Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa

b, Hạn chế về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc thể hiện qua số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú, phòng lưu trú, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch như: khu vui chơi giải trí, khuôn viên, các khu mua sắm, khu thăm quan, khu thể thao, khu chăm sóc sức khỏe, khu cung cấp dịch vụ y tế,… Tuy nhiên so với số lượng khách tới thăm quan và kết quả đánh giá về tính đa dạng cũng như chất lượng được đánh giá bởi khách du lịch thì còn rất hạn chế.

Nguyên nhân là do đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần lượng vốn lớn nhưng mùa vụ du lịch chỉ kéo dài trong những tháng hè khiến các đơn vị rất cân nhắc khi đầu tư vào vấn đề này, kèm theo đó là chưa có những chính sách thực sự hiệu quả thu hút được đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch. Một điều quan trọng tiếp theo là việc các doanh nghiệp thường có xu hướng đầu tư khi cơ sở hạn tầng được phát triển trước.

c, Hạn chế về nguồn lực lao động:

Nhân lực cho công tác quản lý nhà nước mới chỉ đảm bảo ở cấp tỉnh, tại các cấp cơ sở nhân lực cho công tác quản lý nhà nước còn hạn chế do bối cảnh, phân công nhiệm vụ còn nhiều vị trí chưa phù hợp với chuyên môn. Thừa lao động thời gian thấp điểm, thiếu lao động thời gian cao điểm, lao động chuyên môn thiếu, lao động phổ thông thừa, hoạt động chuyên nghiệp của du lịch chưa cao. Ngành du lịch tại Thanh Hóa chủ yếu sử dụng nguồn lao động phổ thông và được đào tạo tại chỗ, sử dụng lao động theo tính mùa vụ. Dẫn đến cơ cấu lao động vừa thiếu vừa yếu, số lượng lao động có trình độ chuyên môn Đại học trở lên chiếm chưa tới 10% cơ cấu lao động trong nhiều năm.

Một số nguyên nhân:

Tính mùa vụ trong du lịch khiến cho người lao động khó có yên tâm làm việc mặc dù mức lương thực sự hấp dẫn, những tháng mùa lạnh trong năm các cơ sở kinh doanh gần như đóng cửa dẫn đến lao động không còn việc làm.

Hiện nay, tại Thanh Hóa chỉ có 2 trường Đại học (Đại học Hồng Đức, Đại học Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch Thanh Hoá) và một số trường Cao đẳng, Trung cấp (Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công thương, Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch Thanh Hóa, Trung cấp Tư thục Bách nghệ Thanh Hóa,…) có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch chưa đủ để đáp ứng cho việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, các trường chưa thực sự thu hút được người học mặc dù đầu ra được đảm bảo tuyệt đối.

d, Hạn chế về tổ chức quản lý ngành du lịch

Nhận thức trong vấn đề phát triển bền vững du lịch của Thanh Hóa hiện nay của các cấp các ngành tuy đã được phổ biến nhiều, nhưng kết quả chưa cao, còn hạn chế trong tổ chức quản lý du lịch:

Bộ máy quản lý chưa phù hợp, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch còn hạn chế. Một số nội dung, phương pháp, cách thức xúc tiến, quảng bá du lịch chưa phù hợp, ít đổi mới, ảnh hưởng đến việc thu hút và mở rộng nguồn khách.

Công tác kiểm tra, đôn đốc hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch theo đúng pháp luật chưa thường xuyên. Một số vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng và quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường trong kinh doanh hoặc tham gia hoạt động du lịch chưa được phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời.

Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo và quy hoạch di tích chưa đảm bảo.

Công tác dự báo lượng khách, điều tiết lượng khách và xác định giới hạn về sức chứa tại các tuyến điểm du lịch còn chưa được quan tâm dẫn đến sự quá tải mà chưa có biện pháp nào để khắc phục.

Nguyên nhân: Nguồn lực tại các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được nhu cầu. Các phòng chuyên môn về du lịch hiện nay biên chế rất mỏng, điều kiện làm việc và kinh phí hoạt động hạn hẹp, cán bộ lại thường kiêm nhiệm. Việc kêu gọi nguồn lực từ xã hội hóa cho công tác đầu tư tu bổ chưa được thực hiện tốt. Chưa số hóa được dự liệu về du lịch, chưa áp dụng các công nghệ vào hoạt động tổ chức quản lý du lịch.

e, Hạn chế phát triển sản phầm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch

