các làng nghề du lịch phát triển.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hoá

Thứ nhất, ưu tiên ngân sách và các ưu đãi thuế cho đầu tư hệ thống CSHT du lịch: Từ kinh nghiệm PTDL của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình cho thấy CSHT đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và thu hút được các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước vào PTDL bền vững. Chính vì vậy, mà thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình đều ưu tiên tỷ trọng lớn từ chi NSNN và các hỗ trợ ưu đãi thuế tối đa để đầu tư xây dựng, phát triển CSHT quan trọng như đường giao thông dẫn đến các khu điểm du lịch, cảng hàng không, hệ thống nhà máy xử rác thải,…

Thứ hai, ưu tiên bố trí một phần kinh phí từ NSNN và ưu đãi các thủ tục thuế nhằm mở các lớp đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch. Kinh nghiệm từ các địa


phương cho thấy NNL du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển SPDL và từ đó để thu hút khách du lịch. Do vậy các tỉnh cũng đã ưu tiên hỗ trợ một phần kinh phí từ NSNN để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng NNL. Mặt khác, các địa phương cũng tạo điều kiện tối đa về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp trong việc mở các cơ sở đào tạo về du lịch nhằm nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp.

Thứ ba, tăng cường chi NSNN và ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Kinh nghiệm của các địa phương cho thấy, du lịch sẽ không thể phát triển bền vững nếu công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch không thực hiện có hiệu quả. Các tỉnh cũng đã dành những nguồn kinh phí đáng kể từ NSNN để đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch có chất lượng nhất, trọng tâm, trọng điểm và mang tính đột phá, đặc biệt là hướng đến thị trường quốc tế nhằm thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan du lịch. Mặt khác, với hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến cũng chú trọng đến việc giới thiệu tiềm năng phát triển SPDL để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào PTDL.

Thứ tư, cần phân bổ chi NSNN một cách hợp lý nhằm phát triển các SPDL là lợi thế, tiềm năng của địa phương. Kinh nghiệm ở các địa phương cho thấy, SPDL không phát triển, không được đổi mới và nâng cao chất lượng thì sẽ không thu hút được sự quay trở lại của khách du lịch. Do vậy, các địa phương đã dành một phần vốn từ NSNN để tập trung phát triển các SPDL là lợi thế, tiềm năng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch và tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh của SPDL so với các địa phương khác.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án đã tìm hiểu và giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến du lịch, SPDL, PTDL bền vững và giải pháp tài chính từ phía Nhà nước nhằm thúc đẩy PTDL bền vững với các nội dung:

Thứ nhất, khái niệm du lịch và phát triển du lịch bền vững, vai trò, các tiêu chí

đánh giá PTDL bền vững và các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững.

Thứ hai, tìm hiểu các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ các CSKDDL phát triển, từ đó thúc đẩy PTDL bền vững. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào chi


NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững như: CSHT du lịch; NNL du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và SPDL; cũng như mục đích, ý nghĩa và cách thức hỗ trợ của các giải pháp đó. Đồng thời chỉ ra các tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.

Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm của các địa phương trong nước như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Ninh Bình trong việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.

Những kết quả nghiên cứu này sẽ là nền tảng để thực hiện việc đánh giá, phân tích các giải pháp tài chính được sử dụng nhằm hỗ trợ các CSKDDL thúc đẩy PTDL bền vững như thế nào và tác động của nó tới các CSKDDL trong thời gian qua ở chương tiếp theo.


Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA NHỮNG NĂM QUA

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hoá

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Về vị trí địa lý: Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nằm ở phía Nam vùng Du lịch Bắc bộ; phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: (i) Vùng núi và trung du: là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển SPDL sinh thái, cộng đồng. (ii) Vùng đồng bằng: đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển SPDL văn hóa, tâm linh. (iii) Vùng ven biển: có nhiều tiềm năng để phát triển SPDL biển, đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hóa) và Hải Hòa (Tĩnh Gia)… Với vị trí địa lý thuận lợi, kết hợp với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, tiềm năng 3 vùng kinh tế thuộc nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tác động tổng hợp của các vùng kinh tế trọng điểm, Thanh Hoá có điều kiện để huy động các nguồn lực thoả mãn nhu cầu phát triển ngành kinh tế tổng hợp công nghiệp - dịch vụ - du lịch, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát triển lớn và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Về khí hậu, môi trường: Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô, nóng, mùa đông lạnh và ít mưa. Sự đa dạng về khí hậu tạo điều kiện, tiềm năng khai thác du lịch biển vào mùa hè, du lịch tâm linh vào mùa xuân; du lịch khám phá vào mùa thu, đông, từ đó tạo nên nét đặc trưng riêng cho các SPDL. Bên cạnh đó, sự đa dạng về khí hậu kéo theo sự đa dạng các sản vật tự nhiên, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm.


Về tài nguyên thiên nhiên: Thanh Hóa có ba vùng sinh thái đặc trưng: trung du miền núi, đồng bằng và ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào về đất đai, rừng, biển và khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt Thanh Hóa có 102 km bờ biển hình cánh cung, chạy dài từ cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đông Hồi (huyện Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn diện tích 1,7 vạn km2, có tiềm năng phát triển SPDL biển.

2.1.1.2. Điều kiện về dân cư, kinh tế, xã hội

Về dân cư: Tỉnh Thanh Hóa hiện có 3.640.128 người, là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội) và là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Tỉnh Thanh Hoá có 11 huyện miền núi, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh; trong đó có 05 huyện giáp ranh, với 213,6km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Có 5 huyện, thành phố ven biển, với bờ biển dài 102km; diện tích vùng biển khoảng 17.000km2. Về dân tộc: Thanh Hoá là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất

(84,4%), người Mường (8,7%), người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho việc PTDL văn hóa song cũng là những khó khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh.

Về kinh tế: Trong những năm trở lại đây, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh; đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 12,5% (cao hơn 4,46 điểm % so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015, cao gấp 1,6 lần bình quân cả nước), trong nhóm số ít các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước; quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ 8 cả nước. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh từ 19,34% năm 2014 xuống còn 10% năm 2020, thấp hơn so với tỷ trọng ngành chung của cả nước (khoảng 13,1%); ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 39,12% lên 49,3%; ngành dịch vụ giảm từ 37,47% xuống còn 31,43%; thuế sản phẩm tăng từ 4,07% lên 9,2%. Trong từng năm, xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế đều theo hướng tích cực, đúng với xu hướng chung của cả giai đoạn, phản ánh tính ổn định, bền vững trong phát triển [phụ lục 2].

Về năng suất lao động: NSLĐ xã hội giai đoạn 2014 - 2020 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước; năm 2020 đạt 101 triệu đồng/người, gấp 2,1 lần năm 2015, gấp 2,25 lần năm 2014. Trong đó, năng suất lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí