Những Thuận Lợi Của Thanh Hóa Trong Phát Triển Bền Vững Du Lịch

kê bảo vệ. Số di tích được xếp hạng 832 di tích, trong đó có 01 di sản thế giới, 03 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 686 di tích cấp tỉnh [52]. Hệ thống di tích - danh thắng nói trên là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng của Thanh Hóa. Sau đây là một số di tích tiêu biểu: Thành nhà Hồ, Hang Con Moong, Làng cổ Đông Sơn, di tích lịch sử Lam Kinh... bên cạnh tài nguyên văn hóa vật thể thì cũng có không ít tài nguyên phi vật thể như các lễ hội truyền thống, tại Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền.

Với 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử, danh thắng được Nhà nước công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa đặc trưng riêng biệt. Hằng năm, ở khắp các địa phương trên toàn tỉnh đều tổ chức long trọng và trang nghiêm các lễ hội đặc trưng của từng địa phương để đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Lễ hội ở Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc đặc trưng của từng tập tục, lề thói riêng biệt, hình thành và phát triển theo 3 loại hình nổi trội sau [52]:

- Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh như thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… như lễ hội xã Thiệu Trung, tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ hội xã Quảng Cư ở Sầm Sơn tưởng niệm Bà Triều - tổ sư nghề dệt săm xúc, lễ hội đình Phú Khê xã Hoằng Phú - Hoằng Hóa

- Tổ nghề hát… Các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ mẫu như lễ hội phố Cát ở Thạch Thành; Lễ hội đền Sòng ở thị xã Bỉm Sơn…

- Các lễ hội văn hóa lịch sử: Thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử của dân tộc đã có công trong việc đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc như lễ hội đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân, lễ hội Lê Hoàn ở Thọ Xuân… Đây là các lễ hội thường được tổ chức công phu, quy mô vượt ra khỏi phạm vi của tỉnh, có tác dụng thu hút khách du lịch trên phạm vi toàn quốc.

- Lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết: Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều truyền thuyết thấm đậm chất nhân văn như ở Thanh Hóa. Đó là: truyền thuyết Từ Thức gặp Giáng Hương gắn với lễ hội Từ Thức; truyền thuyết Mai An Tiêm và

quả Dưa đỏ gắn với lễ hội Mai An Tiêm; truyền thuyết Thần Độc Cước, Hòn Trống Mái ở núi Trường Lệ; truyền thuyết cửa Thần Phù ở Nga Sơn; truyền thuyết ông Vồm ở Thiệu Hóa; Trạng Quỳnh ở Hoằng Hóa…

3.1.4.3. Tuyến điểm du lịch đang khai thác tại Thanh Hóa

Các tuyển điểm tính tới 2019 đang được khai thác hoạt động du lịch [68]:

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Quảng Xương - Nông Cống - Bến En;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Lam Kinh - TP Thanh Hoá;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Bến En - Lam Kinh – TP. Thanh Hoá;

- Thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - Cẩm Thuỷ - Vĩnh Lộc – TP. Thanh Hoá; Sầm Sơn – TP. Thanh Hoá - Lam Kinh - suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ) - Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - Sầm Sơn;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Nga Sơn;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Vĩnh Lộc - Cẩm Thuỷ - Bá Thước;

- Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Tĩnh Gia - Hòn Mê (đường bộ và đường thuỷ).

3.1.4.4. Các khu du lịch đang khai thác chính tại Thanh Hóa

Căn cứ vào văn bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Thanh Hóa đang khai thác các khu du lịch đang khai thác chính bao gồm [68]:

Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn: Bao gồm bãi tắm biển Sầm Sơn, di tích danh thắng trên núi Trường Lệ, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu du lịch Nam Sầm Sơn. Đây là khu du lịch được hình thành sớm nhất ở Thanh Hóa, hiện nay đang là tâm điểm thu hút khách du lịch, nhất là vào mùa hè. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tương đối phát triển, có khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tắm biển của hàng vạn khách du lịch trong ngày.

Khu du lịch tổng hợp văn hoá - sinh thái Hàm Rồng: Là khu du lịch trung tâm giữ vị trí quan trọng của du lịch Thanh Hóa, được hình thành trên cơ sở di tích thắng cảnh Hàm Rồng. Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; du lịch sinh thái; vui chơi giải trí; tổ chức hội nghị, hội thảo.