Sản phẩm du lịch chính tại Thanh Hóa là du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, chưa được phát triển bổ sung kịp thời trong khi khoảng trống cho các sản phẩm còn rất lớn và khách du lịch có nhu cầu cao. Chất lượng dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa trong nhiều năm trở lại đây đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa được tập trung khai thác ở khu vực bãi biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến..., là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm trung, du lịch đại trà, chủ yếu thu hút đối tượng khách nội địa từ Hà Nội và các thị trường phía Bắc vào các tháng mùa hè. Du khách tới đây chủ yếu chỉ tập trung vào hoạt động du lịch tắm biển thuần túy, ăn hải sản tại các nhà hàng. Các hoạt động trên

biển và tại bãi biển, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động ban đêm dành cho các gia đình và trẻ em chưa phát triển, làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch biển tại Thanh Hóa.

Sản phẩm du lịch văn hóa tập trung các điểm đến: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử như Lam Kinh, Bà Triệu, Hàm Rồng, Đền Am Tiên, Động Từ Thức, tìm hiểu di tích khảo cổ Đông Sơn... Các hoạt động du lịch văn hóa chủ yếu là thăm quan, tìm hiểu về văn hóa lịch sử; các hoạt động vui chơi dành cho gia đình và đối tượng trẻ em còn thiếu, chất lượng chưa cao so với các điểm đến khác; chất lượng thuyết minh tại chỗ còn yếu, chưa đáp ứng số lượng lớn du khách vào một số thời điểm; đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách còn ít, chất lượng kém.

Sản phẩm du lịch sinh thái tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn quốc gia Bến En... Các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí và cơ sở vật chất tại đây còn hạn chế nên lượng khách quay lại còn ít, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Các sản phẩm du lịch sinh thái tại đây chưa thực sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trong vùng.

Một số nguyên nhân: Nguyên nhân đầu tiên phải kể tới là do tính mùa vụ dẫn tới các đơn vị kinh doanh lo ngại khi đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ. Chính sách thu hút phát triển sản phẩm chưa thu hút được doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân lớn.Tiếp theo đó là do chất lượng nguồn lao động kèm theo đó là do tính mùa vụ, mức độ đầu tư chưa tương xứng. Ngoài ra còn do nhận thức về nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh chưa cao, chỉ chạy theo lợi nhuận mà chưa chú trọng tới sự hài lòng và tỷ lệ quay lại của khách hàng

f, Hạn chế về khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch

Một số tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đang được khai thác một cách quá tải nhưng lại có rất nhiều tài nguyên khác lại chưa được đưa vào khai thác một cách hiệu quả. Dẫn đến áp lực lên một số tuyến điểm du lịch bị khai thác quá nhiều trong khi hoàn toàn có thể giảm tải bằng cách điều tiết và khai thác cùng lúc một số tuyến điểm có tài nguyên du lịch trên cùng một địa bàn.

Một số nguyên nhân chính: Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện khiến cho việc kết nối các tuyển điểm gặp nhiều khó khăn, thời gian di chuyển lâu khiến cho việc phân luồng giảm áp lực lên một số tuyến điểm gặp khó khan. Thứ hai là do cở sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế nên thay vì sử dụng nhiều dịch vụ thay thế khác trong

cùng một thời điểm thì du khách tập trung vào tài nguyên tự nhiên dẫn đến vượt khả năng chịu tải (Vượt khả năng chịu tải bãi biển, nước ngọt, …). Ngoài ra còn một nguyên nhân phải nhắc tới là vai trò quản lý khai thác và điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, có thể điều tiết bằng các chương trình về giá hoặc tổ chức các sự kiện tại một tuyến điểm nào đó để giãn áp lực lên một địa điểm đông khách... việc làm này vô cùng cần thiết trong bảo vệ tài nguyên du lịch

g, Hạn chế trong việc nâng cao vai trò của cộng đồng trong PTBVDL

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ sở kinh doanh du lịch, người dân, khách du lịch và các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch về nội dung, ý nghĩa của du lịch bền vững, về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch đã được quan tâm nhưng chưa được chú trọng, thực hiện thường xuyên, đầy đủ. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và người dân về du lịch bền vững chưa sâu sắc, chưa có được sự thống nhất và đồng thuận cao, phần lớn vẫn chỉ quan tâm đến hoạt động du lịch từ góc độ kinh tế, các khía cạnh về văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường trong phát triển du lịch chưa được chú trọng đúng mức, vì vậy chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch theo hướng bền vững, dài hạn.

