Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa

Thắt chặt quản lý, rà soát chất lượng dịch vụ du lịch: Năm 2018, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 53 quyết định xử phạt hành chính với số tiền lên đến 280 triệu đồng, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có thời hạn của một doanh nghiệp, tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn của 2 hướng dẫn viên, trình 3 hồ sơ để Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định xử phạt với số tiền 161 triệu đồng do đơn vị có lỗi tổng hợp.

Tăng cường phát triển nguồn nhân lực du lịch: Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp như: tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và giảng viên; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực; nâng cao kỹ năng nghề qua hoàn thiện và áp dụng các bộ tiêu chuẩn nghề. Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyền truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của từng địa phương, từng vùng miền và của đất nước.

c, Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của tỉnh Nam Định

Nam Định có hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt. Nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh các di tích, danh thắng, tỉnh Nam Định còn có trên 90 làng nghề truyền thống. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có hơn 100 lễ hội truyền thống như: Hội chợ Viềng Xuân, lễ hội đền Trần, Phủ Dầy, hội chùa Keo Hành Thiện, thu hút đông đảo khách thập phương. Với bờ biển dài 72 km, Nam Định đã bước đầu hình thành các khu du lịch biển hấp dẫn.

Trong những năm qua, hoạt động du lịch của Nam Định có sự chuyển biến mạnh mẽ. Lượng khách du lịch đến với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân 10,6%/năm và năm 2017 ước đạt gần 2,3 triệu lượt. Xác định mục tiêu Phát triển du lịch Nam Định theo hướng bền vững. Trong thời gian qua, Nam Định đã thực hiện một số nội dung như sau:

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: Trong 3 năm (2015 - 2018), từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch của Trung ương, Nam Định đã đầu tư hơn 54 tỷ đồng thực hiện các dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực quần thể Phủ Dầy, chợ Viềng (huyện Vụ Bản) và nâng cấp mở rộng đường khu du lịch biển Thịnh Long (huyện Hải Hậu). Cùng với nguồn vốn từ

chương trình mục tiêu du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã đầu tư gần 228 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.Hiện Nam Định có trên 670 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; trong đó trên 400 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú với hơn 5.450 phòng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách và phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị, xã hội tổ chức tại Nam Định.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: Từ năm 2016 đến nay, thực hiện cơ chế sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đô thị thị trấn trung tâm và khu dân cư tập trung trên địa bàn các xã đã tạo điều kiện tăng quyền tự chủ cho các huyện trong lựa chọn công trình đầu tư, đặc biệt là các công trình giao thông trên địa bàn để ngày càng đồng bộ hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục thi công Tỉnh lộ 487, Tỉnh lộ 488 đoạn từ Quốc lộ 21 đến Quốc lộ 37B, Tỉnh lộ 489C, Tỉnh lộ 490B (đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), cầu Thịnh Long trên tuyến đường bộ ven biển. Việc các tuyến đường bộ huyết mạch được đầu tư xây dựng và nhiều tuyến tỉnh lộ được nâng cấp thành quốc lộ đã giúp hệ thống giao thông của tỉnh cơ bản được hoàn thiện, tăng tính kết nối trung tâm các huyện, các KCN, du lịch của tỉnh với các tỉnh bạn. Trực tiếp đóng góp vào sự phát triển của hoạt động du lịch.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Hằng năm, Sở VHTTDL Nam Định phối hợp với Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), Hiệp hội Du lịch tỉnh, các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp học, tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, quản lý các cơ sở lưu trú, lễ tân, buồng, bàn. Sau các lớp học, các khóa tập huấn, học viên đều được cấp chứng chỉ chuyên môn. Ở các khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long, trước mỗi mùa du lịch biển, Ban quản lý các khu du lịch đều phối hợp với cơ quan chức năng của các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng kiến thức lễ tân, buồng, bàn cho đội ngũ lao động tại các cơ sở kinh doanh lưu trú.

Cùng với sự “vào cuộc” của ngành chức năng, Trường Trung cấp nghề Thương mại - Du lịch - Dịch vụ (Sở LĐTBXH) vẫn duy trì đào tạo các ngành nghề: quản trị, hướng dẫn tổ chức và điều hành du lịch; lễ tân phục vụ, quản lý khách sạn; kỹ thuật chế biến món ăn và văn hóa ẩm thực... Trong quá trình đào tạo, nhà trường đều gắn việc giảng dạy lý thuyết đơn giản, dễ hiểu với việc thực hành tại các cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

kinh doanh du lịch nên sau khi học, phần lớn học viên đều được các cơ sở kinh doanh du lịch tiếp nhận.

