Số Lượt Khách Theo Ghi Nhận Từ Các Cơ Sở Lưu Trú Giai Đoạn 2015-2019

giai đoạn 2014-2015, mức tăng thấp nhất là 13,5% giai đoạn 2015-2016. Du lịch Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Tuy nhiên, đa số khách tới Thanh Hóa du lịch là khách nội địa ở mức 97,3-97,6%. Khách du lịch quốc tế tới Thanh Hóa còn rất thấp chỉ đạt mức 2,4-3,1%, trong đó năm cao nhất chiếm tỷ trọng 3,1% năm 2019, năm thấp nhất chiếm 2,4% năm 2016.

Bảng 3.2: Số lượt khách theo ghi nhận từ các cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2019


Năm

Tổng lượt khách (Đvt: Lượt)

Khách nội địa (Tỷ trọng %)

Khách quốc tế (Tỷ trọng %)

So sánh tổng lượt khách với

năm trước

So sánh với năm trước

(%)

2015

5.530.000

100%

5.403.000

97,3

127.000

2,7

994.000

21,9

2016

6.277.000

100%

6.122.500

97,6

154.500

2,4

747.000

13,5

2017

7.150.000

100%

6.968.000

97,4

182.000

2,6

873.000

13,9

2018

8.250.000

100%

8.040.000

97,5

210.000

2,5

1.100.000

15,3

2019

9.655.000

100%

9.354.550

96,8

300.450

3,1

1.405.000

17,0

Tăng bình quân giai đoạn 2015-2019

14,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019)

3.2.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống doanh nghiệp hoạt động du lịch

Phát triển du lịch nằm trong phát triển chung của kinh tế xã hội, hoạt động du lịch phát triển đồng nghĩa với việc giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương,..là nơi thu hút nhân lực, trí lực và tài lực của địa phương đó. Ngoài ra hệ thống doanh nghiệp hoạt động du lịch cũng nói nên sự thích nghi, sự năng động của doanh nghiệp đối với thay đổi về thị trường, số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung cấp trên thị trường, gia tăng lượng hàng hóa. Số lượng doanh nghiệp là một trong những tiêu chí phản ánh bền vững du lịch.

Bảng 3.3: Thực trạng phát triển các cơ sở lưu trú tại Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019


Năm

Tổng số

cơ sở lưu trú (Đvt: Cơ sở)

Tổng số Phòng

(Đvt: Phòng)

So sánh tổng

số phòng với năm trước

So sánh với

năm trước (%)

2015

650

20.500

5.400

35,7

2016

680

22.300

1.800

8,7

2017

740

25.900

3.600

16,1

2018

820

28.500

2.600

10,0

2019

900

40.100

11.600

40.7%

Tăng bình quân phòng giai đoạn 2015-2019

18,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019)

Số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng tăng từ 650 cơ sở vào năm 2015 lên 900 cơ sở vào năm 2019. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 18,2% đạt cao nhất vào năm 2019 ở mức 40,7%. Số lượng phòng phục vụ khách du lịch cũng tăng liên tục, số phòng năm 2019 đạt gần gấp 2 lần so với năm 2015. Mức tăng trưởng thấp nhất là 1.800 phòng giai đoạn 2015-2016 và tăng cao nhất là 11.600 phòng giai đoạn 2018-2019.

Lượng khách tăng cũng kéo theo sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tính tới 31/12/2019, Thanh Hóa có 89 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, tăng so với năm 2018 18,6% trong đó có 11 cơ sở nước ngoài chiếm 12,3% và 78 cơ sở kinh doanh trong nước chiểm 87,6%. Số lượng các cơ sở kinh doanh lữ hành cũng liên tục tăng bình quân ở mức 12,2% trong giai đoạn 2015-2019.

