Thông Tin Cơ Bản Của Các Chuyên Gia Mời Phỏng Vấn

Quản lý về qui hoạch phát triển du lịch phù hợp, có chiến lược phát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

d, Nhân tố phát triển nguồn nhân lực

Thang đo phát triển cơ sở hạ tầng được đo lường thông qua 7 biến quan sát với các thành tố cơ bản bên trong liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực như: Năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp, sư văn minh thân thiện. Các biến quan sát trên được kế thừa từ thang đo trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đông (2014). Tác giả cũng kế thừa biến quan sát về phát triển về số lượng nhân lực ngành du lịch từ nghiên cứu của tác giả của Nguyễn Hoàng Tứ (2016). Ngoài ra, tác giả đã có sử dụng ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thiết kế và phát triển biến quan sát liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua việc áp dụng, cập nhật các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong du lịch.

Biến quan sát (7 biến)

Nguồn thang đo

Năng lực quản lý được nâng cao, giúp cho hoạt động du lịch phát triển

và đạt hiệu quả cao


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Năng lực chuyên môn, kỹ thuật của nhân lực đáp ứng nhu cầu của các

cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch

Khả năng ngoại ngữ của nhân lực trong lĩnh vực du lịch thỏa mãn nhu

cầu giao tiếp của khách du lịch quốc tế

Kỹ năng giao tiếp của nhân lực trong lĩnh vực du lịch được đảm bảo,

làm hài lòng khách du lịch

Nhân lực trong hoạt động du lịch cư xử văn minh, thân thiện để lại cho

khách du lịch nhiều thiện cảm

Chính sách phát triển nguồn nhân lực thu hút được đông đảo lao động cho ngành du lịch

Tác giả phát triển từ

nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tứ (2016)

Các cơ quan quản lý, các cơ sở kinh doanh du lịch thường xuyên áp

dụng, cập nhật các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong du lịch

Tác giả phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 16

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

e, Nhân tố tài nguyên du lịch

Thang đo tài nguyên du lịch được phát triển thông qua việc kết hợp thang đo về tài nguyên du lịch trong nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014) và nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015) với các thành tố cơ bản của tài nguyên du lịch.

Biến quan sát (7 biến)

Nguồn thang đo

Các loại động thực vật tại địa phương có thể khai thác phát triển du lịch

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Vị trí địa lý tại địa phương thuận lợi có thể phát triển du lịch

Ẩm thực tại địa phương đặc sắc góp phần phát triển du lịch

Khí hậu tự nhiên tại địa phương thuận lợi cho phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên tại địa phương đa dạng phù hợp khai thác

phát triển du lịch


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015)

Tài nguyên nhân văn phi vật thể tại địa phương hấp dẫn có thể khai

thác phát triển du lịch

Tài nguyên nhân văn vật thể tại địa phương đã dạng có thể khai thác

phát triển du lịch

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

f, Nhân tố chất lượng dịch vụ du lịch

Thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cũng được phát triển thông nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014) và nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015). Ngoài ra, chất lượng dịch vụ du lịch phải thỏa mãn được nhu cầu hiện tại và cả trong tương lai của khách du lịch. Do đó, tác giả bổ sung một biến quan sát bổ sung thể hiện tính phát triển của sản phẩm du lịch mới kèm theo chất lượng.

Biến quan sát (7 biến)

Nguồn thang đo

Dịch vụ trong hoạt động du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách du

lịch tốt


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014)

Các đơn vị cung cấp dịch vụ có quy mô, phục vụ được các đoàn khách

lớn

Khả năng tiếp cận các dịch vụ dễ dàng

Khả năng cung ứng tức thời của các dịch vụ tốt

Các sản phẩm du lịch hiện tại hấp dẫn có chất lượng, thu hút khách du lịch

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Tử Lương (2016)

Giá cả dịch vụ hợp lý phù hợp với khả năng chi tiêu đại đa số khách du lịch

Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mới có chất lượng cao

thỏa mãn nhu cầu khách du lịch

Tác giả phát triển

(Nguồn: Tác giả tổng hợp& phát triển)

g, Nhân tố sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch

Thang đo sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch được thừa và tổng hợp tại các nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015); Nusrat Jahan và Sabrina Rahman (2016); Dương Hoàng Hương (2017). Với các thành tố cơ bản về: có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch; nhận thức và thái độ tích cực trong du lịch trách nhiệm; ý kiến của cộng đồng được quan tâm và góp

phần phát triển du lịch. Ngoài ra, tác giả tự phát triển biến quan sát thứ 6 về sự tham gia trực tiếp của cộng đồng vào du lịch xanh.