Khu du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái Lam Kinh: Là quần thể di tích lịch sử bao gồm bia ký, lăng mộ các Vua và Hoàng Hậu nhà Lê, nổi bật là lăng mộ vua Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng (một trong những tấm bia đá lớn nhất còn lại ở nước ta).

Khu du lịch văn hoá lịch sử Thành Nhà Hồ: Thành Tây Đô là một công trình kiến trúc độc đáo và kỳ vĩ, là hạt nhân chính của khu du lịch Thành Nhà Hồ và một số điểm du lịch quan trọng của huyện Vĩnh Lộc như: Đàn tế Nam Giao của Nhà Hồ mới được phát hiện, đền thờ Trần Khát Chân, Phủ Trịnh - Nghè Vẹt, động Tiên Sơn, động Hồ Công, Hoa Long Tự, Chùa Giáng… Thành Nhà Hồ cách đường quốc lộ 1A 25km, cách đường Hồ Chí Minh 20 km và có quốc lộ 217 chạy qua, rất thuận tiện về giao thông vận chuyển khách du lịch. Hiện nay, hồ sơ khoa học khu di tích Thành Nhà Hồ đang được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Thanh Hoá hoàn thiện trình UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Khu du lịch sinh thái Bến En: Là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rất quan trọng trong quy hoạch tổng thể du lịch Bắc Bộ, diện tích vườn quốc gia là 6.634 ha với 21 đảo trên hồ, diện tích mặt hồ gần 4000 ha. Trong khu du lịch còn có một số di tích danh thắng như hang Lò Cao, hang Ngọc...Trung tâm Bến En cách quốc lộ 1A khoảng 30 km, cách đường Hồ Chí Minh 15 km.

Khu du lịch sinh thái Pù Luông: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có vị trí tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình, thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hoá. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái núi đá và rừng già là chủ yếu, xen kẽ là núi đất nên có hệ động thực vật rất phong phú, cảnh quan hùng vĩ, hang động đẹp, khí hậu lý tưởng (trong ngày có 4 mùa), nhiệt độ không qúa 20 0C.

3.1.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội

3.1.5.1. Hạ tầng giao thông

Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không:‌

- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của 60 tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào.

- Thanh Hoá có hơn 1.600km đường sông, trong đó có 487km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các

tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.

- Thanh Hóa có Cảng hàng không Thọ Xuân (sân bay Sao Vàng) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Tây. Năm 2012, Thanh Hóa lập đề án quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân để phục vụ hàng không dân dụng kết hợp. Năm 2017, Cảng hàng không Thọ Xuân phục vụ hơn 865.000 lượt hành khách. Cũng trong năm 2017, Thanh Hóa đã chính thức mở đường bay thẳng từ Thanh Hóa đi Bangkok (Thái Lan). Cảng hàng không Thọ Xuân sẽ được nâng công suất giai đoạn đến năm 2030 từ 2,5 triệu khách/năm lên 5 triệu khách/năm.Tháng 9/2018, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản đồng ý việc nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế. Năm 2018 đạt 989.409 lượt hành khách, và đến ngày 10/12/2019, sản lượng hành khách thông qua cảng đã đạt 1 triệu hành khách trong năm 2019.[17]

3.1.5.2. Hệ thống cung cấp điện nước

Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá hiện nay ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài ra, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW [15].

Các công trình cấp nước đô thị ở Thanh Hóa hiện có gồm nhà máy nước Thanh Hóa công suất 50.000 m3/ngàyđêm, cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấp nước cho thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêm cấp nước cho khu kinh tế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấp nước cho thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máy nước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn Bút Sơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện Hoằng Hóa…[15].

3.1.5.3. Hệ thống mạng viễn thông

Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet. Năm 2010 toàn tỉnh đã được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2019 đạt bình quân 78,33% người dân sử dụng điện thoại di động và đạt 31,48% sử dụng mạng internet trên toàn tỉnh [15].

Hạ tầng mạng truyền dẫn, mạng truy nhập bằng cáp quang đã đươc triển khai rộng khắp tới các xã, phường, thị trấn đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định chất lượng cao tới đại bộ phận dân cư của tỉnh, là cơ sở để triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông mới trong tương lai [15].