Tăng cường vai trò và công tác quản lý về du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về kinh doanh lữ hành theo Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, của hướng dẫn viên hoạt động trên địa bàn. Trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nêu định hướng chỉ đạo để các doanh nghiệp du lịch thấy được vai trò và lợi ích khi tích cực tham gia xúc tiến quảng bá du lịch mang lại hiệu quả thiết thực và các doanh nghiệp cũng tích cực hưởng ứng tham gia tại các Hội chợ du lịch, các cuộc triển lãm du lịch trong và ngoài tỉnh.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 10

2.5.2. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Từ các kinh nghiệm trên của các địa phương trong nước và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế về PTBVDL trong đó có một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho PTBVDL Thanh Hóa:‌

Thứ nhất, bài học từ cả 3 địa phương cho Thanh Hóa là cần thu hút đầu tư và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch.

Thứ hai, kinh nghiệm rút ra từ hai tỉnh Nam Định và Quảng Ninh tăng cường vai trò và công tác quản lý về du lịch. Xây dựng được các chính sách hỗ trợ ngành du lịch, thu hút đầu tư. Đề xuất các chế tài phù hợp nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ ngành du lịch. Và kinh nghiên từ Sentosa trong nâng cao vai trò của cơ quan quản lý ngành du lịch trong thực hiện các mục tiêu mang tính bền vững.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và nguồn lao động tại chỗ một cách bài bản thường xuyên. Ứng dụng các tiêu chuẩn vào đào tạo lao động, cập nhật các công nghệ mới để người lao động nâng cao trình độ, chất lượng phục vụ là kinh nghiệm rút ra từ 2 địa phương Nam Định, Quảng Ninh.

Thứ tư, cần học tập cách làm của Sentosa - Singapore trong việc kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng với khai thác, sử dụng và phát triển du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 của luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển du lịch và phát triển bền vững du lịch. Chương này có nội dung sau:.‌

- Các khái niệm về du lịch, các khái niệm về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững. Khái niêm du lịch bền vững không tách rời khái niệm phát triển bền vững và bao gồm 3 trụ cột là: Bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

- Xác định các mục tiêu và các nội dung cơ bản của phát triển bền vững du

lịch.

- Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch từ các công

trình nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước. Sau đó xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá phát triển bền vững phù hợp và khả thi để sử dụng đánh giá phát triển bền vững tại Thanh Hóa với 3 trụ cột gồm 28 chỉ tiêu: (1) Chỉ tiêu về kinh tế - 12 chỉ tiêu; (2) Chỉ tiêu về xã hội - 9 Chỉ tiêu; (3) Chỉ tiêu về môi trường - 7 Chỉ tiêu.

- Khảo lược các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững từ các nghiên cứu đã công bố. Tổng hợp các cơ sở lý luận sau đó luận án đã chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững Thanh Hóa: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng; (2) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; (3) Tài nguyên du lịch ; (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Tổ chức quản lí ngành du lịch; (6) Chất lượng dịch vụ du lịch;

(7) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch.

- Tổng hợp kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số địa phương trong và ngoài nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm làm bài học cho việc phát triển du lịch bền vững tại Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA


3.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và phát triển du lịch tại Thanh Hóa‌‌‌

3.1.1. Vị trí địa lí và môi trường tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý‌

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý [80, tr.4-5]:‌

- Điểm cực Bắc: 200 40’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)

- Điểm cực Nam: 190 18’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)

- Điểm cực Đông: 1060 04’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)

- Điểm cực Tây: 1040 22’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)

Theo Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2010 Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn và dân số đông của nước ta. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.131,94 km 2, chiếm 3,37% diện tích toàn quốc, đứng thứ 5 trong số 63 tỉnh, thành phố. [10]

Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến. Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Thanh Hóa.

3.1.1.2. Đặc điểm địa lý

Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây

- Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48km2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.[80, tr.9]

Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện để Thanh Hoá phát triển nền kinh tế có cơ cấu ngành đa dạng, với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng - biển - đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thanh Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa, còn mùa lạnh trùng

với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa (hằng năm tới 20 - 30 ngày có gió Tây khô nóng). Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp. [80, tr.12]

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 – 23 độ C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41 độ C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối. Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). [80, tr.13]

3.1.2. Dân số và lao động

Theo niên giám thống kê 2019 của Cục thống kê Thanh Hóa [16]:

Dân số trung bình năm 2019 đạt 3.645,7 nghìn người, tăng 14,4 nghìn người, tương đương 0,40% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 547,2 nghìn người, chiếm 15,01%; dân số nông thôn 3.098,5 nghìn người, chiếm 84,99%; dân số nam 1.819,2 nghìn người, chiếm 49,90%; dân số nữ 1.826,5 nghìn người, chiếm 50,10%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên sơ bộ năm 2019 đạt 2.326,9 nghìn người, tăng 25,8 nghìn người so với năm 2018. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các loại hình kinh tế sơ bộ năm 2019 đạt 2.295 nghìn người, tăng 31,2 nghìn người so với năm 2018, trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm 4,9%; kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 89,7%; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 5,4%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo sơ bộ năm 2019 đạt 24,2%, cao‌

hơn mức 23,2% của năm trước.