Bảng 3.4: Thực trạng phát triển các cơ sở lữ hành tại Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Doanh nghiệp


Năm

Tổng số Doanh nghiệp lữ hành

Phân loại doanh nghiệp lữ hành

So sánh tổng số DN với năm trước


So sánh với năm trước (%)

DN lữ hành

nội địa

DN lữ hành

quốc tế

2015

56

49

07

04

7,6

2016

67

60

07

11

19,6

2017

68

61

07

1

1,4

2018

75

66

09

07

10,2

2019

89

78

11

14

18,6

Tăng bình quân giai đoạn 2015-2019

12,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019)

Tuy nhiên, số lượng khách du lịch được các cơ sở kinh doanh lữ hành phục vụ còn rất hạn chế: Năm 2015 phục vụ khoảng 37.865 lượt khách, năm 2016 phục vụ 33.548, năm 2017 phục vụ 52.379 lượt khách, năm 2018 và 2019 lần lượt là 56.371 và 61.673. Mức tăng bình quân giai đoạn là 12,9% tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng số lượt khách tới du lịch tại Thanh Hóa. Như vậy số lượng lớn khách tới Thanh Hóa thăm quan du lịch dưới hình thức tự lên kế hoạch, gia đình, đi theo cơ quan tự tổ chức… mà không qua các đơn vị kinh doanh lữ hành.

Doanh thu của các đơn vị kinh doanh lữ hành cũng liên tục tăng trưởng với mức bình quân là 16,11%. Năm 2019 đạt mức 132,9 tỷ đồng cao gần gấp 2 lần so với năm 2015, năm 2018 tổng doanh thu khoảng 114,9 tỷ đồng, năm 2017 tổng doanh thu 103,8 tỷ đồng, năm 2016 mức doanh thu 87,1 tỷ đồng.

Doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự rời rạc, không có liên kết với nhau giữa các doanh nghiệp nên chưa tạo được sức mạnh để thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến với các điểm du lịch tại Thanh Hóa.

Bảng 3.5: Doanh thu và lượt khách phục vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Doanh thu

Lượt khách

2015

73,084

37.865

2016

87,142

33.548

2017

103,808

52.379

2018

114,922

56.371

2019

132,858

61.673

Tăng bình quân GĐ

2015-2019 (%)

16,11%

12,9%

(Nguồn: Niên giám thống kê 2017 -2019)

3.2.1.4. Thời gian lưu trú và công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Khách du lịch Thanh Hóa đông nhưng thời gian lưu trú lại rất thấp. Qua bảng 3.2 có thể thấy năm 2019 lượng khách tới thăm quan du lịch đông nhất với gần 10 triệu lượt khách nhưng thời gian lưu trú trung bình chỉ đạt mức 1,85 ngày/khách. Thời gian trung bình lưu trú đạt cao nhất chỉ 1,85 ngày/1 khách vào năm 2019, thời gian lưu trú trung bình thấp nhất là 1,78 ngày/1 khách vào năm 2015 và 2016.

Bảng 3.6: Tổng số lượt khách và số ngày khách giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm

Tổng lượt khách

Số ngày khách

Trung bình lưu trú

ngày/khách

2015

5.530.000

9.852.000

1,78

2016

6.277.000

11.200.500

1,78

2017

7.150.000

12.850.000

1,79

2018

8.250.000

15.020.000

1,82

2019

9.655.000

17.905.000

1,85

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019)

Thời gian lưu trú của du khách thấp dẫn tới công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của các cơ sở kinh doanh cũng không đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, khách du lịch tới Thanh Hóa với mùa vụ du lịch kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10 dương lịch hàng năm, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ và các ngày cuối tuần ( từ thứ 6 tới hết ngày Chủ nhật) dẫn tới áp lực lên cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Thực trạng quá tải vào mùa hè còn lại gần như không có khách hoặc hoạt động cầm chừng vào mùa lạnh dẫn tới công suất thấp, hoạt động không thực sự hiệu quả, thiếu tính bền vững.