Biến quan sát (6 biến)

Nguồn thang đo

Du khách có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2015)

Cư dân địa phương có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử

dụng tài nguyên và phát triển du lịch

Các cơ sở kinh doanh du lịch có ý thức trong tham gia bảo vệ môi

trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch


Cộng đồng nhận thức rõ ràng và tích cực tham gia xây dựng hoạt động du lịch trách nhiệm

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nusrat Jahan và Sabrina

Rahman (2016)

Ý kiến đóng góp của cộng động được ghi nhận, chắt lọc đưa vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển du lịch

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Dương

Hoàng Hương (2017)

Sự tham gia trực tiếp của cộng đồng vào các hoạt động du lịch xanh

(mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp…) đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường


Tác giả phát triển

(Nguồn: Tác giả tổng hợp & phát triển)

h, Các biến phụ thuộc

Qua nôi dung tại mục 2.1.1 nội hàm của phát triển bền vững du lịch được tác giả tổng kết là: Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về văn hóa xã hội.

Khái niệm “phát triển bền vững du lịch” được tác giả đề xuất trong luận án:“Là việc phát triển một cách bền vững ngành du lịch. Hoạt động du lịch phải phát triển về số lượng, qui mô, chất lượng đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà đồng thời phải tối ưu hóa được lợi ích kinh tế tại địa phương; bảo vệ môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá; cân bằng được kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương.

Từ cơ sở trên tác giả đã xây dựng các biến phụ thuộc dựa vào 2 nội dung của phát triển bền vững du lịch là:

- Phát triển du lịch: Các chỉ số về phát triển du lịch phải liên tục tăng qua từng năm; khả năng quay trở lại du lịch; sự hài lòng và mức chi tiêu của khách du lịch ngày càng cao. Đây là những thang đo phù hợp đề thể hiện việc phát triển một cách bền vững ngành du lịch. Hoạt động du lịch phải phát triển về số lượng, qui mô, chất lượng đáp ứng được các nhu cầu hiện của khách du lịch.

- Bền vững du lịch: Du lịch phát triển bền vững khi đảm bảo đồng thời 3 trụ cột (Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường)

Nguồn thang đo

Du lich Thanh Hóa phát triển bền vững về kinh tế


Tác giả phát triển

Du lich Thanh Hóa phát triển bền vững về xã hội

Du lich Thanh Hóa phát triển bền vững về môi trường

Lượng khách du lịch tới Thanh Hóa ngày càng tăng qua từng năm

Lượng khách du lịch quay trở lại Thanh Hóa lần thứ 2 ngày càng tăng

Mức chi tiêu và sự hài lòng của khách du lịch tới Thanh Hóa ngày

càng cao

Biến quan sát (6 biến)

(Nguồn: Tác giả phát triển)

3.3.3.2. Nội dung nghiên cứu định tính

Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên việc nghiên cứu xác định các nhân tố tác động và tham khảo các câu hỏi liên quan tới các chỉ báo đánh giá từ các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, do nghiên cứu ở điều kiện môi trường có những đặc thù riêng nên nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và nhà nghiên cứu địa phương về các thành tố xuất hiện trong bảng khảo sát từ đó làm cơ sở lựa chọn các bảng hỏi phù hợp cho việc tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. (Phụ lục 5)

Phỏng vấn được thực hiện dựa trên các quy tắc 3 bước phỏng vấn như sau:



Vòng 1

Vòng 2

Vòng 3

Tham khảo tài liệu và phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố,

phát triển các thang

Sau khi phát triển xong, kiểm tra lại

với các chuyên gia

Chốt các nhân tố và các thang đo tương ứng, chuẩn bị nghiên

cứu định lượng


(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)

a, Số người chọn để phỏng vấn sâu

Số lượng người được chọn để nghiên cứu định tính là 08 người. Đối tượng cụ thể gồm:

- 2 người làm công tác QLNN (liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch tại Thanh Hóa);

- 2 người ở viện/trường (các chuyên gia nghiên cứu về phát triển du lịch);