3.1.3. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội

Theo niên giám thống kê 2014 – 2017 – 2018 - 2019 của Cục thống kê Thanh Hóa [13;14;15,16]:‌

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 tăng 17,15% so với năm 2018; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,92%, đóng góp 1,27 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,87%, đóng góp 9,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,71%, đóng góp

2,56 điểm phần trăm; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 61,26%, đóng góp 4,34 điểm phần trăm.

Quy mô GRDP năm 2019 theo giá hiện hành đạt 195.853 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 53,72 triệu đồng, tương đương với 2.325 USD (tăng 370 USD so với năm 2018). Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 10,96%, giảm 1,46%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 47,08%, tăng 1,64%; khu vực dịch vụ chiếm 33,17%, giảm 2,69%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,80%, tăng 2,50% so với năm 2018.

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành bình quân đầu người Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 (USD/Người)

2500

2000

1500

1000

500

0

2015

2016

2017

2018

2019

(Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa 2015 -2017 -2019)

Hoạt động xúc tiến đầu tư và kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 theo giá hiện hành đạt 119.977 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2018 và bằng 72,96% GRDP. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2019 có 26 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký là 344,7 triệu USD, tăng 85,7% về số dự án và gấp 3,35 lần về vốn đăng ký so với năm 2018..

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động; hạ tầng các khu, điểm du lịch tiếp tục được đầu tư; chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng lên, từng bước làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh, tạo sức hấp dẫn với du khách.

3.1.4. Tài nguyên du lịch

3.1.4.1. Về tài nguyên thiên nhiên

Thanh Hóa là một trong những tỉnh được đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch mạnh của cả nước với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên phong phú với hệ thống đất đai, sông ngòi, biển đảo, hang động kỳ vĩ là tiền đề cho phát triển du lịch như Thanh Hóa có bờ biển chạy dài 102 km, tương đối bằng phẳng với những bãi tắm, nghỉ mát nổi tiếng như Sầm Sơn, một số‌

bãi tắm lý tưởng khác như Quảng Vinh (huyện Quảng Xương), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), với cảnh quan các vũng như vũng Gầm, vũng Thủy, vũng Biện, các cửa lạch như Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh. Ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa còn có một số đảo nhỏ như Hòn Mê, Hòn Nẹ, Đảo Nghi Sơn cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn.[16]

Thanh Hóa có vùng núi đá vôi rộng lớn với nhiều danh thắng hang động karster gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa như động Từ Thức (huyện Nga Sơn) hấp dẫn du khách, động Long Quang trên núi Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa), động Hồ Công ở Vĩnh Lộc, quần thể hang động Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia), động Tiên Sơn (huyện Vĩnh Lộc) một hang động có quy mô lớn và đẹp, động Bàn Bù hay còn gọi là Hang Ngán (huyện Ngọc Lặc). Ngoài ra, một số hang động khác như hang Con Moong (huyện Thạch Thành), động Cây Đăng (huyện Cẩm Thủy), Lò Cao kháng chiến ở khu vực Bến En, hang Phi (động Ma) thuộc huyện Quan Hóa, hệ thống hang động tại núi Cồ Luồng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa… là những điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách. Thanh Hóa có 3 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) với giá trị cao về tính đa dạng sinh học với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm, đó là KBTTN Pù Luông (huyện Quan Hóa và Bá Thước), KBTTN Pù Hu (huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát), KBTTN Xuân Liên (huyện Thường Xuân) [16].

Tài nguyên rừng ở Thanh Hoá có giá trị vô cùng lớn, chủ yếu là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh quanh năm, có hệ thực vật phong phú về loài và họ như lim xanh, lát hoa, dổi, có nơi gặp cả táu. Đặc biệt, ở Thanh Hóa có vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh), cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam. Tổng diện tích rừng tự nhiên là 16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544 ha [16], được xếp vào một trong mười vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam.

3.1.4.2. Về tài nguyên du lịch nhân văn

Là một tỉnh rộng lớn, có đủ địa hình rừng núi, sông, biển, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn năm, Thanh Hóa ngày nay là một trong số ít địa phương còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng nhất. Theo số liệu thống kê năm 2019 của sở VHTTDL Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng và kiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023