Một số nguyên nhân: Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn yếu. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận khách du lịch đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường ở các điểm du lịch chưa cao. Trình độ dân trí cũng như ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư chưa đồng đều nên sự tham gia góp phần của người dân để phát triển bền vững du lịch còn hạn chế.

h, Hạn chế trong áp dụng các ứng dụng công nghệ vào PTBVDL

Thanh Hóa là một trong những địa phương có hoạt động du lịch phát triển nhưng chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin lại rất thấp. Hoạt động du lịch của Thanh Hóa chưa được số hóa, chưa có sự tham gia điều tiết bằng các ứng dụng công nghệ cao, dữ liệu về các tuyển điểm du lịch vừa thiếu vừa chưa được cập nhật liên tục, các hoạt động marketing online còn nghèo nàn. Quản lý du lịch chủ yếu dựa vào con người, triển khai tuyên truyền chủ yếu bằng trao đổi trực tiếp, loa phát thanh, hệ thống văn bản dẫn đến tính hiệu quả chưa cao, trong khi đó hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ để thực hiện một cách hiệu quả tới cư dân, khách du lịch, doanh nghiệp. Sự tiếp cận của doanh nghiệp với du lịch thông minh còn chưa được chú ý, chưa có sự đầu tư về công

nghệ. Do đó dẫn tới khả năng cạnh tranh của du lịch tại Thanh Hóa thấp, hiệu quả trong QLNN về du lịch không cao, các doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ tạo nên bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong xu thế chung của ngành du lịch thế giới thì đây sẽ là một hạn chế lớn cần có giải pháp khắc phục nhằm phát triển bền vững du lịch.

Nguyên nhân: Vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam nói chung và tại Thanh Hóa nói riêng. Thanh Hóa chưa có các giải pháp cụ thể về việc ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ chưa đảm bảo. Kèm theo đó, lực lượng lao động có trình độ cao còn thiếu, lại chưa đáp ứng để có thể làm chủ được các công nghệ mới có thể áp dụng vào hoạt động du lịch. Ngoài ra, do doanh nghiệp du lịch tại Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao) chiếm số lượng lớn, đối tượng khách phục vụ chủ yếu là khách nội địa nên khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các doanh nghiệp này còn rất nhiều hạn chế.

3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận tại mục 2.4 nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa của Chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án:‌‌‌

Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa Đối với mô hình 1

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa

Đối với mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa, để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố cần kiểm định các giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Nhân tố phát triển cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H2: Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H3: Nhân tố tài nguyên du lịch ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H4: Nhân tố phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H5: Nhân tố tổ chức quản lí ngành du lịch ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H6: Nhân tố chất lượng dịch vụ du lịch ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giả thuyết H7: Nhân tố sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

3.3.2. Thiết kế nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu được đặt ra ở trên, nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, dữ liệu thứ cấp với phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước bao gồm:‌

Bảng 3.11: Thiết kế nghiên cứu

STT

Phương pháp

Mẫu điều tra

Mục tiêu


1

Nghiên cứu

định tính: Phỏng vấn sâu

02 chuyên gia nghiên cứu về du lịch

- Thăm dò các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa

- Khảo sát sự phù hợp của lý thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến.

- Xây dựng các thang đo cho mỗi nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch và đóng góp ý kiến từ các chuyên gia

- Điều chỉnh các câu hỏi chỉ báo và

chuyển qua bước tiếp theo.

02 nhà quản lý về du lịch

02 chuyên gia thuộc các tổ chức phát triển du lịch

02 đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch


2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: sử dụng

phiếu hỏi

Khảo sát đối với 2 đối tượng: Đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. Số lượng phiếu

điều tra sơ bộ là 100 Phiếu

- Đánh giá độ tin cậy của các thang đo và điều chỉnh một số biến cho phù hợp với thực tiễn.


3

Nghiên cứu

định lượng chính thức: sử

dụng phiếu hỏi

Khảo sát 300 - 400 đối tượng là: Đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch tại Thanh

Hóa.

- Các phản hồi về các câu hỏi điều tra nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững

du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Trên cơ sở nền tảng thiết kế nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước như thể hiện trong hình 3.2.

Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận

Xây dựng khung lý thuyết

Xây dựng thang đo

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Điều tra thực nghiệm

Phát triển thang đo chính thức

Xử lý, phân tích dữ liệu

Điều tra chính thức (N > 300)

Đề xuất, kiến nghị


(Nguồn: Tác giả xây dựng)

3.3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.3.1. Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng

Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch, làm cơ sở xây dựng các thang đo cho bước nghiên cứu định lượng. Tác giả tiến hành xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng như sau:‌

a, Nhân tố phát triển cơ sở hạ tầng

Thang đo phát triển cơ sở hạ tầng được đo lường thông qua 8 biến quan sát thông qua các thành tố cấu thành cơ bản của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: Hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bảng chỉ dẫn, khu công viên, cung cấp xăng dầu, ngân hàng. Thang đo được xây dựng thông qua việc tiếp thu có chọn lọc các thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đông (2014) và một phần tác giả tự phát triển thông qua phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.