- 2 người ở các doanh nghiệp hoạt động phát triển du lịch (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Thanh Hóa);

- 2 người ở các tổ chức hoạt động phát triển du lịch (Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa; Hiệp hội du lịch Thanh Hóa).

b, Nội dung tham khảo ý kiến

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và nội dung các thang đo của từng nhân tố ảnh hưởng đến tới PTBVDL tại Thanh Hóa bao gồm: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng;

(2) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; (3) Tài nguyên du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (5) Tổ chức ngành du lịch; (6) Chất lượng dịch vụ du lịch; (7) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch.

c, Tổng hợp ý kiến nhận được từ các chuyên gia

Các chuyên gia sẽ được hỏi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn định tính với những nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVDL tại Thanh Hóa. Việc phỏng vấn được thực hiện thông qua việc trao đổi và thảo luận về nội dung của phiếu khảo sát và các câu hỏi của các chỉ báo.

Bảng 3.12: Thông tin cơ bản của các chuyên gia mời phỏng vấn

STT

Cơ quan công tác

Vị trí

Kinh nghiệm

1

UBND TP Sầm Sơn

Phó Chủ tịch UBND

Thành phố Sầm Sơn

17 năm

2

Sở VHTTDL Thanh Hóa

Chuyên viên phòng

Quản lý Du lịch

10 năm

3

Trường Đại học VHTT&DL

Thanh Hóa

Trưởng Khoa Du lịch

10 năm

4

Trường Đại học VHTT&DL

Thanh Hóa

Trưởng Khoa Quản trị

Khách sạn – Nhà hàng

12 năm

5

Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa

Chánh văn phòng

Hiệp hội Du lịch

8 năm

6

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và

Du lịch Thanh Hóa

PGĐ Trung tâm

9 năm

7

Khách sạn Mường Thanh Grand Thanh Hóa

Phó Giám đốc vận hành

11 năm


8

Công ty Cổ phần Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Viettravel

(CN tại Thanh Hóa)


GĐ chi nhánh Thanh Hóa


10 năm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các câu hỏi dự thảo cuối được tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo tính xác thực của các câu hỏi. Các câu hỏi được sự đồng thuận của các chuyên gia được đưa vào bản hỏi cuối để thực hiện khảo sát. Các câu hỏi chỉ báo được mã hóa để thực hiện phân tích định lượng.Trong phân tích định lượng chỉ có các chỉ báo đảm bảo độ tin cậy mới được giữ lại để thực hiện các phân tích sâu hơn. (Chi tiết kết quả phỏng vấn chuyên gia và thực hiện mã hóa xem tại phụ lục 5)

Bản hỏi cuối cùng được xây dựng trên cơ sở các biến và các chỉ báo biến đã được xác định ở giai đoạn này. Các bản hỏi sau đó được gửi đi khảo sát thí điểm để xác nhận tính hiệu lực của các chỉ báo này trước khi thực hiện khảo sát diện rộng.

Phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá được thực hiện trên tập dữ liệu thí điểm để xác nhận tính hiệu lực của các biến và chỉ báo.

3.3.4. Nghiên cứu định lượng

Bước nghiên cứu định lượng nhằm đạt đến mục tiêu xác định được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng cũng xác định được mức độ đáp ứng của các nhân tố đối với sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Đồng thời nghiên cứu định lượng cũng xác định những nhân tố ảnh hưởng cần được quan tâm và điều chỉnh để đưa ra các đề xuất, kiến nghị.‌

3.3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra

3.3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách, báo chuyên ngành. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp dữ liệu và sau đó tiến hành sử dụng kỹ thuật phân tích để xử lý dữ liệu.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi được phân tích bằng công cụ phân tích dữ liệu thống kê SPSS, Smart PLS. Cụ thể các kỹ thuật chính được sử dụng gồm:

- Kỹ thuật phân tích mô tả: nhằm đánh giá bức tranh tổng thể về phát triển du lịch tại Thanh Hóa

- Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA): để xác định tính hiệu lực của các thước đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự PTBVDL Thanh Hóa

- Kỹ thuật phân tích mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần: để xác định sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình sự phát triển bền vững du lịch.

Quy trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Làm sạch dữ liệu nhằm loại bỏ những bảng hỏi không hoàn thiện hoặc dữ liệu có lỗi trả lời.

Bước 2: Phân tích mô tả cơ cấu của mẫu điều tra.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha test) với các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến PTBVDL: Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho

biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA: (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.