3.2.1.5. Tính đa dạng, chất lượng và sự phù hợp về giá cả của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, du lịch Thanh Hoá đã tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch. Trong đó, một trong những định hướng chính được đưa ra là phát triển các sản phẩm đặc trưng. Sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh đang được khai thác bao gồm:

Sản phẩm du lịch biển:

- Sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng biển truyển thống tại các bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Bãi Đông, Tiên Trang …với các hoạt động như: Tắm biển mua hè, thưởng thức hải sản, thăm quan khu du lịch sinh thái, thăm quan các địa điểm tâm linh, các khu mua bán đồ lưu niệm, các khu chợ hải sản…

- Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp tại các khu resort như FLC, Bãi Đông, Vạn Chài, Linh Trường,… với các hoạt động: Chơi golf, các hoạt động giải trí, spa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hội nghị, hội thảo.

Sản phầm du lịch sinh thái:

- Du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng tại một số điểm du lịch như: thác Mây, thác Voi, thác Ma Hao, Pù Luông, Pù Hu, Bến En… với các hoạt động: Ngắm cảnh, tìm hiểu, thăm quan các khu du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa và đời sống cư dân địa phương, thưởng thức ẩm thực vùng miền…

Sản phẩm du lịch văn hóa:

- Du lịch tìm hiểu lịch sử, văn hóa thăm quan các di sản tại một số địa điểm như: Thành nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh, … với các hoạt động: thăm quan, lễ hội, tìm hiểu lịch sử, thưởng thức ẩm thực vùng miền….

- Du lịch tâm linh: Đền song, Đền Bà Triêu, Phủ Na, Đền Độc Cước, Chùa Cô Tiên, Chùa Đại Bi, Thiền viện Trúc Lâm, Đền Am Tiên.... với các hoạt động: tâm linh, dâng sao giải hạn, lễ hội…

Một số sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu giải trí khác như:

- Khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh,

- Khu vui chơi giải trí công viên nước,

- Khu vui chơi giải trí sử dụng các thiết bị điện tử,

- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như suối nước nóng

- Trung tâm thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm

Một số sản phẩm hàng hóa, đặc sản địa phương như: Bánh gai tứ trụ, nem chua, nem nướng, miến dong, các loại hải sản tươi sống, các loại hải sản khô, bánh đa, nông sản theo mùa (Dứa, măng, mía, dưa hấu, rau má…)

Để đánh giá tính đa dạng, chất lượng và sự phù hợp về giá cả của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát thu thập ý kiến từ khách du lịch (Xem thêm tại phụ lục 8). Kết quả đã thể hiện như sau:

- Đối với tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Tính đa dạng của sản phẩm du lịch thấp (Có tới 54,6% khách đánh giá mức ít phong phú, 12% đánh giá rất nghèo nàn). Tính đa dạng của dịch vụ du lịch rất thấp (Có tới 58,6% khách đánh giá mức ít phong phú, 16% đánh giá rất nghèo nàn)

- Đối với chất lượng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Chất lượng của sản phẩm du lịch thấp (Có tới 34% mức kém và 6,6% có đánh giá rất kém). Tính đa dạng của dịch vụ du lịch rất thấp (Có tới 34,6% mức kém và 7,3% có đánh giá rất kém)

- Đối với mức độ hợp lý về giá của các lọa hàng hóa, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Được khách du lịch đánh giá tương đối hợp lý (Có 58% ghi nhận mức khá hợp lý và 17,3% ghi nhận mức rất hợp lý)

Nhìn chung, sản phẩm du lịch của Thanh Hóa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống vẫn ở mức trung bình; thiếu các khu thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm, bảo tàng, triển lãm; thái độ phục vụ, văn hóa giao tiếp với du khách chưa chuyên nghiệp...

3.2.1.6. Mức độ hài lòng và chi tiêu bình quân khách du lịch đến Thanh Hóa

Mức chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch trong nước đối với khách du lịch nội địa là 2,56 triệu đồng (khoảng 111,3 USD) với độ dài ngày lưu trú bình quân khoảng 2 ngày. Trong các khoản chi tiêu, khách đi du lịch tiêu tốn nhất vào việc ăn uống và thuê phòng lần lượt ở mức 35,15% và 24,60%. Tiếp đến là chi cho việc mua hàng hóa 16,79% và đi lại ở mức 11,32%. Khách du lịch chi tiêu cho hoạt động vui chơi giải trí và thăm quan ở mức rất thấp là 2,73% và 2,34%.