Biến quan sát (8 biến)

Nguồn thang đo

Hệ thống giao thông được đầu tư và đáp ứng nhu cầu đi lại


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Hệ thống cấp điện đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng trong hoạt động

du lịch

Hệ thống cấp nước chất lượng nước đảm bảo, đáp ứng cơ bản nhu cầu

Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo 24/24, đáp ứng tốt nhu cầu sử

dụng

Khu công viên công cộng không gian thoáng đãng, không khí trong

lành


Tác giả phát triển

Hệ thống cung cấp xăng dầu đạt tiêu chuẩn và phủ rộng trên toàn tỉnh

Hệ thống cung cấp dịch vụ ngân hàng thuận tiện, hỗ trợ thanh toán, rút

tiền linh hoạt, tự động

Hệ thống bảng chỉ dẫn đầy đủ phát huy tác dụng hiệu quả

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

b, Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Thang đo cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch được đo lường thông qua các biến quan sát là các thành tố cơ bản cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch như: Hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, của hàng mua sắm, vệ sinh công cộng, các dịch vụ bổ sung khác trong du lịch, các điểm thăm quan du lịch. Thang đo được xây dựng bằng việc kế thừa và phát triển nghiên cứu đi trước của các tác giả Vũ Văn Đông (2014); Nguyễn Tư Lương (2015) và một biến quan sát do tác giả tự phát triển có sử dụng ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.


Biến quan sát (7 biến)

Nguồn thang đo

Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn được nâng cấp về chất lượng, gia tăng

về số lượng


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống đảm bảo cơ sở vật chất và vệ sinh

an toàn thực phẩm

Hệ thống vui chơi giải trí đa dạng, đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi

Hệ thống mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm phong phú, đặc sắc dễ tìm

kiếm và mua sắm

Hệ thống vệ sinh, thùng rác công cộng được đặt những vị trí phù hợp,

giải quyết tốt các vấn đề về vệ sinh môi trường


Hệ thống các dịch vụ bổ sung đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014); Nguyễn Tư

Lương (2015)

Hệ thống các điểm thăm quan, du lịch đặc sắc có qui hoạch tốt, liên tục được đầu tư

Tác giả phát triển

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

c, Nhân tố tổ chức quản lý ngành du lịch

Thang đo nhân tố tổ chức quản lý du lịch cũng được kế thừa và phát triển bởi các nghiên cứu đi trước của các tác giả Vũ Văn Đông (2014); Nguyễn Tư Lương (2015); Nguyễn Hoàng Tứ (2016); Dương Hoàng Hương (2017) về các nội dung cơ bản của “tổ chức quản lý ngành du lịch” với 9 biến quan sát. Trong đó có 1 biến quan sát do tác giả xây dựng và phát triển nhằm biểu thị trình độ tổ chức quản lý ngành du lịch.

Biến quan sát (9 biến)

Nguồn thang đo

Quản lý tổ chức về an ninh trật tự được đảm bảo, các hiện tượng tiêu

cực và tệ nạn xã hội bị đẩy lùi

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Quản lý tổ chức về vệ sinh môi trường thực hiện tốt, vệ sinh môi

trường được đảm bảo

triển rõ ràng, có trọng tâm trọng điểm


Quản lý về giá cả dịch vụ du lịch được đảm bảo, giá cả dịch vụ được niêm yết công khai phù hợp với khung giá chung

Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện

các mục tiêu phát triển du lịch liên tục, có sự đánh giá chi tiết.

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015)

Công tác tổ chức phổ biến các mục tiêu phát triển DL cho doanh

nghiệp, các cấp chính quyền của Tỉnh thường xuyên và đạt hiệu quả

Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đầy đủ chi tiết phục vụ tốt cho công tác quản lý ngành du lịch

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn

Hoàng Tứ (2016)

Quản lý về các hoạt động xúc tiến du lịch được quan tâm, xây dựng được hình ảnh và chú trọng phát triển các thị trường mới

Tác giả phát triển từ

nghiên cứu của Dương Hoàng Hương (2017)

Quản lý về tổ chức các hoạt động du lịch ngày càng chuyên nghiệp,

có hệ thống, kích thích sự phát triển du lịch

Tác giả phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023