3.1.5.4. Hệ thống y tế giáo dục

Theo niên giám thống kê 2019 của Cục thống kê Thanh Hóa [16]:

- Mạng lưới y tế công lập: Đến năm 2019 toàn tỉnh có 52 bệnh viện đơn vị tuyến tỉnh và huyện; 27 trung tâm y tế dự phòng với 13.910 giường bệnh; 565 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Giáo dục mầm non: Tính đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 682 trường học mẫu giáo. Trong đã số trường công lập là 651 trường, trường ngoài công lập là 31 trường, với 9.238 nhóm trẻ/lớp học và 14.533 giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 221.650 em học sinh.

- Giáo dục phổ thông: Theo thống kê năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 1.280 trường học phổ thông với 27.559 giáo viên giảng dậy 610.291 học sinh đạt thỉ lệ 22,1 học sinh/1 giáo viên.

+ Tiểu học có 622 trường, (trong đó 619 trường là trường công lập và 3 trường là trường ngoài công lập).

+ Trung học cơ sở có 572 trường (100% công lập).

+ Trung học phổ thông có 86 trường (trong đó 80 trường là trường công lập và 6 trường là trường ngoài công lập).

- Giáo dục chuyên nghiệp: Theo thống kê năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 35 trường chuyên nghiệp trong đó 5 trường Đại học, 12 trường Cao đẳng, 17 trường Trung cấp. Ngoài ra có 1 trường dự bị đại học.

+ Trung cấp chuyên nghiệp: có 616 giảng viên với khoảng 10.575 sinh viên

+ Bậc cao đẳng: có 909 giảng viên với khoảng 8.388 sinh viên

+ Bậc đại học: có 780 giảng viên với khoảng 12.021 sinh viên.

3.1.6. Những thuận lợi của Thanh Hóa trong phát triển bền vững du lịch

3.1.6.1 Những thuận lợi

Là địa phương không chỉ có diện tích lãnh thổ lớn thứ 5 ở Việt Nam, nơi sinh sống của 07 dân tộc, Thanh hóa còn là địa phương có bề dầy lịch sử phát triển, có bờ biển dài, địa hình đa dạng, tính đa dạng sinh học cao. Những đặc điểm về tự nhiên và lịch sử - văn hóa tạo cho Thanh Hóa có được tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có những giá trị nổi bật. Có thể thấy những lợi thế so sánh của Thanh Hóa trong phát triển du lịch bao gồm:‌

- Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là kết cấu hạ tầng then chốt trong lĩnh vực giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, nội lực của Thanh Hóa từng bước gia tăng tạo nền tảng, điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Tài nguyên đa dạng: Với bờ biển dài trên 100 km, Thanh Hóa có nhiều bãi biển đẹp mà tiêu biểu là Sầm Sơn, Quảng Vinh (huyện Quảng Xương), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia),..Thanh Hóa có vùng núi đá vôi rộng lớn với nhiều danh thắng hang động karster gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa như động Từ Thức (huyện Nga Sơn), động Long Quang trên núi Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa), quần thể hang động Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia), động Tiên Sơn (huyện Vĩnh Lộc),…Trong hệ thống các khu BTTN mà tiêu biểu là VQG Bến En chưa đựng nhiều giá trị cảnh quan đặc sắc, về các hệ sinh thái nhiệt đới điển hình, và tính đa dạng sinh học cao. Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm phát triển, Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của bốn vị Vua là: Lê Đại Hành (980-1005), Hồ Quý Ly (1400-1407), Lê Thái Tổ (1418-1426) và Gia

Long (1802-1820) và hai vị Chúa là Chúa Trịnh (1545-1570) vàChúa Nguyễn (1558-1613), là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - thánh địa tôn nghiêm và uy linh của Vương tôn Triều Hậu Lê … và là nơi lưu giữ được nhiều di sản văn hóa lịch của dân tộc. Theo số liệu thống kê năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có di tích được xếp hạng 832 di tích, trong đó có 01 di sản thế giới, 03 di tích quốc gia đặc biệt... và nhiều lễ hội gồm 160 lễ hội truyền thống và 50 lễ hội tín ngưỡng - văn hóa đặc trưng riêng biệt có ý nghĩa lớn về lịch sử, văn hóa và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú là

một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

- Được sự quan tâm từ hệ thống chính trị: So với nhiều địa phương, phát triển du lịch Thanh Hóa có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ, ngành TW, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó, tỉnh đã xây dựng chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch cho từng giai đoạn làm căn cứ để phát triển du lịch một cách đồng bộ, hiệu quả theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững.