Bước 5: Phân tích hồi quy các nhân tố (giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc): Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá mối quan hệ và tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

Trong luận án này, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Model) để thực hiện phân tích hồi quy các nhân tố. Kỹ thuật phân tích PLS-SEM là kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến thế hệ thứ hai thường được sử dụng cho những nghiên cứu khám phá và để phát triển lý thuyết.

3.3.5. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Kết quả nghiên cứu sơ bộ đánh giá độ tin cậy các thang đo của mô hình nghiên cứu. Tác giả đã gửi 108 phiếu khảo sát đến các Cơ quan quản lý nhà nước và các đơn hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Thanh Hóa, với kết quả thu về được 100 phiếu hợp lệ với các phần trả lời đầy đủ. Sau đó dữ liệu được nhập và tiến hành kiểm định và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.‌

3.3.5.1. Kết quả kiểm định định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập

Kết quả nghiên cứu sơ bộ đối với các biến độc lập các số liệu kiểm định đạt yêu cầu khi các chỉ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến “rác” các biến này có hệ số tương quan tổng biến đều đạt giá trị lớn hơn 0.7, đồng thời các giá trị về Cronbach’s Alpha of Item Deleted thấp hơn giá trị Cronbach’s Alpha và giá trị Correted Item-Total Correlation phải lớn hơn 0.3.

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm cho thấy có biến quan sát đạt tiêu chuẩn, chưa đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố được giữ lại trong mô hình nghiên cứu.Các kết quả chạy thử nghiệm được thể hiện như trong bảng 3.13. (Kiểm định cho từng nhóm nhân tố xem tại phụ lục: 1)

Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ tin cậy khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha


STT


Nhân tố ảnh hưởng

Số lượng

biến ban đầu

Giá trị

Cα ban đầu

Các biến bị loại

Các biến được lựa chọn

Số lượng

biến còn lại

Giá trị

Cα cuối cùng

1

Phát triển cơ sở

hạ tầng

7

.480

HT5, HT6,

HT7

HT1, HT2,

HT3, HT4

4

.876


2

Phát triển cơ sở vật

chất kỹ thuật ngành du lịch


7


.653


KT2, KT4

KT1, KT3,KT5, KT6, KT7


5


.868

3

Tổ chức quản lý

ngành du lịch

9

.603

QL1, QL2,

QL5, QL7

QL3,QL4,

QL6,QL8,QL9

5

.862

4

Phát triển nguồn

nhân lực

6

.788

NL4

NL1, NL2,

NL3, NL5, NL6

5

.887

5

Tài nguyên

du lịch

7

.746

TN4, TN7

TN1, TN2,

TN3, TN5,TN6

5

.869

6

Chất lượng dịch

vụ du lịch

7

.613

CL3, CL4

CL1, CL2, CL5,

CL6,CL7

5

.766

7

Sự tham gia của

cộng đồng

4

.766


CĐ1, CĐ2,

CĐ3, CĐ4

4

.782

Tổng cộng biến độc lập

47

-

-

-

33

-

(Nguồn: Tổng hợp kết quả chạy phân tích SPSS 20.0 của tác giả)

3.3.5.2. Kết quả kiểm định định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc

Hệ số cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “phát triển du lịch” là 0.842

>0.6 hệ số này thang đo có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của biến PT5 < 0.3. Loại biến PT5 của thang đo và thực hiện kiểm định lại.

Bảng 3.14: Kết quả phân tích độ tin cậy khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha


STT


Biến phụ thuộc

Số lượng biến ban đầu

Giá trị Cα ban đầu

Các biến bị loại

Các biến được lựa chọn

Số lượng biến còn lại

Giá trị Cα cuối cùng

1

Phát triển bền vững du lịch

6

.842

PT5

PT1, PT2,

PT3, HT4, PT5

5

.870

(Nguồn: Tổng hợp kết quả chạy phân tích SPSS 20.0 của tác giả)

Sau khi loại biến và thực hiện kiểm định lại hệ số cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “phát triển du lịch” là 0.870 >0.6 hệ số này thang đo có ý nghĩa.

Hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt. Như vậy, khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo “phát triển bền vững du lịch” có 5 biến quan sát thỏa mãn yêu cầu do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo. (Kiểm định chi tiết xem tại phụ lục: 1)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023