Khách quốc tế đến Thanh Hóa có mức chi tiêu bình quân cao hơn 2 lần so với khách nội địa là 5,17 triệu đồng (khoảng 228,7 USD). Khách quốc tế cũng chi cho thuê phòng, ăn uống tại Thanh Hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 62,67% trong đó ăn uống là 34,04%, thuê phòng 28,63%. Chi cho mua hàng ở vị trí thứ 3

mức 14,89% thứ 4 là cho việc đi lại 13,5%. Khách quốc tế tham quan và tiêu cho vui chơi giải trí cũng ở mức thấp là 1,93% và 2,70%.

Có thể nhận thấy du lịch Thanh Hóa còn quá thiếu sức hút ở các địa điểm thăm quan do các khu vui chơi giải chí còn thiếu về số lượng cũng như mức độ đầu tư. Qua khảo sát về chi tiêu đã chỉ ra một khoảng trống trong dịch vụ thăm quan, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế mức chi tiêu của cả khách nội địa và khách quốc tế. Mặt khác việc chi tiêu quá cao cho việc thuê phòng và ăn uống sẽ làm giảm sức cạnh tranh trong ngành, do đó cũng cần có những biện pháp điều chỉnh một cách hợp lý.

Bảng 3.7: Chi tiêu bình quân khách tới du lịch tại Thanh Hóa khảo sát 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chi

Đi lại

Thuê

phòng

Ăn

uống

Tham

quan

Mua

hàng

Vui

chơi

Y tế

Chi

khác

Tổng

Khách quốc tế

(Tỷ trọng)

0,70

1,48

1,76

0,10

0,77

0,14

0,03

0,16

5,17

13,5

28,62

34,04

1,93

14,89

2,70

0,58

3,09

100

Khách trong nước (Tỷ trọng)

0,29

0,63

0,9

0,06

0,43

0,07

0,006

0,13

2,56

11,32

24,60

35,15

2,34

16,79

2,73

0,23

5,07

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát chi tiêu của khách du lịch năm 2019 tại Thanh Hóa) Mức độ hài lòng và khả năng quay trở lại của khách du lịch là một trong những thước đo quan trọng đối với sự phát triển du lịch nói chung và phát triển bền vững nói riêng. Bằng kết quả khảo sát khách du lịch (Xem thêm tại phụ lục 8),

nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng chưa bền vững:

- Đối với mức độ hài lòng chung của du khách đối với du lịch tại Thanh Hóa: Mức độ ghi nhận sự hài lòng không cao (Có 20,67% cho rằng không hài lòng, 1,33% cho rằng rất không hài lòng)

- Đối với khả năng du khách quay trở lại Thanh Hóa du lịch: Khả năng không quay trở lại du lịch khá cao (Có 19,3% cho rằng ít khả năng quay lại, 4% cho rằng không quay lại.

3.2.1.7. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch

Tổng lượng vốn đã đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016-2019 đạt trên 7.033 tỷ đồng trong đó: nguồn vốn từ ngân sách trung ương chiếm 13,07%, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh 9,2%, nguồn vốn từ ngân sách huyện 0,01% và nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa 77,72%.

Bảng 3.8: Nguồn vốn thực hiện phát triển du lịch của Thanh Hóa giai đoạn (2016-2019)

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Nội dung

Nguồn vốn thực hiện phát triển du lịch của Thanh Hóa giai đoạn (2016-2019)

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Xã hội hóa

I

Quy hoạch phát triển du lịch

-

21.915

-

-

II

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích

-

81.700

-

20.000

III

Dự án đầu tư hạ tầng du lịch

919.440

489.248

-

-

IV

Các dự án phát triển sản phẩm du lịch

-

13.452

-

-

V

Dự án kinh doanh du lịch

-

-

-

5.445.700

VI

Cải thiện môi trường du lịch

-

7.148

-

-

VII

Quảng bá, xúc tiến du lịch

-

30.046

-

-

VIII

Phát triển nguồn nhân lực

-

2.525

-

-

IX

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

-

990

-

-

Tổng kinh phí:

919.440

13,7%

647.024

9,2%

250

0,01%

5.466.420

77,72%

7.033.134 (100%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện CLPTDL năm 2019 tại Thanh Hóa)

Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được tăng cường, đến nay trên địa bàn tỉnh có 18 dự án đầu tư hạ tầng du lịch được triển khai [5]. Dự án đường giao thông tại Khu du lịch Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ, Khu du lịch Hàm Rồng, Khu di tích Lam Kinh, Suối cá Cẩm Lương được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ thiết yếu như: đường giao thông nội bộ, xử lý nước thải, điện chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng, thùng đựng rác... góp phần hoàn thiện điểm đến, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận cũng như thu hút các dự án đầu tư kinh doanh phát triển du lịch

Về quản lý đầu tư từ các nguồn lực xã hội khác: Tính đến 2019, có 68 dự án kinh doanh tại các khu, điểm du lịch đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và hiện đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký là 5.445,7 tỷ đồng [4]. Một số dự án có quy mô khá lớn, hệ thống dịch vụ được quy hoạch đồng bộ, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước đã được đầu tư, đưa vào khai thác. (Chi tiết tại Phụ lục 14).

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư du lịch có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng vốn xã hội hóa ngày càng tăng (77,72%). Đây là xu hướng huy động nguồn lực có tính bền vững, phù hợp chủ trương tái cơ cấu vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án đầu tư còn rất nhỏ giọt, tiến độ chậm so với định hướng phân kỳ đầu tư.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung cho xây dựng quy hoạch và các dự án hạ tầng du lịch trong điểm, tạo nền tảng hoặc điểm nhấn cho phát triển du lịch lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách như vậy là phù hợp với quan điểm về phát triển bền vững và định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa, chứ không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách trung ương.

Vốn đầu tư từ nguồn xã hội chủ yếu tập trung vào các dự án nhằm thu lợi nhuận nhanh trước mắt, chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để hướng đến chiến lược phát triển lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn lực xã hội như vậy chưa thật sự bền vững

3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể xã hội

3.2.2.1. Đóng góp của du lịch tại Thanh Hóa trong tạo cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.‌

Bảng 3.9: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019.

Đơn vị tính: Người

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Lao động du lịch

18.600

20.800

24.300

28.000

33.500

Đại học trở lên

1.500

1.730

2.070

2.500

3.200

Cao đẳng, trung cấp

4.600

5.480

6.690

8.000

9.500

Đào tạo nghề, bồi dưỡng tại chỗ

7.400

8.200

9.550

11.000

13.700

Chưa qua đào tạo

5.100

5.390

5.990

6.500

7.100

Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2019: 15,8%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019) Nhu cầu về lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, các khách sạn nhà hàng và các khu du lịch đều thiếu nguồn lao động. Rõ ràng hoạt động du lịch tại Thanh Hóa đã và đang giải quyết sinh kế và góp phần tạo cơ hội việc

làm, gia tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương.

Từ số liệu thống kê bảng 3.7 có thể nhận thấy Du lịch Thanh Hóa đã thu hút và tạo thu nhập cho số lượng lớn lao động, năm 2019 đạt 33.500 lao động. Mức tăng bình quân lao động ngành du lịch là 15,8%, mức tăng thấp nhất giai đoạn 2015-2016 chỉ tăng 2.200 lao động, mức tăng cao nhất giai đoạn 2018-2019 đạt

5.500 lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm rất thấp trong nhiều năm.

Đối với cư dân địa phương, khi phát triển du lịch nghề nghiệp của họ đã thay đổi đáng kể, nhiều gia đình chuyển sang làm dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà nghỉ lưu trú, hàng ăn, kinh doanh xe điện, và nhiều dịch vụ khách. Du lịch phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023