- Vị trí địa lý thuận lợi: Thanh Hóa là điểm đầu của vùng Bắc Trung Bộ gần với Thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch của cả nước ở khu vực phía Bắc. Lợi thế này của Thanh Hóa đã được phát huy có hiệu quả với việc nâng cấp QL1A và Cao tốc Hà Nội Thanh Hóa, sân bay Thọ Xuân được nâng cấp thành cảng quốc tế, qua đó "rút ngắn" đáng kể "khoảng cách thời gian"giữa Thanh Hóa với các địa phương trong nước và quốc tế.

- Nguồn lực lao động dồi dào lại có sẵn các cơ sở đào tạo từ Trung cấp tới Đại học có đầy đủ chức năng đào tạo phù hợp để cung ứng nguồn lao động cho ngành du lịch Thanh Hóa.

3.1.6.1 Một số khó khăn

Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững du lịch tuy nhiên vẫn có một số khó khăn trở ngại:

- Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn chưa đảm bảo, Hệ thống hạ tầng giao thông đến các điểm DL và hệ thống hạ tầng phục vụ du khách tại các điểm còn hạn chế, chưa tạo sự thuận tiện cho du khách cũng như chưa có tính kết nối cao từ Thành phố Thanh Hóa đến các huyện, thị xã xa trung tâm thành phố. Ngoài ra, hê thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước, xử lý môi trường tại các khu vực ven biển đang thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Sân bay Thọ Xuân đã trở thành cảng hàng không quốc tế nhưng tiền than là một sân bay quân sự nên vẫn chưa đủ cở sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho đón những đoàn khách lớn quốc tế…

- Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng nhưng khả năng khai thác để phát triển du lịch theo chiều sâu khó khăn do các nguồn lực đầu tư chưa đảm bảo. Tập trung khai thách một số tài nguyên dẫn tới áp lực, trong khi đó một số tài nguyên mức độ khai thác thấp hoặc còn bỏ ngỏ.

- Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch biển từ tháng 4 tới tháng 10 hằng năm, những tháng còn lại khí hậu khắc nghiệt rất khó để tạo nên mùa du lịch thứ 2 trong năm.

- Nguồn lực lao động dồi dào nhưng nguồn lực lao động có trình độ cao thì vừa thiếu vừa yếu. Mùa vụ du lịch cũng cản trở tới sự gắn bó của người lao động đối với ngành du lịch. Sự đãi ngộ của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vẫn còn chưa cao. Các cơ sở đào tạo cung ứng nhân lực cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa có các trung tâm thực hành du lịch đảm bảo yêu cầu, chưa cập nhật những tiêu chuẩn mới…

3.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể kinh tế

3.2.1.1. Phát triển tổng doanh thu‌

Lượt khách tăng liên tục kéo theo doanh số cũng tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 29,4% là một mức tăng rất lớn có thể đánh giá phát triển du lịch Thanh Hóa đã có những bước nhảy vọt. Doanh thu năm 2019 gấp gần 3 lần so với năm 2015. Mức tăng cao nhất là 40,4% giai đoạn 2014- 2015 là năm Thanh Hóa đăng cai tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia và thấp nhất là 21,6% giai đoạn 2015-2016. Năm 2018 tăng 32,8% so với năm 2017. Năm 2019 đạt doanh số trên 14.526 tỷ đồng với mức tăng 36,7% so với năm 2018.‌

Với nhịp độ tăng trưởng bình quân cao, cùng xu hướng phát triển du lịch mạnh mẽ trên toàn thế giới. Dự báo doanh thu từ du lịch Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Bảng 3.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Tổng

doanh thu

So sánh tổng danh thu

so với năm trước

So sánh với năm

trước (%)

2015

5.180.000

1.490.000

40,4

2016

6.298.000

1.118.000

21,6

2017

8.000.750

1.702.750

27,0

2018

10.625.000

2.624.250

32,8

2019

14.526.000

3.901.000

36,7

Tăng bình quân giai đoạn 2015-2019

29,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2015-2019)

3.2.1.2. Phát triển tổng lượt khách

Từ số liệu trong Bảng 3.1, có thể nhận định như sau: Trong giai đoạn 2015 - 2019, du lịch Thanh Hóa liên tục phát triển, lượng khách tăng tiên tục qua từng năm. Mức tăng trưởng bình quân đạt 14,9%, trong đó mức tăng cao nhất là 21,9%

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023